MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhiều thuận lợi để phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế trong năm nay

Diễn biến trên thị trường tiền tệ thế giới đang tạo thuận lợi để Chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế với lãi suất hợp lý.

Nhận định được Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đưa ra về báo cáo chuyên đề nợ công.

Vay nợ nước ngoài của Chính phủ sẽ tăng lên khi Chính phủ triển khai kế hoạch phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế trong năm 2016.

Số liệu thống kê cho thấy trong năm 2015 vay nợ nước ngoài của Chính phủ chiếm 24,5%GDP, thấp hơn so với mức vay nợ trong nước là 25,8%.

Như vậy, nếu kế hoạch phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế được thực hiện thành công trong năm 2016, vay nợ nước ngoài sẽ được đẩy lên mức cao, chiếm 26%GDP, xấp xỉ mức vay nợ trong nước là 26,3%GDP.

Theo đó, việc tăng phát hành trái phiếu quốc tế và dự kiến vốn ODA giải ngân đạt khoảng 5 tỷ USD, có thể làm tăng mạnh dư nợ nước ngoài của Chính phủ trong năm 2016, dự báo đạt khoảng 181.000 tỷ đồng, so với khoảng 86.000 tỷ đồng trong năm trước đó.

Như vậy, BVSC tính toán nợ nước ngoài sẽ chiếm khoảng 56% tổng dư nợ tăng tăng thêm của Chính phủ trong năm 2016, tương đương 321.000 tỷ đồng. Còn lại là các khoản vay nợ trong nước của Chính phủ.

Riêng với 3 tỷ USD trái phiếu sẽ được phát hành, dự tính có thể sẽ sử dụng 750 triệu USD được dùng để đảo nợ cho khoản nợ trái phiếu phát hành vào năm 2005.

Theo nhận định của BVSC, hiện những diễn biến trên thị trường tiền tệ thế giới gần đây đang hậu thuẫn cho Chính phủ đấy mạnh tiến trình này. Dẫn chứng, kết quả cuộc họp tháng 3/2016 của FED đã làm giảm áp lực tăng lãi suất USD vào cuối năm khi hạ lãi suất mục tiêu từ 1,4% trong dự báo trước đây xuống 0,9%.

Do vậy, Chính phủ có nhiều thuận lợi để phát hành trái phiếu quốc tế với lãi suất hợp lý. Việc đẩy mạnh phát hành trái phiếu quốc tế trong năm nay một phần cũng nhằm làm giảm nhu cầu phát hành trái phiếu trong nước, tránh gây sức ép quá lớn lên mặt bằng lãi suất cho khu vực doanh nghiệp.

Áp lực nợ Chính phủ vẫn đang là bài toán lớn đặt ra. Liệu việc thu xếp các nguồn lực tài chính sẽ ra sao, khi vấn đề quản lý nợ công được ràng buộc chặt chẽ hơn và mục tiêu tăng GDP đặt ra là 6,5%-7% trong giai đoạn 2016-2020.

Theo BVSC, việc tăng cường kỷ luật tài khóa, gia tăng công tác quản lý và kiểm soát đối với các khoản chi từ ngân sách nhà nước là yêu cầu đầu tiên được đặt ra. Hiện tỷ trọng chi thường xuyên ở mức cao, chiếm đến 82% tổng chi trong năm 2015, tăng mạnh so với tỷ lệ 69% trong năm 2010.

Do đó, việc tăng lãi suất cho các khoản vay từ ngân sách nhà nước sẽ là một giải pháp quan trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Đồng thời, đẩy mạnh sự tham gia của khu vực tư nhân và các nhà đầu tư nước ngoài trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công. Nghị định số 15/2015/NĐ- CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là nền tảng pháp lý quan trọng nhằm thu hút các nguồn lực tài chính ngoài nhà nước tham gia, spmg Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện luật lệ và cơ chế.

Đẩy mạnh vay nợ trực tiếp, thu hẹp các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và các khoản vay của Chính quyền địa phương. Tái cơ cấu lại các khoản nợ và tạo lực cầu mới cho kênh trái phiếu để giảm chi phí lãi vay....

An Ngọc

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên