MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc đã hưởng lợi lớn từ thập kỷ lãi suất siêu thấp và đây mới là cách khôn ngoan để ông Trump có thể chiến thắng

07-09-2019 - 14:17 PM | Tài chính quốc tế

Chắc chắn sẽ không phải bằng việc cắt giảm lãi suất. Điều đó sẽ chỉ mang lại cho Bắc Kinh cơ hội củng cố vị thế của mình và làm tổn thương các tập đoàn Mỹ.

Nếu mục tiêu của cuộc chiến thương mại là để "san phẳng" sân chơi cho các công ty ở Mỹ, thì có lẽ Tổng thống Donald Trump đã không đi đúng hướng ban đầu. Việc Trung Quốc dễ dàng tiếp cận với đồng USD trong thập kỷ qua đã bơm đầy bong bóng tài sản, thúc đẩy các khoản nợ nước ngoài và từ đó đặt nền móng cho nền kinh tế chi phí thấp chủ yếu dựa vào xuất khẩu. Chỉ duy nhất một cách có thể ngăn chặn được điều này là cắt đứt nguồn cung tiền giá rẻ.

Vì vậy, trong khi ông Trump đang gây áp lực với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell nhằm cắt giảm lãi suất - đặt câu hỏi về lòng yêu nước của Giám đốc ngân hàng trung ương và gọi ông là "kẻ thù nguy hại hơn Tập Cận Bình", để Fed giữ vững đường lối đề ra có thể mới là nước đi khôn ngoan hiện nay.

Về cơ bản, tiền sẽ tìm về nơi có lợi nhuận cao. Và dù cho có bao nhiêu nguồn vốn dư thừa trên thế giới, Trung Quốc đều cho thấy khả năng và sự hứng thú tiếp nhận nguồn vốn này. Trong những năm chính sách nới lỏng định lượng được đẩy mạnh ở Mỹ, dòng tiền nước ngoài tìm kiếm lợi nhuận đã đi vào Trung Quốc với tư cách "thương mại" và "đầu tư". Từ năm 2009 đến 2014, theo Bloomberg, Trung Quốc có thể đã thu được 2 nghìn tỷ USD vì chính sách lãi suất thấp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ khiến dòng tiền tìm đến nơi có lợi suất cao hơn.

Kể từ khi Bắc Kinh thắt chặt kiểm soát vốn – mà ban đầu là nhằm mục đích ngăn chặn người nước ngoài mong muốn đặt cược vào đồng nhân dân tệ đang tăng trưởng đều đặn, các nhà đầu cơ đã tìm cách đi đường vòng. Ví dụ, một số công ty thương mại ở Trung Quốc sẽ tăng giá trị xuất khẩu của họ, cho phép ngoại tệ đi vào Trung Quốc nhiều hơn dưới dạng "tiền thu được từ xuất khẩu". Các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài được khai vống lên cũng là một kênh phổ biến cho tiền đầu cơ, và cả các khoản nợ, xuất hiện.

Câu chuyện kinh tế Trung Quốc bắt đầu và kết thúc với thanh khoản, với rất nhiều tài sản chết phải được tái cấp vốn hàng năm, đất nước này đòi hỏi nguồn cung vốn ngày càng lớn. Hơn cả nguồn nhân công giá rẻ, nguồn vốn này đã tạo ra nguồn hàng xuất khẩu với giá thành cực rẻ. Nó cũng thúc đẩy hành vi chống lại cạnh tranh. Các công ty tại Trung Quốc có thể hoạt động với chi phí thấp hơn nhiều so với các công ty ở Mỹ.

Hãy xem xét trong một một thập kỷ qua, của chính sách lãi suất gần như bằng không đã giúp nền kinh tế Trung Quốc đạt được những gì:

IPO: Các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ hiện có giá trị vốn hóa vào khoảng 890 tỷ USD. Thậm chí ngay cả những vụ lừa đảo và cáo buộc gian lận cao đối với China MediaExpress Holdings Inc. và Sino-Forest Corp cũng không thể làm giảm bớt sự phô trương của các thương vụ IPO từ Alibaba Group Holding Ltd., JD.com Inc. và Vipshop Holdings Ltd.

