MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Canh bạc của nước Mỹ

08-01-2015 - 20:27 PM | Tài chính quốc tế

Mỹ cần mạnh mẽ hơn nữa trong việc thúc đẩy các Hiệp định tự do thương mại ở Thái Bình Dương.

400 năm trước, người Nhật đã tiến hành xúc tiến một hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương. Họ gửi một samurai tên là Hasekura Tsunenaga tới châu Âu, qua thành phố Acapula để đàm phán quyền thương mại trực tiếp với Tân Tây Ban Nha (hiện nay là Mexico). Một trong những điều kiện là phải được sự thông qua của giáo hoàng. Tuy nhiên, tại thời điểm đó việc các shogun đàn áp và giết hại người công giáo gây nên ấn tượng xấu khiến họ không thể hoàn thành hiệp định thương mại này.

Thập  kỷ vừa qua chứng kiến sự bùng nổ của các hiệp ước. Tuy nhiên, đa số chúng bị chi phối bởi quan hệ chính trị thay vì mục đích thúc đẩy tự do thương mại. Mỹ và Trung Quốc đang loay hoay giữa ba định hướng khác nhau sẽ định hình hoạt động thương mại ở khu vực Thái Bình Dương trong tương lai. Định hướng đầu tiên không bao gồm Trung Quốc trong khi định hướng thứ hai muốn loại bỏ sự tham gia của Mỹ. Định hướng thứ ba vẫn còn mờ mịt.

Tuy nhiên, cả ba định hướng trên đều hướng tới việc thành lập một tổ chức tương tự NAFTA (Hiệp ước tự do thương mại khu vực Bắc Mỹ). Trung Quốc hoàn toàn vắng mặt trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong khi đó Hiệp ước đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) cũng đang hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, nó chỉ bao gồm các quốc gia châu Á, Trung Quốc và có cả một số quốc gia đang tham gia đàm phán ở Hiệp định TPP.

"Giấc mơ" xa hơn của khu vực là tiến tới Hiệp định tự do thương mại khu vực châu Á Thái Bình Dương (FTAAP), hiệp ước bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc và có đặc điểm của cả hiệp định TPP và RCEP. Tháng 11 vừa qua, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh APEC với sự tham gia của 21 quốc gia tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã xây dựng một bản dự thảo mới về FTAAP trên khung ý tưởng có sẵn. Peter Petri và Ali Abdul-Raheem đưa ra ý kiến trong một văn bản thuộc Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương: "Gần 50 năm sau ngày ý tưởng này lần đầu tiên được đề xuất, nó đã được thảo luận trở lại do nghi vấn về mức độ hiệu quả của hai hiệp định RCEP và TPP, và sự bế tắc trong đàm phán thương mại toàn cầu nói chung."  

Các chuyên gia thương mại cho rằng TPP là hiệp định đáp ứng được nhiều kỳ vọng nhất trong ngắn hạn với sự tham gia chủ đạo của Mỹ và Nhật Bản cùng với Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico; New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Các quốc gia này đóng góp 40% vào tổng GDP toàn cầu, do đó trở thành Hiệp định tự do thương mại có tiềm năng lớn nhất của Mỹ (FTA). Chính quyền ông Obama cho rằng nó sẽ được bổ sung hoàn hảo bằng một số cam kết "tham vọng" hơn với khu vực EU.

Mỹ đã từng ký kết các Hiệp định tự do thương mại (FTA) với 6 quốc gia có tham gia đàm phán TPP (gần đây nhất là với đối tác quan trọng - Nhật Bản). Tuy vậy, TPP không chỉ nhằm giải quyết các hàng rào thuế quan. Nó cũng là biện pháp để đạt được sự đồng thuận trên các vấn đề khó khăn như quyền sở hữu trí tuệ, dịch vụ, mua sắm công, thị trường lao động và các tiêu chuẩn môi trường. Nếu đối tác muốn bao gồm thêm các điều kiện kinh tế, ví dụ như ở thị trường lao động giá rẻ như Việt Nam hay Malaysia, quá trình đàm phán sẽ trở nên phức tạp hơn. Khi Nhật Bản, với thái độ "thiên vị" người nông dân nội địa, tham gia vòng đàm phán năm 2013, mọi chuyện dường như rơi vào bế tắc. Phải sau 19 vòng đàm phán liên tục, bản dự thảo cuối cùng mới được xác định. Các thành viên đều mong muốn vòng đàm phán sẽ kết thúc vào cuối năm nay, mặc dù cuối năm ngoái họ cũng đặt ra mục tiêu tương tự.

