Tuyệt đối KHÔNG tập thể dục khi dùng 7 loại thuốc này: Ảnh hưởng hô hấp, khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao, mọi người đều phải cẩn thận
Việc vận động mạnh sau khi dùng những loại thuốc này sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
- 08-03-2022Tại sao da tay, da chân "nhăn nheo" như quả nho khô sau khi tắm: Lợi hay hại? Lý do đằng sau sẽ khiến bạn phải bất ngờ!
- 08-03-2022Người đàn ông 32 tuổi bị SUY THẬN nặng do ăn một loại thịt để bồi bổ cơ thể: Bổ dưỡng thật nhưng nếu ăn sai cách có thể mất mạng bất cứ lúc nào
- 07-03-2022Một loại vitamin là "kẻ thù không đội trời chung" của bệnh cao huyết áp: Bổ sung đầy đủ còn giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư nhưng phải tránh 3 điều khi dùng
Về việc dùng thuốc, nhiều người chỉ nghĩ đến việc nên uống trước hay sau bữa ăn. Thực tế, không chỉ ăn uống, vận động cũng liên quan mật thiết đến thuốc.
Ảnh minh họa: Internet
Nhìn chung, sau khi uống thuốc, quá trình hòa tan và hấp thụ của thuốc trong cơ thể diễn ra trong khoảng 0,5 đến 1 giờ. Việc tập thể dục ngay sau khi uống thuốc sẽ khiến lượng máu đến nơi tập luyện nhiều, lượng máu ở dạ dày và ruột ít hơn, thuốc hấp thu chậm hoặc không hoàn toàn nên hiệu quả kém. Tập thể dục ngay sau khi dùng một số loại thuốc cũng có thể làm trầm trọng thêm phản ứng có hại của thuốc, chẳng hạn như 7 loại thuốc sau:
1. Thuốc cảm lạnh
Tập thể dục sau khi uống thuốc cảm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não. Tập thể dục không những không có lợi cho việc hồi phục cảm mạo mà còn có thể gây ra một số vấn đề về tim mạch và mạch máu não, đặc biệt đối với một số bệnh nhân bị tăng huyết áp lâu ngày và lipid máu cao thì nguy cơ mắc bệnh tim sẽ tăng cao.
Dùng liều càng lớn khả năng kích thích hệ thần kinh càng tăng lên, nếu kết hợp với việc vận động mạnh sẽ tạo ra các phản ứng có hại như hồi hộp, tim đập nhanh, do đó làm tăng nguy cơ đột quỵ khi vận động.
Ảnh minh họa: Internet
2. Thuốc hạ huyết áp
Khi tập thể dục, cơ thể con người cần cung cấp nhiều máu hơn cho các mô và não, nếu không rất dễ gây ngất xỉu. Nếu sau khi dùng thuốc hạ huyết áp mà vận động luôn có thể ức chế sự gia tăng bình thường của huyết áp, chặn nguồn cung cấp máu thêm và dễ gây ngất xỉu.
Nhiều loại thuốc hạ huyết áp đã có tác dụng lợi tiểu, việc gắng sức sau khi uống loại thuốc này dễ gây mất nước và mất cân bằng điện giải trong cơ thể. Thuốc hạ huyết áp như propranolol có thể làm giảm nhịp tim khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và thở chậm trong khi tập thể dục, gây rủi ro khi tập luyện.
3. Thuốc hạ lipid máu
Khi tập thể dục gắng sức, thuốc hạ lipid máu có thể gây tiêu cơ vân trong trường hợp này có thể dẫn đến suy thận cấp. Tập thể dục sau khi dùng thuốc hạ lipid máu statin cũng có thể gây đau cơ trong một số trường hợp, và đôi khi kèm theo tăng creatine kinase làm giảm khả năng vận chuyển oxy của cơ.
Ảnh minh họa: Internet
4. Thuốc hạ đường huyết
Việc tập luyện gắng sức sẽ làm tăng tốc độ tuần hoàn máu và khiến thuốc hạ đường huyết được hấp thụ quá nhanh, từ đó gây ra các triệu chứng hạ đường huyết. Điều này đặc biệt xảy ra khi vận động mạnh sau khi tiêm insulin tác dụng nhanh.
5. Thuốc chống dị ứng
Thuốc chống dị ứng có thể làm cho cơ thể nóng lên, nếu uống loại thuốc này khi nhiệt độ cao rồi tập thể dục thể thao gắng sức sẽ dễ bị rối loạn điều nhiệt, dẫn đến say nóng.
6. Thuốc chống viêm
7. Thuốc đau dạ dày
Uống thuốc đau dạ dày để tập thể dục làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Atropine sulfate, anisodamine, metoclopramide, ... được sử dụng phổ biến trong điều trị đau bụng tiêu hóa. Những loại thuốc này có thể gây khô miệng và buồn ngủ, khiến bạn khó tập trung khi tập luyện, tăng nguy cơ chấn thương.
(Theo Sohu)
Nhịp sống kinh tế
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"