Trái phiếu: Các nhà đầu tư khao khát lợi nhuận đã thu gom một lượng khổng lồ trái phiếu do các công ty tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất của Trung Quốc phát hành. Điều đó cho phép các công ty như China Evergrande Group, một trong những tập đoàn mắc nợ nhiều nhất của đất nước, vẫn có thể tiếp tục khai thác thị trường Mỹ. Lượng trái phiếu lợi suất cao phát hành bằng đồng đôla châu Á của các công ty Trung Quốc đã tăng hơn 90% trong năm nay. Quốc gia này còn sở hữu khoảng 110 tỷ USD nợ tồn đọng ở nước ngoài.

Bán phá giá: Dòng USD ổn định đi vào Trung Quốc đã thúc đẩy một sự đầu tư hỗ trợ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu cực rẻ, từ đầu DVD và TV cho đến các tấm pin năng lượng mặt trời. Lịch sử khoan hồng của Trung Quốc đối với các bên đi vay – đến tận năm 2014 mới xuất hiện vụ vỡ nợ trái phiếu đầu tiên – đồng nghĩa với việc các công ty có thể bán hàng hóa của họ với giá siêu rẻ mà không phải lo lắng về các khoản vay.

Tất cả điều trên có nghĩa rằng cách tốt nhất để hạn chế sự dư thừa của Trung Quốc là hạn chế sự sẵn có của đồng USD. Do đó, việc ông Trump yêu cầu Fed cắt giảm lãi suất một điểm phần trăm là phản tác dụng với mục tiêu của cuộc chiến thương mại.

Có một số biện pháp khác nhắm trúng mục tiêu hơn mà Mỹ có thể theo đuổi song song. Có thể kể đến như:

Ngừng các thương vụ IPO mới của Trung Quốc mà các cơ quan quản lý Mỹ đã tăng cường kiểm duyệt. Kết quả là tổng giá trị đã giảm xuống còn 2,8 tỷ USD trong năm nay, so với 29,1 tỷ USD vào năm 2014. Mỹ cần tạm dừng tất cả các vụ chuyển nhượng cổ phần cho đến khi Trung Quốc đồng ý cho phép điều tra và truy tố gian lận của các công ty niêm yết.

• Yêu cầu kiểm toán viên và cơ quan quản lý chứng khoán Mỹ truy cập vào các tài liệu kiểm toán của các công ty Trung Quốc niêm yết ở Mỹ bị trừng phạt cấm niêm yết. Ủy ban Giám sát Kế toán Công ty đại chúng, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington chuyên điều tra các cuộc kiểm toán, cũng nên có quyền kiểm tra các thành viên của mình tại Trung Quốc. Đó là những mục tiêu mà Ủy ban Chứng khoán Mỹ nhấn mạnh trong bài bình luận gần đây.

• Đánh thuế đầu tư của Trung Quốc (và một số Quốc gia khác). Thượng nghị sĩ Mỹ Tammy Baldwin và Josh Hawley vào cuối tháng 7 đã đệ trình một dự luật cho phép Fed áp thuế linh hoạt đối với từng dòng vốn. Biện pháp sẽ khiến việc đầu tư tiền vào các tài sản của Mỹ trở nên kém hấp dẫn hơn, do đó làm giảm sự mất cân đối tài khoản vốn, và rộng hơn nữa là giảm thâm hụt thương mại.

Fed cắt giảm lãi suất sẽ khiến dòng tiền tiếp tục chảy sang Trung Quốc. Chặn đứng dòng tiền mới là cách khôn ngoan để khiến kinh tế Trung Quốc suy giảm và trong trường hợp đó, Trung Quốc sẽ không có lựa chọn nào để thoát khỏi suy thoái kinh tế ngoài một chương trình cải cách kinh tế đầy tham vọng.

Mỹ Linh

Bloomberg

Trở lên trên