MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TÔI ĐẦU TƯ: Tôi đã biến 15 triệu đồng thành 2,5 triệu USD như thế nào? (Phần 1-Phần 2)

Thị trường giảm sàn hàng loạt trong 4 phiên liên tiếp làm tôi mất ăn mất ngủ. Sau đó thị trường tăng lại 3 phiên tôi bán hết những gì đang có, trả nợ ngân hàng và ghi nhớ margin trong đời. Cú giảm giá đó đã làm tôi tỉnh ngộ và sử dụng rất ít margin sau này.

Cuộc thi viết "TÔI ĐẦU TƯ"  đang ở giai đoạn khởi động. Chúng tôi đã nhận được một số bài dự thi của các tác giả từ khắp nơi gửi về. Rất mong quý độc giả, nhà đầu tư tiếp tục gửi bài viết tới chúng tôi!

Hôm nay chúng tôi xin gửi đến quý độc giả Bài dự thi "Tôi đã biến 15 triệu đồng thành 2,5 triệu USD như thế nào?". Bài dự thi này là Chương 1 trong chuỗi bài kể chuyện đầu tư của nhà đầu tư Võ Văn Trường cho quãng thời gian "15 năm +" đầu tư vào thị trường chứng khoán. Mời quý độc giả đón đọc.


Phần 2: Tôi đã biến 15 triệu đồng thành 2,5 triệu USD như thế nào?

Cứ như vậy đến 2006 khi tổng thống Mỹ vào đánh chiêng khai trương phiên giao dịch tại HOSE tôi biết sẽ có làn sóng đầu tư rất lớn vào Việt Nam. Lúc này tài sản của tôi đã lên được 500 triệu, không phải tiền lời chênh lệch giá mà chủ yếu do tăng trưởng của các công ty đem lại. Tôi bán hết tài sản này và bắt đầu chuyển sang ngắn hạn, đó là tinh túy mà William O’neil đã chứng tỏ được mình với cú đánh kiếm 2 triệu USD.

Lúc bây giờ ngân hàng cho vay thông qua số lượng cổ phiếu nắm giữ tại công ty chứng khoán, họ không biết và không kiểm soát được số chứng khoán đã vay rồi hay không. Tôi lập đi lập lại nhiều lần vay trong vòng mấy tháng vay được của một ngân hàng đến nhiều tỷ mà tài sản thực chỉ khoảng 600 triệu đồng.

Đến 2007 tài sản mỗi ngày tăng từ 2-3 tỷ đồng.

Nước ngoài đổ tiền nóng vào Việt Nam đến 2008 lên đến 17 tỷ USD mà với cái thị trường quá bé nhỏ, không có tài sản cổ phiếu để bán cho họ, chỉ có giá cao mới đáp ứng nổi nhu cầu quá lớn.

Rồi hậu quả của margin cao đã cho tôi bài học đầu tiên!

Thị trường giảm sàn hàng loạt trong 4 phiên liên tiếp làm tôi mất ăn mất ngủ. Sau đó thị trường tăng lại 3 phiên tôi bán hết những gì đang có, trả nợ ngân hàng và ghi nhớ margin trong đời. Cú giảm giá đó đã làm tôi tỉnh ngộ và sử dụng rất ít margin sau này.

Rồi, tôi lập quỹ giải trí cuối tuần. Một nhóm nhà đầu tư chúng tôi gồm 5 người lập một quỹ mỗi người góp 100 triệu đồng vào 2007, mục đích chính là ăn uống, tiêu xài sau mỗi cuối tuần hoặc bất kỳ khi nào. Số tiền này thống nhất mua cổ phiếu BMC, không ngờ thời gian ngắn BMC mang lại khoản lợi nhuận hơn 10 tỷ đồng. Mọi người bàn đem chia 5 và tôi không đồng ý, vì 4 người kia có gia đình và lớn tuổi, trong khi tôi trẻ nhất và không muốn chia, vì vậy sau khi bán BMC tôi quyết định để dùng tiêu xài, ai vắng mặt thì mất phần. Có lẽ đây là thời gian ở trên chiến thắng và không tốt gì cho lắm khi biết đến cảm giác tiêu tiền như nước cho đến hết số tiền đó. (BMC tăng giá từ 50k đến hơn 2,2 triệu tính theo phương pháp không chia tách, khi chia 1:2 xong giá BMC hơn 700k). Có thể nói đây là đại diện cho thời kỳ chứng khoán vàng son, mà trên thực tế các nước đều xảy ra, không riêng gì Việt Nam. BMC là cổ phiếu lịch sử của Việt Nam về tăng giá.

2007 thời kỳ của OTC, có ai đó nói rằng môi giới kiếm vài tỷ đồng trong một ngày chắc bạn sẽ không tin. Ngày nay môi giới sống nhờ lương và trung bình cũng chỉ và chục triệu tháng là cùng. Nhưng thời đó là có thật! Giá cổ phiếu OTC có lúc nóng hơn sàn niêm yết rất nhiều lần, ngân hàng Đông Á có lúc lên đến 220.000 đồng/CP, sự chênh lệch giá đến khủng khiếp hằng ngày và diễn biến theo rất sát với thị trường niêm yết. Một thị trường tràn ngập tiền mặt tại chỗ. Lý giải cho nó một lý do đó chính là thị trường niêm yết chưa làm cho nhà đầu tư thấy đã.

Khi chỉ thị 03 ra đời vào 2008 của NHNN nhằm kiểm soát vốn vay, đã làm mọi giấc mơ làm giàu tan biến. Tôi cũng bắt đầu bán tài sản đi, trả hết nợ ngân hàng. Tài sản lúc này vơi đi 30% những gì còn lại là hơn 44 tỷ tương đương 2,5 triệu USD.

Giai đoạn đầu tư này quá trình tìm hiểu đầu tư. Chỉ có một loại CTCP duy nhất dẫn tôi đến thành công đó chính là công ty tăng trưởng, chỉ có công ty tăng trưởng cao nhất mới bền vững và dẫn bạn đến đích mà không cần thiết trạng thái tâm lý của TTCK nói chung. Với xu thế thị trường nó thuộc về kỹ năng, kỹ xảo, sự nhạy bén, nếu có thêm yếu tố này sẽ giúp nhà đầu tư thành công nhanh hơn. Với quan niệm đầu tư không dựa vào nền tảng tăng trưởng của CTCP,  đầu tư ngắn hạn mang tâm lý nhất thời của thị trường, đầu tư không mang yếu tố chắc chắn từ CTCP thì sớm hay muộn dòng tiền đó sẽ mất dần đến bằng 0. Đầu tư dựa vào tỷ lệ margin cao cũng tương  tự với rủi ro thua lỗ, trắng tay.

Quá trình từ 2002 đến 2007 là một quá trình dài, thời đó ít công ty và xu thế ngắn hạn thường một chiều, CE và FL là hai trạng thái liên tục. Nhờ vào kỹ năng ngắn hạn thông qua công ty tăng trưởng nuôi mục tiêu dài hạn. Những cổ phiếu lúc bấy giờ tôi quan tâm là REE, SSI, VNM, STB sau này có SJS, BMP.

Mang  dấu ấn duy nhất về cái ngày định mệnh Lehman Brothers  sụp đổ lúc 8h tối theo CNN, tôi lập tức cá cược sàn OTC với CP MB (ngân hàng Quân Đội), hồi đó gọi là đánh bạc miệng. Sau này nhà nước dẹp bỏ. Tôi đã bán khống 50 tỷ MB chỉ một đêm, tỷ lệ thắng thua là 20%. Đúng sáng hôm sau dòng ngân hàng bắt đầu đổ dốc. Hôm đó tôi thu về 9,5 tỷ (môi giới 500 triệu). Đó là ngày bán khống duy nhất của tôi cho tới bây giờ. Đó cũng là cú đánh bạc mạo hiểm nhất của tôi. Nhà nước dẹp bỏ và có nhiều vụ nợ nần trên sòng MB này. Từ đó tôi cũng không quan tâm đến hình thức này nữa. Nếu nhà nước không dẹp bỏ chắc có cớ nào đó tôi cũng tham gia chớp nhoáng. Những ngày ấy mới thực sự là làm cho phố WALL của Việt Nam rất náo nhiệt. Sòng MB mang đến sự sôi động cả sáng đến chiều tối.

