Muốn thành công ở độ tuổi 30: Mỗi ngày hãy tăng 1% sự dũng cảm từ thuở đôi mươi
Tăng sự dũng cảm mỗi ngày là một trong 15 điều bạn cần làm ngay hôm nay để có thể gặt hái thành công ở tuổi 30. Ngoài ra, bạn cần làm những điều khó khăn trước, ngừng ghen tỵ và xây dựng từ những thói quen nhỏ nhất.
- 05-08-20168 điều những người thành công làm trước bữa sáng
- 03-08-20164 thói quen "máu thịt" giúp Jeff Bezos - tỷ phú giàu thứ ba thế giới - thành công
- 29-07-2016Nếu vẫn còn độc thân, đừng buồn: Những người một mình dễ đạt được thành công hơn
- 29-07-2016Những thói quen chỉ có ở người không thành công, bạn thấy mình trong đó không?
- 29-07-2016"Chỉ đọc sách KHÔNG BAO GIỜ giúp bạn thành công hay trở nên giàu có"
Hãy dũng cảm lên 1% mỗi ngày
Mọi người đều có nỗi sợ hãi riêng – đó là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng nó như tảng đá vô hình níu chân chúng ta lại khiến bản thân mỗi người không thể đạt được hay vươn tới mục tiêu.
Nếu bạn muốn thành công trong độ tuổi 30, hãy xác định những nỗi sợ hãi của bản thân và từng bước chinh phục chúng. Không gì là không thể.
Chấp nhận bản thân hoàn toàn
Đừng tự dìm bản thân xuống bởi những giọt nước mắt yếu đuối và tự ti. Mỗi người sinh ra đều là một món quà và bạn cũng vậy.
Hầu hết mọi người đều nhìn vào những thứ tiêu cực, nhưng đó là quan điểm hoàn toàn sai. Sự thiếu sót đôi khi lại trở thành điểm mạnh lớn nhất của bạn.
Mạo hiểm nhiều, phần thưởng sẽ cao hơn
Sau 30, nếu bạn “lắng” xuống, sẽ rất khó khăn để làm điều này. Do đó, bạn nên mạo hiểm ngay từ khi còn đôi mươi.
Đừng làm hai việc cùng một lúc.
Đừng “đứng núi này trông núi nọ” hay “tham công tiếc việc” mà làm một lúc hai công việc, bởi sự phân tâm sẽ kéo hiệu quả xuống một cách thảm hại.
Đơn giản, chỉ cần tập trung vào một công việc, cơ hội thành công sẽ tăng lên đáng kể.
Làm điều khó trước
Càng bắt đầu thực hiện từ những điều khó trước, bạn càng nhận ra, có rất nhiều việc bản thân thực sự có thể làm.
“Vạn sự khởi đầu nan”, khi hoàn thành những công việc khó khăn, những việc còn lại đối với bạn chỉ như hạt cát mà thôi.
Ngừng ghen tỵ
Nếu ai đó làm việc chăm chỉ và nhận được kết quả cao, họ hạnh phúc là đương nhiên, cớ sao bạn phải ghen tị?
Họ cũng chỉ ra cho bạn thấy, có làm - mới có hưởng, có nỗ lực - mới có thành công. Tuy nhiên, không nên lặp lại cách thức của họ, bạn cũng có thể làm những điều đó nhưng theo cách thức riêng của bản thân.
Xây dựng từ những thói quen nhỏ
Chúng ta đều biết, những thói quen tốt góp phần không nhỏ tới thành công, là ranh giới để mỗi người phân biệt được hai khái niệm thành công và tham vọng. Thật không may, hầu hết chúng ta đều quá lười biếng để tự hình thành những thói quen tốt. Bí quyết là hãy tạo cho mình những thói quen nhỏ nhất mỗi ngày.
Nói chuyện với người già
Nhiều người cho rằng, việc này không quan trọng, nhưng thực chất lại hoàn toàn khác. Gary Vaynerchuk - giám đốc điều hành và đồng sáng lập VaynerMedia luôn thực hiện thói quen này.
Theo Gary, điều này giúp ông có thêm quan điểm về cuộc sống, xây dựng mục tiêu và những giấc mơ cho riêng mình. Lắng nghe những lời khuyên chân thành từ lớp người đi trước giúp bạn nhận ra, bạn nên và không nên làm gì và những tư vấn giàu kinh nghiệm của họ sẽ là vô giá.
Giảm thiểu phiền nhiễu
Thế giới này, có quá nhiều lựa chọn và nó vô tình làm rối tung mọi thứ. Nếu muốn thành công, bạn phải “cắt giảm” lựa chọn, chi tiêu - sử dụng ít hơn và ngừng lãng phí. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào công việc.
Có một người cố vấn
Người cố vấn có thể dẫn bạn đi đúng hướng và đúng theo lịch trình. Không nhất thiết phải là cố vấn chuyên nghiệp, có thể là một thành viên trong gia đình của những người đã thành công, hoặc một người bạn lớn tuổi; miễn là bạn tin tưởng họ.
“Yêu thương” sự nhàm chán
Công việc đôi khi khiến bạn cảm thấy quá khó khăn. Khi trời lạnh hoặc rét, bạn càng thấy công việc trở nên nhàm chán gấp bội và động lực để làm việc bỗng nhiên tan biến đi đâu hết.
Vậy nên, bạn cần rèn “đạo đức” công việc – có trách nhiệm và hoàn thành, đây là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công sau này. Đừng né tránh khó khăn, hãy dựa vào nó để tạo ra động lực.
Làm các dự án phụ
Nếu bạn không thể từ bỏ một công việc ổn định, vậy thì đừng làm vậy. Bạn có thể nhận thêm các dự án phụ để cải thiện “ngân sách” và kinh nghiệm. Biến công việc thành thói quen mỗi ngày, thay thế cho những thói quen nhàm chán trước đó.
Kiểm soát tài chính cá nhân
Kiếm soát tài chính ở độ tuổi 20 khá khó khăn. Đó có thể là điều tồi tệ nhất lúc bấy giờ nhưng bạn cần làm nếu muốn thành công. Trả hết các khoản nợ cá nhân và tự rút ra cũng như học hỏi các kinh nghiệm quản lý tài chính thông minh.
Dừng để kiểm tra sự tiến bộ
Làm việc hết công suất để đạt được mục tiêu chưa hẳn lúc nào cùng tốt. Đôi khi, bạn nên dừng lại, để kiểm tra mình làm được những gì, đang đi đúng hướng hay không. Đó là lý do tại sao bạn cần phải nghỉ ngơi.
Dừng lại và hít thở cho phép bản thân tái tập trung và có cái nhìn toàn diện hơn về mục tiêu của mình.