Tiền gửi vào ngân hàng tăng mạnh
Dù lãi suất thấp và tiền gửi USD còn không có lãi nhưng số tiền mà các ngân hàng huy động được từ dân cư và các doanh nghiệp vẫn tăng trưởng mạnh.
- 14-12-2017Chênh lệch giữa tăng trưởng cho vay và huy động tiền gửi của các ngân hàng hiện nay ra sao?
- 20-11-2017Ngân hàng lớn bất ngờ nâng mạnh lãi suất tiền gửi
- 03-11-2017Tiền gửi ngân hàng bị lấy mất, ai bồi thường?
Theo báo cáo tình hình kinh tế năm 2017 của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, năm 2017, lượng tiền gửi khách hàng (gồm tổ chức kinh tế và dân cư) tăng khoảng 19% (năm 2016 tăng 19,3%). Trong đó, huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá tăng mạnh, ước tăng 38%, do một số TCTD phát hành chứng chỉ tiền gửi nhằm tăng vốn cấp 2 để cải thiện hệ số CAR (hệ số an toàn vốn tối thiểu) và cơ cấu lại kỳ hạn nguồn vốn huy động.
Vốn huy động bằng VND chiếm 90,5% tổng vốn huy động (năm 2016 là 89,1%). Huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng khoảng 9,5% (năm 2016 là 10,9%). Tỷ trọng huy động ngoại tệ giảm do trần lãi suất huy động USD ở mức 0%, tỷ giá USD/VND ổn định, tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm. Vốn huy động có kỳ hạn chiếm 80,9% tổng huy động (năm 2016 chiếm 79,7%), còn lại là vốn huy động không kỳ hạn.
Thực tế trong năm 2017, lãi suất tiền gửi biến động khá nhiều và có sự chênh lệch rõ rệt giữa các nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước và tư nhân, trong đó lãi suất huy động của nhóm ngân hàng lớn là BIDV, VietinBank, Vietcombank chỉ từ 4,3 - 7%/năm cho các kỳ hạn, thấp hơn từ 0,3 điểm phần trăm cho đến 1,3 điểm phần trăm của các ngân hàng nhóm tư nhân, tùy thuộc vào các kỳ hạn khác nhau. Nhưng dường như sự phân hóa rõ rệt về lãi suất này không ảnh hưởng nhiều đến tình hình huy động vốn của các ngân hàng.
Do nhu cầu huy động vốn mạnh, nhiều ngân hàng đã đưa ra các sản phẩm chứng chỉ tiền gửi để hút khách hàng, với kỳ hạn linh hoạt từ 12 tháng cho đến 5 năm, lãi suất rất cao, lên đến 8,3 - 9%/năm. Việc phát hành này cũng thu hút sự quan tâm của người gửi tiền nhàn rỗi.
Ở đầu ra của dòng vốn, theo báo cáo của Ủy ban giám sát tà chính, năm 2017, tăng trưởng tín dụng tương đương với năm 2016 tức khoảng 19%. Thị phần tín dụng tập trung chủ yếu ở nhóm NHTM NN và NHTM CP, lần lượt chiếm 51,8% và 41,3% toàn hệ thống. Tín dụng giữ tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong 3 năm liên tiếp, từ năm 2015. Ủy ban dự báo năm 2018, tín dụng có khả năng tiếp tục đà tăng trưởng ổn định như những năm trước và đạt khoảng 18% – 19%.
Trong một báo cáo khác do Vụ Dự báo, thống kê của Ngân hàng Nhà nước thực hiện vào tháng 12/2017 khi khảo sát đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) về hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cho thấy:
Huy động vốn toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng trưởng bình quân 4,46% (VND: 3,39%; ngoại tệ: 1,89%) trong Quý I/2018 và tăng 16,66% (VND: 17,07%; ngoại tệ: 2,76%) trong cả năm 2018.
Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được kỳ vọng tăng trưởng 4,74% (VND: 5,15%; ngoại tệ: 0,51%) trong Quý I/2018 và tăng 17,65% (VND: 17,71%; ngoại tệ: 7,39%) trong năm 2018.