MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người Việt lạc quan về tình hình tài chính của mình hơn cả người Singapore

Theo khảo sát của Nielsen, 82% người Việt đang cho rằng tình hình tài chính của họ khả quan hơn, cao nhất Đông Nam Á, xếp trên Singapore, Malaysia.

Người tiêu dùng Đông Nam Á “chuộng” hàng cao cấp

Báo cáo mới nhất của Nielsen cho biết người tiêu dùng (NTD) ở khu vực Đông Nam Á ngày càng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn và chính điều này đang tạo nên làn sóng nhu cầu về các sản phẩm cao cấp, đặc biệt là các sản phẩm trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCGs).

"Doanh số của các sản phẩn thuộc phân khúc cao cấp đang tăng trưởng với tốc độ chóng mặt", Nielsen cho biết.

Cụ thể, chỉ trong khoảng thời gian từ 2012 – 2014, các phân khúc cao cấp ở khu vực Đông Nam Á đã tăng tưởng 21%, cao gấp đôi so với dòng sản phẩm phổ thông và giá rẻ (8% và 10%, theo thứ tự tương ứng), theo báo cáo “Cao Cấp Hóa” (Premiumisation) mới được công bố bởi Nielsen, công ty đo lường hiệu quả hoạt động toàn cầu.

“Hoàn toàn không có nghi ngờ gì khi nói rằng các sản phẩm ở phân khúc phổ thông đang chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á, nhưng chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi rõ rệt của tầng lớp trung lưu trong khu vực khi họ tăng chi tiêu cho các nhãn hàng cao cấp nhiều hơn.

Hiện tượng này chính là động lực thúc đẩy các nhà sản xuất “cao cấp hóa” các sản phẩm của mình bằng cách đầu tư cải tiến sản phẩm và cung cấp với mức giá cạnh tranh hơn”, ông Nguyễn Anh Dũng, Trưởng Bộ phận Dịch vụ đo lường bán lẻ, Nielsen Việt Nam đưa ra nhận định.

Người Việt lạc quan nhất khu vực về tình hình tài chính

Nielsen cho biết mức thu nhập đóng một vai quan trọng trong việc NTD cảm nhận như thế nào về khả năng chi tiêu của họ.

Theo đó, báo cáo của công ty này chỉ ra phân nửa (68%) NTD ở khu vực Đông Nam Á; với tỷ lệ cao nhất là Việt Nam (82%) và Indonesia (74%) nói rằng họ đang có tình trạng tài chính tốt.

Và những cải thiện về tình hình tài chính cho thấy khả năng chi tiêu sẽ tăng lên. Tại Việt Nam, 23% NTD nói rằng họ sẵn sàng chi tiêu một cách thoải mái. 51% NTD khác thì cho rằng họ có thể mua những thứ mà họ muốn; trong khi đó 26% lại nói rằng họ chỉ đủ tiền để trang trải có nhu cầu cơ bản của cuộc sống (sinh hoạt phí).

Điều này cũng diễn ra tương tự ở Indonesia và Singapore. Tuy nhiên, tình hình lại không được tích cực ở Philippines và Malaysia.

Nam Dương

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên