MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

1 ngành có mức học phí cao nhất tại Đại học Y Hà Nội, chỉ tuyển 50-70 suất: Nhiều cơ hội việc làm, thu nhập tới 70 triệu/tháng

04-08-2024 - 11:15 AM | Sống

Theo thông tin trường Đại học Y Hà Nội mới công bố, mức học phí của ngành này sẽ tăng gấp đôi trong năm học tới đây.

1 ngành có mức học phí cao nhất tại Đại học Y Hà Nội, chỉ tuyển 50-70 suất: Nhiều cơ hội việc làm, thu nhập tới 70 triệu/tháng- Ảnh 1.

Trong năm học tới, Trường Đại học Y Hà Nội sẽ triển khai mức học phí dao động từ 15 triệu đến 55,2 triệu đồng mỗi năm.

Các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, và Y khoa (phân hiệu Thanh Hóa) sẽ áp dụng mức học phí cao nhất, lên tới 55,2 triệu đồng mỗi năm.

So với năm học trước, hai ngành Răng - Hàm - Mặt và Y khoa (phân hiệu Thanh Hóa) có mức tăng đáng kể, từ 27,6 triệu đồng lên 55,2 triệu đồng. Nguyên nhân chính của sự điều chỉnh này là do việc chuyển đổi từ danh mục đơn vị nhóm 3 sang nhóm 2, tức là các ngành này hiện nay tự chủ và đảm bảo chi thường xuyên.

1 ngành có mức học phí cao nhất tại Đại học Y Hà Nội, chỉ tuyển 50-70 suất: Nhiều cơ hội việc làm, thu nhập tới 70 triệu/tháng- Ảnh 2.

Học phí Trường Đại học Y Hà Nội năm 2024.

Bên cạnh việc sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển theo tổ hợp B00 gồm ba môn thi Toán, Hóa, Sinh, kể từ năm 2023, ngành Răng Hàm Mặt được bổ sung phương thức xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT ba bài thi/môn thi Toán, Hóa học, Sinh học kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tiếng Anh và tiếng Pháp.

Theo Đề án tuyển sinh của trường năm 2024, chỉ tiêu tuyển sinh sắp tới cho ngành này chỉ có tối đa 70 suất cho phương thức Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và phương thức Tuyển thẳng; tối đa 50 suất cho phương thức Xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

1 ngành có mức học phí cao nhất tại Đại học Y Hà Nội, chỉ tuyển 50-70 suất: Nhiều cơ hội việc làm, thu nhập tới 70 triệu/tháng- Ảnh 3.

Chỉ tiêu tuyển sinh các ngành theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Y Hà Nội năm 2024.

1 ngành có mức học phí cao nhất tại Đại học Y Hà Nội, chỉ tuyển 50-70 suất: Nhiều cơ hội việc làm, thu nhập tới 70 triệu/tháng- Ảnh 4.

Răng - Hàm - Mặt luôn là một trong những ngành có mức học phí cao nhất và có thời gian đào tạo dài nhất trong nhóm ngành Y Dược, vì thế đây cũng là ngành tập trung số lượng thí sinh giỏi hàng đầu.

PGS.TS Lê Đình Tùng - Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Y Hà Nội, đưa ra dự đoán: "Tổ hợp B00 (Toán, Hóa học, Sinh học) là tổ hợp chính nhà trường sử dụng để tuyển sinh năm 2024. Trong khi đó, dựa theo phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay, số lượng thí sinh đạt điểm cao tổ hợp này cao hơn so với các năm trước. Chúng tôi cho rằng, ngưỡng điểm trúng tuyển các ngành có xu hướng tăng nhẹ. Một số ngành ở nhóm cao có mức độ tăng nhiều hơn, ví dụ Y khoa, Răng Hàm mặt. Mức tăng có thể tương đương, tiệm cận mốc điểm năm 2022."

Cụ thể, năm 2022, ngành Răng Hàm Mặt có điểm đầu vào là 27,7 điểm. Con số này giảm không đáng kể vào năm 2023 là 27,5 điểm. Như vậy, thí sinh dù thi được trung bình 9 điểm/môn cũng chưa thể trúng tuyển.

