Quá nhiều ý tưởng, quá nhiều mục tiêu đề ra nhưng không bao giờ hoàn thành bất cứ điều gì, đây là chìa khóa giúp bạn giải quyết vấn đề
Bạn từng đạt ra rất nhiều mục tiêu, có rất nhiều ý tưởng cho tương lai, nhưng đa số chúng đều bị bỏ dở bởi rất nhiều lí do? Có lẽ bạn đã mắc phải căn bệnh mà 92% người trên thế giới mắc phải: Bệnh trì hoãn.
- 31-10-2018Chỉ vì thứ này mà cuộc họp vốn đã nhàm chán lại càng trở nên dài lê thê: Từ sếp đến nhân viên đều nên tránh!
- 31-10-2018Chiêm nghiệm đáng suy ngẫm của nữ doanh nhân đi lên từ nghèo khó, 2 lần tay trắng vì bị phản bội: "Bớt những sân si và toan tính mưu mô, gương mặt con người cũng tự trở nên tươi tắn, an bình"
Bạn sẽ làm gì khi bạn bị choáng ngợp với quá nhiều ý tưởng? Bạn bỏ dở chúng hay bạn sẽ hoàn thành tất cả những gì mà mình bắt đầu?
Việc bạn có quá nhiều ý tưởng và đặt ra nhiều mục tiêu - viết, tập thể dục, đọc nhiều hơn, thức dậy sớm, vân vân và vân vân — là một nhiệm vụ khó khăn. Bạn sẽ bắt đầu với sự háo hức và phấn khích nhưng dễ dàng kết thúc bằng sự trì hoãn và cuối cùng là chẳng hoàn thành được bất cứ điều gì.
Đây là nghịch lý của sự lựa chọn. Nhiều lựa chọn hơn thường dẫn đến ít hành động hơn. Càng có nhiều ý tưởng và mục tiêu chúng ta theo đuổi, thì càng ít có khả năng bạn sẽ tuân theo bất kỳ một trong số chúng. Và ngược lại.
Có nhiều cách giải thích khác cho lý do tại sao chúng ta không thể hoàn thành những gì mà mình bắt đầu: Thiếu thời gian, sợ thất bại, bị áp đảo bởi quá nhiều sự lựa chọn làm tiêu hao năng lượng và giảm sự phấn khích sau khi bắt đầu một dự án mới… Và kết quả là bạn có thể mắc phải thói quen trì hoãn mãn tính.
Dưới đây là 5 điều sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng bị choáng ngợp với quá nhiều ý tưởng và mục tiêu mà không biết bắt đầu từ đâu:
1. Chia nhỏ các mục tiêu, đặt ra các deadline ngắn hạn
Khi bạn càng bỏ nhiều thời gian để hoàn thành một nhiệm vụ, khả năng chúng ta trở thành nạn nhân của 'Luật Parkinson' càng cao. Điều đó có nghĩa là khi thời lượng làm việc tăng lên, thì hiệu quả công việc lại giảm xuống. Nếu thời gian dành cho một công việc ngắn hơn thì công việc đó cũng đơn giản và dễ giải quyết hơn.
Ví dụ: Nếu bạn có một tuần để hoàn thành nhiệm vụ ba giờ, theo luật của Parkinson, nhiệm vụ sẽ tăng về độ phức tạp và tiếp tục kéo dài trong suốt cả tuần. Cách tốt nhất để chống lại vấn đề này, là tạo ra các thời hạn deadline nhỏ hơn để buộc bạn hoàn thành nhiệm vụ trong một khung thời gian ngắn.
Hãy tạo danh sách các nhiệm vụ hàng ngày của bạn và ghi lại khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành từng nhiệm vụ một. Sau đó, cắt giảm thời gian của mỗi nhiệm vụ làm đôi. Mục đích để hoàn thành mỗi nhiệm vụ theo những thời hạn này.
2. Sử dụng quy tắc 80/20
Quy tắc 80/20 cho thấy rằng 20% của những gì bạn làm góp phần vào 80% kết quả bạn nhận được. Nói cách khác, mỗi nhiệm vụ bạn cần hoàn thành có thể được chia thành các hoạt động rơi vào hai nhóm hai mươi hay tám mươi phần trăm.
Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là tập thể dục nhiều hơn và giảm cân, thì các bài tập - 20%, như chạy nước rút cường độ cao - sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm cân - 80%.
Điều quan trọng là để thử nghiệm, khám phá và tập trung thời gian và năng lượng của bạn vào các hoạt động hai mươi phần trăm, mang lại lợi nhuận cao nhất. Bằng cách này, bạn có thể tạo ra nhiều giá trị hơn bằng cách làm ít hơn - và trong thời gian ngắn hơn.
3. Tin tưởng hơn vào bản thân mình
Thông thường, chúng ta ngần ngại bắt đầu và hành động theo ý tưởng, vì sợ thất bại, sợ bị từ chối và do tự nghi ngờ năng lực bản thân. Bạn dành hàng giờ để nghiên cứu và lập kế hoạch hành động, nhưng khi đến lúc bắt đầu lại không hề tuân thủ kế hoạch.
Trong cuốn sách Blink: Sức mạnh của tư duy không suy nghĩ, nhà báo và tác giả nổi tiếng thế giới, Malcolm Gladwell, đã khẳng định rằng khi bạn nhanh chóng đưa ra các phán quyết trong vài giây sẽ đem lại kết quả tốt hơn hẳn một kế hoạch thận trọng.
Nếu bạn không chắc phải làm gì tiếp theo hoặc làm thế nào để thực hiện ý tưởng của mình, hãy dành sự tin tưởng cho bản thân và hành động theo ý nghĩ đầu tiên vụt qua tâm trí của bạn, bởi vì có thể bạn đang đi đúng hướng.
4. Phát triển thói quen hoàn thành công việc
Nhiều người thường nắm vững cách thức bắt đầu, nhưng ít người đã xây dựng thói quen hoàn thành công việc. Sự khởi đầu, bao giờ cũng dễ dàng và đầy hứng khởi, nhưng phần lớn các kết quả chúng ta tìm kiếm, nằm ở vạch đích.
Quá trình xây dựng thói quen hoàn thiện, cũng giống như bất kỳ thói quen nào khác. Đầu tiên, bạn bắt đầu từ những việc nhỏ và xây dựng dần dần, với một kỳ vọng hợp lý về việc phải mất bao lâu để hình thành một thói quen.
Sau đó, bạn có thể thực hiện các thay đổi để hoàn thành mọi việc mà mình đã đặt ra dễ dàng hơn.
5. Từ bỏ những mục tiêu bất khả thi
Trái với những quan niệm thông thường, những người thành công nhất thường là những người đã từng bỏ qua những mục tiêu lớn. Quan trọng là họ biết khi nào thì nên dừng lại và sau khi từ bỏ mục tiêu không phù hợp, họ có thể đặt ra những nhiệm vụ tiếp theo khả thi hơn.
Nhược điểm của việc dừng lại này là khi bỏ qua một mục tiêu thì đồng nghĩa với việc thời gian và công sức mà bạn đã sử dụng cho mục tiêu đó cũng trở nên vô nghĩa. Nhưng bù lại, bạn có thể giải phóng năng lượng để đầu tư vào những ý tưởng mới mẻ, bổ ích hơn.
Mayooshin