Nếu đầu tư vào VNM 2002 là 100 triệu đồng, thu nhập thu được tái đầu tư liên tục thì đến 2015 tổng tài sản là 17 tỷ đồng, SSI, REE, STB... thì cũng tầm 5-10 tỷ. Ngược lại nếu đầu tư vào doanh nghiệp ổn định, lợi nhuận hàng ngang như KHP những gì thu được chỉ là mười mấy % cổ tức hằng năm, và mức tăng trưởng rất thấp không đáng kể. Tính ra cũng chỉ bằng 1,5 lần lãi suất ngân hàng. Điều này cho thấy công ty tăng trưởng là quan trọng như thế nào.

Thị trường từ 2001 đến 2008 là thị trường một chiều, dễ đoán, dễ đầu tư, ít mã cổ phiếu và đa số là công ty chọn lọc, hơn nữa khi tăng giá thì đồng loạt và xuống giá cũng tương tự. Ngày ấy chỉ cần REE xanh là hầu hết các mã đều xanh, ngày nay không như vậy nữa. Một vài thông số có thể thay đổi rất lớn về giá trị, như NĐT nước ngoài họ đổ vào 18 tỷ USD thì thị trường tăng nóng thế nào? .

Bài học lớn thực tế của tôi trong giai đoạn này chỉ duy nhất mà margin mà tôi còn nhớ mãi cho đến hôm nay.

Với những ông chủ công ty họ đánh bóng giá trị doanh nghiệp chỉ trong nháy mắt. Nhờ vậy phát hành ra là bán sạch sẽ, cơn khát cổ phiếu dường như đẩy lên kịch tính vào 2007. Đổi giấy thành tiền với giá gấp 10 lần mệnh giá không phải là quá khó. Nhờ vậy có nhiều công ty niêm yết lớn ngày nay bắt nguồn từ nguồn vốn dồi dào đó. Cũng không ít công ty sụp đổ, kiệt quệ khi đi vào lĩnh vực đầu tư tài chính. Mà hậu quả của nó vẫn âm ĩ cho đến tận hôm nay.

Những hậu quả, hệ quả của thời kỳ lịch sử đó ảnh hưởng gì đến giai đầu tư của tôi tiếp theo ?

 

ck rich

Phần 1: 3 năm loay hoay tìm hướng làm giàu NHANH

Năm 1998 khi đang học lớp 12 tôi luôn mang theo mình một câu hỏi đó là làm sao "làm giàu NHANH NHẤT KHI MÌNH KHÔNG CÓ TIỀN?". Năm 1999 tôi từ quê bước vào đại học Kinh tế TP.HCM khóa 25 ngành quản trị kinh doanh.

Cũng chiếc xe đạp, cũng một giỏ sách, lang thang khắp Sài Gòn. Nơi thường xuyên tôi ngủ qua đêm nhất đó là Việt Nam Quốc Tự ở đường 3/2. Vẫn câu hỏi đó cần phải trả lời qua một năm vẫn không có lời giải.

Khi nghe tin tại Hong Kong, một nhà đầu tư mất trắng 2 triệu USD chỉ trong một đêm bởi một ngân hàng phá sản lúc bấy giờ (1999). Tôi bắt đầu đọc sách về đầu tư và tìm hiểu xem tại sao lại như vậy?.