1 ngành có mức học phí cao nhất tại Đại học Y Hà Nội, chỉ tuyển 50-70 suất: Nhiều cơ hội việc làm, thu nhập tới 70 triệu/tháng- Ảnh 5.

Trường Đại học Y Hà Nội là một trong những cơ sở uy tín đào tạo Ngành Răng Hàm Mặt tại thủ đô.

Ngành Răng Hàm Mặt tập trung vào kỹ thuật phục hình thẩm mỹ, chẩn đoán, điều trị và duy trì sức khỏe răng miệng. Sinh viên tốt nghiệp từ ngành này sẽ trở thành các bác sĩ chuyên ngành Răng - Hàm - Mặt với kiến thức sâu rộng và kỹ năng nghề nghiệp về y khoa và nha khoa. Họ sẽ tham gia tư vấn, chẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến răng, hàm, mặt, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ cho cộng đồng.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Răng - Hàm - Mặt thường làm việc tại các cơ sở y tế, bệnh viện đa khoa, bệnh viện RHM, và phòng khám RHM với vai trò là bác sĩ chuyên ngành Răng Hàm Mặt. Một số khác có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, cơ quan và tổ chức y tế với chức danh giảng viên, nghiên cứu viên, hoặc chuyên viên y tế.

1 ngành có mức học phí cao nhất tại Đại học Y Hà Nội, chỉ tuyển 50-70 suất: Nhiều cơ hội việc làm, thu nhập tới 70 triệu/tháng- Ảnh 6.

Tiến sĩ Võ Văn Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang, nhận định rằng Nha khoa hay Răng - Hàm - Mặt là một ngành khó trong khối khoa học sức khỏe nhưng cũng là một trong những ngành có tiềm năng mang lại thu nhập cao.

1 ngành có mức học phí cao nhất tại Đại học Y Hà Nội, chỉ tuyển 50-70 suất: Nhiều cơ hội việc làm, thu nhập tới 70 triệu/tháng- Ảnh 7.

Răng - Hàm - Mặt là một ngành khó trong khối khoa học sức khỏe nhưng cũng là một trong những ngành có tiềm năng mang lại thu nhập cao.

"Thực chất, học ngành nào cũng có khả năng làm giàu nếu bạn thực sự giỏi. Thực tế, yêu cầu đầu vào của khối ngành sức khỏe cao hơn nhiều so với các ngành khác, điều này tạo ra thách thức lớn cho thí sinh khi chọn theo học khối ngành này," Tiến sĩ Võ Văn Tuấn cho biết.

Thực tế, sinh viên ngành này cần phải nỗ lực nhiều hơn, nhưng cơ hội việc làm trong ngành này rất rộng mở. Để đạt được mức thu nhập mơ ước, những người theo ngành kỹ thuật phục hình răng phải không ngừng cố gắng và nỗ lực trong việc học tập, trau dồi kỹ năng chuyên môn, và áp dụng lý thuyết vào thực tế một cách thành thạo.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành này còn phải trải qua quá trình thực tập, tìm kiếm việc làm, nộp hồ sơ, phỏng vấn và chứng minh năng lực để được tuyển dụng và nhận mức lương xứng đáng.

1 ngành có mức học phí cao nhất tại Đại học Y Hà Nội, chỉ tuyển 50-70 suất: Nhiều cơ hội việc làm, thu nhập tới 70 triệu/tháng- Ảnh 8.

Theo cơ sở dữ liệu của CareerViet.

Tiến sĩ Tuấn nhấn mạnh, khi quyết định chọn học ngành Răng Hàm Mặt, sinh viên cần hiểu rõ rằng dù ngành này có nhiều cơ hội việc làm và mang lại thu nhập tốt, nhưng không phải là "việc nhẹ lương cao" như một số lời đồn thổi.

Sinh viên cũng cần xác định, cho dù làm việc với mục đích kiếm tiền thì trước hết bác sĩ Răng Hàm Mặt cũng phải đặt y đức, lương tâm nghề nghiệp lên hàng đầu. Tất cả các lợi ích vật chất đều phải đặt sau sức khỏe, sự an toàn của bệnh nhân mới có thể làm việc lâu dài được.

Phương Thùy

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên