Nghề ngân hàng - trong cái khó ta có niềm vui
Tôi cảm thấy khoản lương mình nhận được so với khối lượng công việc là chưa xứng đáng. Tôi cũng đã đi nộp đơn tại một hai ngân hàng khác mà tôi cho là tốt hơn...
- 14-08-2017Nghề ngân hàng không có những phép thử
- 14-08-2017Nghề ngân hàng: Còn đó ánh hào quang
- 12-08-2017Nghề ngân hàng – Đậm “mùi tiền” mà “tình” cũng không thiếu
LTS: Từ nay đến 30/9/2017, CafeF phối hợp với Báo điện tử Trí thức trẻ tổ chức cuộc thi viết "Nghề Tài chính - Ngân hàng: Thử thách và Vinh quang" nhằm tôn vinh những giá trị đẹp mà nghề đem lại, phê phán những điều chưa đẹp đồng thời truyền cảm hứng cho những người mới vào nghề.
Ngay bây giờ, quý độc giả đang công tác, học tập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có những câu chuyện muốn chia sẻ, hãy gửi bài cho chúng tôi qua địa chỉ: nghecuatoi@cafef.vn. Các bài dự thi được lựa chọn đăng tải sẽ được nhận nhuận bút cùng với cơ hội đoạt giải thưởng lên đến 30 triệu đồng trong gói giải thưởng trị giá 100 triệu đồng.
Dưới đây là bài dự thi của bạn Nguyễn Hoàng Lê Khanh - nhân viên của ngân hàng SaigonBank CN Bình Chánh.
-------------------------------------------------
Tôi bắt đầu đến với nghề Ngân hàng vào thời điểm cuối năm 2007. Là một sinh viên mới ra trường với chuyên ngành kế toán kiểm toán nhưng lại đi làm tín dụng trong tôi cảm thấy thật mạo hiểm. Tuy nhiên chưa kịp định hình công việc tôi đã bị cuốn theo vòng xoáy của nó.
Thời điểm đó, ngành kinh doanh bất động sản đang vào giai đoạn hưng thịnh, ngân hàng chưa đánh giá hết được rủi ro trong tương lai nên cứ tiếp tục bơm vốn vào cho các khách hàng có mục đích mua bán nhà đất. Cuốn quy trình cho vay tôi chưa kịp đọc đến trang cuối cùng thì đã phải theo các anh chị trong phòng đi thẩm định khách hàng và thực hiện nghiệp vụ cho vay.
Ngày đó, việc cấp tín dụng cho khách hàng diễn ra liên tục, có những buổi sáng tôi phải đi công chứng và giải ngân cho 6 khách hàng một lúc. Cũng vì vậy mà nghiệp vụ tín dụng của tôi tiến bộ rất nhanh.
Tuy nhiên, cuộc sống đã luôn không dễ dàng như đúng quy luật vốn có của nó. Bước qua giữa năm 2008, lĩnh vực kinh doanh bất động sản bắt đầu bước qua giai đoạn lao dốc đi xuống. Chúng tôi bắt đầu chứng kiến những thất bại nghiệt ngã của khách hàng. Khách hàng phải bán xe, bán nhà để trả nợ vay, công ty bên bờ vực phá sản, gia đình tranh chấp, vợ chồng ly dị...
Chúng tôi cũng bắt đầu quen dần với tình trạng nợ quá hạn của khách hàng và công tác đi đòi nợ. Nếu như trước đó, khách hàng chỉ cần có quá hạn lãi một ngày thì sẽ là cái gì đó rất ghê gớm, thì bấy giờ chỉ là sự chai lỳ và hứa hẹn suông.
Suốt thời gian đó đến năm 2013 tôi rơi vào trạng thái vô định, khách hàng tốt lần lượt ra đi do sự lôi kéo, cạnh tranh lãi suất của ngân hàng bạn. Khách hàng quá hạn phát sinh nhiều nhưng xử lý không được bao nhiêu.