Đến năm 2000 tôi cũng thuê trọ được chung với những người bạn, vẫn đọc sách đầu tư và tiếp tục đại học. Để nuôi sống bản thân tôi nảy ra một ý tưởng viết một CD phần mềm tập hợp kiến thức đại học cho sinh viên truy cập, thay vì mua sách với số lượng quá lớn, lượng tiền cũng rất lớn đối với sinh viên. Thay vào đó họ chỉ mua 2CD với giá 20.000 đồng. Đó là nguồn sống để tôi đi tìm lời giải cho câu hỏi kia. Biết bị đuổi học khi mới hết năm nhất do điểm trung bình dưới 4, tôi làm đơn xin tạm nghỉ học mang  đến tận tay Hiệu trưởng Tuyền (ĐH Kinh Tế TP.HCM) khi chưa có kết quả năm nhất với lý do đời sống quá cơ cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học và xin thầy cho cơ hội hoàn thành những môn không qua được khi vào học trở lại.

 

Những gì thế giới trải qua thì Việt Nam sẽ trải qua, đó là chân lý đi theo tôi tạm trong giai đoạn này. Tìm tòi những công ty sẽ thành công trong tương lai và mua cổ phần của họ. 

Tôi vẫn tiếp tục đọc sách về đầu tư, cái khó là lúc bấy giờ tài liệu tiếng Việt rất ít, toàn tiếng anh nên rất khó khăn trong việc tiếp cận kiến thức. Tôi tìm đến thạc sĩ về đầu tư tại Học Viện Ngân Hàng, theo các lớp học, tuy nhiên do không đủ tiền đóng nên thường xuyên bị đuổi ra ngoài. Một thời gian sau thầy cũng cho học vì tôi quá lì lợm (thầy Đặng Quang Gia). Trong giới đầu tư biết rất nhiều về thầy. Thời gian tạm nghỉ học đại học tôi tiếp tục theo đuổi các ngành khoa học khác như: tâm lý học 3 năm, suy nghĩ sáng tạo học, các ngành phát triển kỹ năng con người, kinh doanh…

Khi thị trường chứng khoán mở ra, cộng với kiến thức đầu tư tôi đọc được và tôi đã xác định đây là con đường duy nhất theo đuổi đến cuối đời mình. Mặc dù tôi đọc rất kỹ các nhà thành đạt lỗi lạc, nhưng tôi xem trọng và quý giá nhất là William O’neil dù ông ấy chỉ kiếm vài triệu USD trong sự nghiệp của mình, xem ông như là thầy và những gì liên quan tôi nghiên cứu rất kỹ đến từng chi tiết.

Lúc này tôi cân nặng chỉ còn 38kg, người chỉ còn xương với da chỉ vì một câu hỏi mà đến 3 năm mới trả lời được.

Mỗi ngày đọc 50 trang sách và quyết chí không bao giờ từ bỏ nghề đầu tư. 15 triệu đồng và bắt đầu đầu tư từ 2001. Những gì thế giới trải qua thì Việt Nam sẽ trải qua, đó là chân lý đi theo tôi tạm trong giai đoạn này. Tìm tòi những công ty sẽ thành công trong tương lai và mua cổ phần của họ. Để cho họ tự làm ăn, mình chỉ có việc duy nhất là đi tìm người tài và đầu tư vào công ty của họ. Cơn khát vốn của tôi rất cao trong khi tìm ra rất nhiều công ty, tất cả chỉ với 15 triệu đồng. Tôi bắt đầu làm lính đánh thuê để có tiền đầu tư tiếp tục. Tư vấn cho bất cứ ai trên TTCK, chỉ cần họ trả vài % tiền lãi thu được.


Đón đọc phần 2: Tôi đã biến 15 triệu đồng thành 2,5 triệu USD như thế nào? [Độc giả theo dõi phần 2 của bài dự thi này tại đường link này vào 10h ngày 12/06/2015]

Võ Văn Trường

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên