1 năm không thể ‘mang tiền về cho vợ’ của tỷ phú dạy thêm Trung Quốc: Sa thải 60.000 nhân viên, phải livestream bán rau để kiếm tiền
Vị tỷ phú đã có một năm không thể "bầm dập" hơn do lệnh cấm dạy thêm của Trung Quốc.
- 11-01-2022Trung Quốc bất ngờ ra lệnh "thấy chết cũng không được cứu": Lý do khiến mọi người ngã ngửa
- 11-01-2022Thị trường tiền số 'tắm máu' nhưng đồng coin meme này lại bật tăng 99%
- 11-01-2022Bước tiến lịch sử của ngành y toàn cầu: Bác sĩ Mỹ ghép thành công tim lợn cho người
New Oriental Education – nhà cung cấp dịch vụ gia sư lớn nhất Trung Quốc đã sa thải 60.000 nhân viên vào năm ngoái do lệnh cấm dạy thêm của Bắc Kinh.
Yu Minhong – nhà sáng lập tỷ phú của New Oriental Education, mới đây đã xác nhận sự thay đổi lớn này trong một bài đăng trên tài khoản WeChat của ông. Ông nói thêm rằng công ty đã gặp phải quá nhiều thay đổi vào năm 2021 và việc sa thải lượng lớn nhân sự như vậy chủ yếu là do chính sách cùng ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
New Oriental Education đã sa thải 60.000 nhân viên vào năm ngoái (Ảnh: Internet).
Oriental được niêm yết tại New York và công ty giáo dục tư nhân lớn nhất Trung Quốc tính theo giá trị vốn hóa thị trường. Họ là một trong những đơn vị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau khi lệnh cấm dạy thêm được ban hành tại Trung Quốc vào tháng 7 năm ngoái. Theo đó, các trung tâm bị cấm dạy thêm sau giờ học để thu lời hay huy động vốn.
Các nhà quản lý cho biết vào thời điểm đó, việc dạy thêm quá nhiều đã khiến học sinh Trung Quốc quá tải và tạo ra gánh nặng tài chính quá lớn cho các bậc cha mẹ, đồng thời làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng xã hội.
Kể từ khi lệnh cấm được công bố, chính quyền đã yêu cầu các doanh nghiệp giáo dục dừng các lớp dạy thêm online và trực tiếp.
Theo CNN, New Oriental có hơn 88.000 nhân viên toàn thời gian và khoảng 17.000 giáo viên và nhân viên hợp đồng vào tháng 5/2021. Đến nay, vẫn chưa rõ liệu nhân viên hợp đồng có nằm trong số 60.000 người bị cho thôi việc hay không, nhưng con số này chiếm khoảng 2/3 số nhân viên toàn thời gian của New Oriental vào năm ngoái.
Yu cho biết công ty đã chi gần 20 tỷ nhân dân tệ (3,1 tỷ USD) vào năm ngoái để hoàn trả học phí trả trước cho khách hàng, bồi thường cho nhân viên bị sa thải và trả lại hợp đồng thuê các trang web dạy học trên khắp Trung Quốc. Yu nói thêm rằng doanh thu của công ty đã giảm 80% trong khi vốn hóa thị trường giảm tới 90%. New Oriental mất khoảng 28 tỷ USD giá trị thị trường vào năm 2021.
Lệnh cấm dạy thêm của Trung Quốc đã khiến nhiều phụ huynh bị sốc và nhiều doanh nghiệp lao đao. Nó cũng gây ra một đợt bán tháo mạnh mẽ đối với các công ty giáo dục Trung Quốc ở New York và Hong Kong. Vào cuối tháng 7/2021, Goldman Sachs ước tính rằng các quy định này đã thổi bay 77 tỷ USD khỏi giá trị thị trường của các công ty dạy thêm Trung Quốc niêm yết ở nước ngoài trong vòng một tuần.
Đó là sự đảo ngược hoàn toàn và đột ngột đối với những công ty vốn là con cưng của thị trường chứng khoán trong những năm gần đây và thu hút hàng tỷ đô la tài trợ từ các nhà đầu tư như Tiger Global Management và SoftBank Group.
Hiện vẫn chưa rõ tổng số người bị mất việc do lệnh cấm dạy thêm của Trung Quốc. Tuy nhiên, một cựu quan chức giáo dục cho biết tháng 7 năm ngoái, có gần 1 triệu cơ sở giáo dục (chủ yếu kiếm lợi nhuận bằng dạy thêm sau giờ học), thuê tổng cộng 10 triệu người. Đến tháng 12, bộ Giáo dục Trung Quốc thông báo rằng các nhà chức trách đã đóng cửa 84% các cơ sở dạy thêm trực tiếp và online trên toàn quốc.
Đối với một số ít người sống sót, mọi thứ có thể vẫn còn nhiều khó khăn. Yu thừa nhận trong bài đăng của mình rằng New Oriental đã gặp rất nhiều thách thức trong 6 tháng qua.
Công ty đã đóng cửa hoàn toàn hoạt động dạy thêm cho các môn học chính tại trường và chỉ tập trung vào việc dạy những môn như âm nhạc hay thể thao, dạy kèm cho sinh viên đại học, cung cấp các khóa học tiếng Trung ở thị trường nước ngoài.
New Oriental cũng đã thiết lập một nền tảng livestream tập trung vào việc bán các sản phẩm nông nghiệp. Bản thân ông mới đây đã phát một livestream trong vòng 3 giờ để quảng bá rau quả, thịt bò và gạo, thu về gần 800.000 USD.
"Làm việc chăm chỉ, học hỏi và nỗ lực để tìm ra hướng đi mới là 3 ưu tiên hàng đầu của tôi trong năm 2022", vị tỷ phú chia sẻ.
Tháng 11 năm ngoái, TAL Education (TAL), một tập đoàn dạy thêm khổng lồ khác của Trung Quốc, tuyên bố sẽ chuyển trọng tâm từ việc giảng dạy chương trình học từ mẫu giáo đến lớp chín sang dạy kèm các môn học khác như âm nhạc và thể thao đồng thời mở rộng hoạt động ở nước ngoài.
Nguồn: CNN
Doanh nghiệp và tiếp thị