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được dẫn dắt bởi ASEAN có vai trò quan trọng trong việc đưa Trung Quốc và Nhật Bản lên cùng một bàn đàm phán. Hiệp định này tập trung chủ yếu vào mở cửa thương mại, tiếp cận thị trường mới và giúp hoàn thiện chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, có một vài yếu tố đang kéo lùi sự hội nhập của toàn khu vực, như nền kinh tế lớn nhưng "chậm chạp" Ấn Độ hay các thủ tục hành chính rườm rà ở khu vực ASIAN.
Hướng tới mục tiêu cao hơn

Đại diện bộ thương mại Mỹ cho biết các hiệp định TPP nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn lao động, tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, bao gồm các hoạt động kỹ thuật số "đảm bảo cung cấp internet miễn phí và tiện dụng". RCEP khó có thể giữ vững các thế mạnh trong tương lai. Trong khi đó, TPP hướng tới mục tiêu giảm thiểu tối đa các loại thuế. Ấn Độ được yêu cầu giữ mức thuế trong khoảng 40%, Trung Quốc thấp hơn một chút, các quốc gia khác được kỳ vọng sẽ có nhiều biện pháp "mạnh tay" hơn nữa.

Trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh APEC với sự tham gia của 21 quốc gia tại Bắc Kinh tháng trước, Mỹ và Trung Quốc không tránh khỏi bất hòa khi thảo luận về Hiệp định FTAAP do Trung Quốc đề cử. Ông Wang Showen, thứ trưởng Bộ thương mại Trung Quốc, hình dung TTP và RCEP như “hai bánh xe của một chiếc xe đạp”. Do đó, chính quyền của ông Obama tỏ ra vui mừng khi Trung Quốc không còn giữ thái độ thù địch với TPP như một “âm mưu đơn độc của Mỹ”. Tuy nhiên, thông tin nội bộ từ  hội nghị APEC cho biết chính phủ Mỹ phản đối dự thảo FTAAP của Trung Quốc vì cho rằng kế hoạch này hoàn toàn không khả thi. 

Hai quốc gia có ý tưởng hoàn toàn khác biệt. Cuối cùng, Mỹ đã nhượng bộ và muốn Trung Quốc tham gia TPP để làm cơ sở cho một Hiệp định tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương toàn diện và sâu rộng hơn. Tuy vậy, Trung Quốc tỏ ra khá miễn cưỡng khi xem xét các yêu cầu từ phía Mỹ liên quan đến quản lý doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và quyền truy cập Internet. Mặt khác, Trung Quốc vốn đã quen có “tiếng nói” trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực RCEP.

Messre Petri và Abdul-Raheem nhận thấy dù đi bằng con đường nào, thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng sẽ mang lại lợi ích to lớn. Tuy nhiên, họ cho rằng mô hình hợp tác TPP sẽ đem lại giá trị kinh tế lớn hơn khoảng 1.000 tỷ USD so với mô hình RCEP, như vậy sẽ phải mất một khoảng thời gian dài để thuyết Trung Quốc chấp nhận phương án này.

Nhiều chuyên gia ở Washington đồng quan điểm rằng vai trò lãnh đạo của Mỹ ở châu Á vẫn luôn hiện hữu. Michael Green đến từ Trung Tâm chiến lược và nghiên cứu quốc tế, cho rằng sự thất bại của TPP sẽ “phá hoại ấn tượng về trung tâm quyền lực của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương, và bước vào thời kỳ thoái trào.” Nhật Bản và Trung Quốc sẽ thoát khỏi kìm kẹp và áp lực cải cách kinh tế. Mireya Solís, một chuyên gia Nhật Bản đến từ Viện nghiên cứu Brookings Institution, cho biết đây sẽ là một “đòn nặng nề đối với uy tín của nước Mỹ”.

Tuy nhiên, khi đề cập tới Hiệp định TPP, ông Obama chủ yếu nhấn mạnh đảm bảo việc làm cho người dân Mỹ, hơn là mục tiêu củng cố sức mạnh quốc gia trên trường quốc tế. Ngài tổng thống cũng chưa bao giờ thể hiện thái độ cứng rắn hay bắt ép Quốc hội phải thông qua TPA. Ông và ông Abe vẫn còn thời gian để tiếp tục các vòng đàm phán thương mại. Tuy vậy, nếu muốn hoàn toàn thuyết phục và đưa Mỹ lên vị trí lãnh đạo xứng tầm trong khu vực Thái Bình Dương như những gì đã hứa hẹn, ông Obama cần có những biện pháp quyết liệt hơn.

Thảo Phương

huongnt

Economist

Trở lên trên