Tôi không biết mình phải làm gì và tương lai sẽ ra sao. Tôi cảm thấy khoản lương mình nhận được so với khối lượng công việc là chưa xứng đáng. Tôi cũng đã đi nộp đơn tại một hai ngân hàng khác mà tôi cho là tốt hơn nhưng đến vòng phỏng vấn không thành công và thói quen ngại thay đổi nên đã không quyết tâm.
Đến tháng 4/2013, tôi gặp anh, Giám đốc cũ của tôi về hưu nên anh được điều động về để thay và cũng về để xử lý nợ xấu. Anh là người có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, xuất phát từ Hội sở, đi thành lập gây dựng 3 Chi nhánh ở tỉnh, về giữ vị trí Giám đốc ở một chi nhánh ở thành phố rồi mới qua Chi nhánh tôi.
Trong một lần trò chuyện anh đã nói với tôi rằng "nếu em đã xác định theo nghề ngân hàng rồi thì phải sống chết với nó, phải có định hướng cụ thể cho công việc và làm bài bản". Tôi đã suy nghĩ nhiều về câu nói của anh và may mắn tôi được giao xử lý gần như toàn bộ nợ quá hạn của chi nhánh.
Với sự tập trung, lăn xả đeo bám khách hàng, cũng như sự chỉ đạo quyết liệt của anh mà tôi đã xác định được hướng đi và có những trải nghiệm mới về xử lý nợ.
Một mặt chúng tôi sử dụng Toà án để gây áp lực, mặt khác tôi phải tiếp cận khách hàng để nắm rõ tình hình cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Khoản nợ xấu đôi lúc tôi cảm thấy cũng như một món hàng, nếu ra giá hợp lý khách hàng sẽ mua lại. Có nhiều trường hợp, tôi đã liều lĩnh đưa ra mức miễn giảm mà trước đây chúng tôi chưa có tiền lệ, mức miễn giảm mà khách hàng cảm thấy có lợi và hợp tác. Rất may chúng tôi đã thuyết phục được cấp trên đồng ý và vụ việc đã có kết quả tốt. Cũng có trường hợp khách hàng bàn giao nhà cho chúng tôi bán thu hồi nợ, chúng tôi lại phải tìm người mua, nhưng trước đó đã phải bỏ chi phí ra để sửa chữa lại ngôi nhà để bán cho được giá để thu đủ nợ vay.
Và trải nghiệm ấn tượng nhất đối với tôi là khai thác được mối quan hệ của một khách hàng quá hạn với sếp lớn ngân hàng bạn. Chúng tôi đã được ngân hàng bạn qua mua lại món nợ xấu. Một món hàng quá đát và đấy xương xẩu. Người mua miễn cưỡng phải mua, người bán được thì vui không thể tả. Phi vụ quá thành công vì chúng tôi đã thu được đầy đủ khoản nợ quá hạn tương đối lớn.
Đến nay tình hình nợ xấu của ngân hàng chúng tôi đã về mức an toàn. Tôi lại tập trung cho mục tiêu tăng trưởng tín dụng của chi nhánh. Hi vọng tôi lại có được những trải nghiệm mới và kết quả thành công.
Trí Thức Trẻ
- Trao giải cuộc thi viết Nghề Tài chính Ngân hàng: Thử thách và Vinh quang
- Thông báo Giải thưởng cuộc thi viết “Nghề Tài chính Ngân hàng: Thử thách và Vinh quang”
- 20 tác phẩm lọt vào vòng chung kết cuộc Thi viết “Nghề Tài chính Ngân hàng: Thử thách và Vinh quang”
- Từ hình ảnh ngày hội từ thiện, tôi quyết tâm theo đuổi nghề ngân hàng và vinh quang đã đến sau những nỗ lực không ngừng nghỉ
- Sinh viên “khởi nghiệp” ngân hàng