Người bình thường thất bại vì lười biếng; người tài năng thất bại vì tự mãn: Muốn đứng vững trong cuộc đời phải nằm lòng 5 điều đắt giá này
Nếu cứ giữ sự tự mãn và không có nguyên tắc sống, bạn sẽ không chỉ mất đi sự giúp đỡ của người khác mà ngay cả cơ hội tiến lên cũng không còn.
- 14-05-20195 việc nhỏ người giàu thường làm để ngày càng giàu lên, 5 thói quen người nghèo khó bỏ nên "nghèo vẫn hoàn nghèo"
- 14-05-2019Cuộc sống là một hành trình dài, muốn thành công bạn phải hành động: Đừng bao giờ quên 10 "nền tảng" cơ bản giúp bạn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình
Ai cũng có thể gặp thất bại trong cuộc đời. Nếu muốn "tái xuất ", bạn không chỉ cần làm việc chăm chỉ mà còn phải tuân thủ những nguyên tắc của cuộc sống và của một con người.
1. Đừng vội vàng đến nơi mọi người đang ganh đua, dù nơi đó mang lại nhiều lợi nhuận thế nào chăng nữa
Khi bạn vừa thất bại, đang rối bời với nợ nần, đó là thời gian dễ bị tổn thương nhất. Nếu bạn vẫn phải cạnh tranh với người khác, thì chỉ là "lấy trứng chọi đá", và cuối cùng sẽ gặp phải thảm cảnh bị người khác giẫm đạp. Ngay cả nhìn thấy một cơ hội tốt để đổi đời, nhưng chưa chuẩn bị đủ sức mạnh cạnh tranh với người khác, bạn chỉ có thể học cách buông tay và chờ khi năng lực hồi phục trở lại.
Lời nói của một người nghèo sẽ chẳng ai coi trọng; khi anh ta trở nên giàu có, bất kỳ lời nói nào cũng là "chân lý". Khi chưa đủ năng lực, đừng vội ganh đua với người khác. Tập trung vào mục tiêu của bạn và nỗ lực đạt được nó. Đó chính là các gìn giữ sức lực và trở nên mạnh mẽ để có được những thứ thực sự thuộc về bạn.
2. Đừng bỏ qua công trạng của người khác vì một chút thiếu sót, đừng quên ân huệ của người khác vì một chút ác cảm
Ảnh minh họa: Vũ Tuấn Anh.
Khi bạn mắc nợ, khi bạn cần sự giúp đỡ của người khác, nếu như vẫn đang kén cá chọn canh vào lúc này, thì xin lỗi, những người khác sẽ không giúp bạn mà sẽ dần dần xa lánh bạn.
Cần phải hiểu rằng: Mọi người giúp bạn vì tình cảm, không phải vì bổn phận. Đừng coi sự giúp đỡ của người khác là điều hiển nhiên, hãy học cách biết ơn họ. Khi những người tương tác với bạn biết rằng bạn là một người "biết tri ân", họ sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn, để bạn trở thành bạn bè tương lai của họ và có thể song hành cùng nhau.
Khi bạn mắc nợ, đừng phàn nàn về xã hội, đừng nhìn vào bất cứ điều gì cũng không vừa mắt. Nợ nần của bạn không phải lỗi của người khác, đó là trách nhiệm ủa chính bản thân bạn. Nếu bạn phàn nàn quá nhiều, nó sẽ tạo ra cảm giác cho mọi người rằng bạn đang ghen tị với người khác và dẫn tới sự chán ghét của những người xung quanh.
Bạn nên biết cách ca ngợi những ưu điểm của người khác khéo léo. Khi nói những lời tốt đẹp, có nghĩa là bạn đã để lại ấn tượng tốt và những người xung quanh sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn khi khó khăn.
3. Đừng cười cợt khuyết điểm của người khác để che giấu khuyết điểm của chính mình
Người ta nói: “Đánh người không đánh mặt, nói với người không nói chỗ yếu”. Có những lúc nói năng phải có chừng mực. Nếu bạn luôn luôn nói rằng những người khác là xấu, là ác thì bạn đang "tự chôn" bản thân mình.
Khi bạn mắc nợ, bạn nên nhìn nhận bản thân, biết khuyết điểm của mình ở đâu, điểm mạnh của bạn ở đâu, và sau đó khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh. Nếu bạn vẫn không nghĩ về sự ăn năn, chỉ nhìn chằm chằm vào những thiếu sót của người khác, luôn tìm kiếm lý do thất bại từ người khác hoặc thực tế xã hội, thì không có thành công nào trong suốt quãng đời còn lại của bạn.
Khi bạn mắc nợ, bạn phải khiêm tốn. Mượn điểm mạnh của người khác và để bản thân tận dụng nó như là một động lực. Người khiêm tốn là hạ thấp thái độ sống, làm việc chăm chỉ và luôn học hỏi từ người khác để có thể đứng lên sau thất bại.
4. Lợi ích cần phải được chia sẻ, mưu sự phải dựa vào người có tầm nhìn, chính kiến
Nếu không may thất bại trong sự nghiệp, đừng nản chí. Khi bạn không bỏ cuộc, mọi thứ nhất định sẽ có sự cải thiện. Lúc này, đừng quá ích kỷ. Nếu bạn chỉ biết tư lợi cho bản thân mình, những xung quanh sẽ cảm thấy rằng không có gì đáng để liên kết với bạn, bạn sẽ mất mạng lưới những người có thể hỗ trợ công việc của mình.
Khi bạn đang mất phương hướng, bạn cần sự hỗ trợ về ý tưởng và kinh nghiệm của người khác. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều ý kiến, mọi thứ trở thành một mớ hỗn độn và càng làm bạn bối rối hơn. Do đó, bạn phải phân biệt giữa đúng và sai, những người thực sự sẵn sàng giúp đỡ bạn, đồng thời học cách phát triển tương lai của riêng mình, để tránh đường vòng.
5. Đừng vì lười biếng mà thất bại, đừng vì tự mãn mà không thể đứng lên
Bạn có thể là người rất tài năng, cũng có thể chỉ là người bình thường. Nhưng dù thế nào, bạn nên hiểu rằng "một người càng tự giác thì càng thành công; càng kín đáo thì càng đi xa". Cho dù là một người tài năng, bạn vẫn cần phải kiên trì học hỏi và tích lũy kiến thức để chuẩn bị mọi tình huống trong sự nghiệp. Đừng bao giờ khoe khoang, đừng tự cao tự mãn. Một người càng thể hiện điều gì, thì càng dễ mất đi điều đó. Khi thể hiện bản thân, có thể bạn sẽ nhận được những tiếng vỗ tay, nhưng bạn cũng có thể dần đánh mất bản thân mình trong sự tự mãn.
Kỷ luật tự giác là bắt đầu từ những thứ xung quanh bạn: đi ngủ sớm, dậy sớm, đọc một cuốn sách nhỏ mỗi ngày, làm việc chăm chỉ, giữ thái độ tốt... Khi bạn có thể tự giác “mười năm như một ngày”, khả năng thành công là rất lớn.
Dù trong hoàn cảnh nào, thành công hay thất bại, sự khôn ngoan là không thể thiếu. Bạn phải luôn hiểu rằng cuộc sống luôn có những thăng trầm. Điều quan trọng là dù vấp ngã, mất phương hướng cũng đừng bao giờ chấp nhận buông tay. Hãy tự đứng lên và tiếp tục chiến đấu để lấy làm lại sự nghiệp, cuộc sống của mình. Muốn trở thành người thành công, trước hết phải học cách làm người và biết cách làm người.
Trí Thức Trẻ