1 trí thức Việt Nam cực đỉnh: là người “tìm đường cho sóng” 5G và 6G, 39 tuổi được bầu Viện sĩ Viện Kỹ thuật Điện và Điện tử Quốc tế
Nhân vật này là một trong những nhà khoa học xuất sắc, tiên phong trong nghiên cứu mạng viễn thông toàn cầu.
- 28-12-20241 nhân vật là nữ sinh Việt thứ 2 đạt giải Olympic Toán quốc tế, 26 tuổi thành PGS, từng đứng đầu Quỹ Đổi mới sáng tạo của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
- 24-12-2024Một nhân vật Việt Nam lập kỳ tích tại Olympic Vật lý quốc tế: 17 tuổi được trao Huân chương Lao động hạng Nhất, nhận học bổng 9 tỷ đồng của MIT
- 27-12-2024Giáo sư người Việt nghiên cứu công nghệ plasma 30 năm, từng đầu quân cho tỷ phú Phạm Nhật Vượng vì yêu nước
- 24-12-20241 ngành học của ĐH Bách Khoa Hà Nội vừa được tỷ phú Phạm Nhật Vượng tài trợ học bổng, cam kết hỗ trợ việc làm khi tốt nghiệp: Điểm chuẩn không dưới 25
Người "tìm đường" cho sóng
PGS.TS. Ngô Quốc Hiển, sinh năm 1985, là một trong những nhà khoa học Việt Nam nổi tiếng tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ lõi cho mạng di động thế hệ mới 5G và 6G. Anh sở hữu thành tích học tập ấn tượng cùng nhiều công trình nghiên cứu xuất sắc tại các cơ sở giáo dục hàng đầu thế giới. Tốt nghiệp chương trình kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) tại Đại học Bách Khoa TP.HCM năm 2007, anh được đào tạo bài bản chuẩn theo chương trình quốc tế, đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp nghiên cứu sau này.
Sau tốt nghiệp, PGS.TS. Ngô Quốc Hiển nhanh chóng nhận học bổng toàn phần và tiếp tục theo học thạc sĩ tại Đại học Kyung Hee, Hàn Quốc (từ năm 2008-2010). Tại đây, anh tập trung nghiên cứu các công nghệ truyền thông không dây tiên tiến, và làm quen cùng lĩnh vực viễn thông hiện đại.
Năm 2015, anh hoàn thành chương trình học Tiến sĩ tại Đại học Linköping, Thụy Điển. Luận án tiến sĩ của anh nổi tiếng nghiên cứu vào công nghệ massive MIMO (Multiple Input, Multiple Output) – một trong những công nghệ cốt lõi của mạng 5G.
PGS.TS. Ngô Quốc Hiển tiếp tục con đường nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Queen’s Belfast, Vương quốc Anh. Hiện tại, PGS.TS. Hiển là Reader (tương đương chức vụ Phó Giáo sư) tại Viện Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (ECIT), Đại học Queen's Belfast, Vương quốc Anh. Anh đồng lãnh đạo nhóm nghiên cứu về các kỹ thuật lớp vật lý cho mạng 6G, đặc biệt là công nghệ massive MIMO không tế bào. Với những thành tựu nổi bật, anh được mệnh danh là "người tìm đường cho sóng", một nhà khoa học tiêu biểu, góp phần nâng cao vị thế khoa học Việt Nam trên trường quốc tế.
Viện sĩ Viện Kỹ thuật điện và điện tử quốc tế
PGS.TS. Ngô Quốc Hiển là một nhà khoa học xuất sắc, ghi dấu ấn quốc tế với những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực mạng viễn thông thế hệ mới. Anh đã có gần 200 công bố khoa học được đăng trên các tạp chí hàng đầu thế giới, tập trung vào công nghệ lõi như massive MIMO – một nền tảng quan trọng trong mạng 5G và 6G.
Hơn nữa, các công trình nghiên cứu của anh không chỉ giải quyết những thách thức kỹ thuật phức tạp mà còn đặt nền móng cho việc triển khai thực tế, mở ra tiềm năng to lớn cho ngành viễn thông toàn cầu.
PGS.TS. Ngô Quốc Hiển đã được vinh danh với nhiều giải thưởng danh giá trong sự nghiệp khoa học, tiêu biểu là IEEE Stephen O. Rice Prize năm 2015 và IEEE CTTC Early Achievement Award năm 2023. Giải Stephen O. Rice Prize ghi nhận những đóng góp xuất sắc của anh trong lĩnh vực xử lý tín hiệu, đặc biệt là công nghệ massive MIMO – nền tảng quan trọng của mạng 5G. Trong khi đó, giải thưởng CTTC Early Achievement Award công nhận sự ảnh hưởng lớn lao của anh trong giai đoạn đầu sự nghiệp, nhấn mạnh vai trò tiên phong trong nghiên cứu công nghệ lõi mạng di động thế hệ mới.
Đặc biệt, vào năm 2024, PGS.TS. Ngô Quốc Hiển được bầu làm Viện sĩ Viện Kỹ thuật Điện và Điện tử Quốc tế (IEEE), đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp khoa học của anh. Đây là một trong những danh hiệu cao quý nhất trong lĩnh vực kỹ thuật, chỉ được trao cho những cá nhân có đóng góp xuất sắc và có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khoa học và công nghệ trên toàn cầu.
Danh hiệu này không chỉ ghi nhận vai trò tiên phong của PGS.TS. Ngô Quốc Hiển trong nghiên cứu và phát triển công nghệ mạng di động thế hệ mới như 5G và 6G, mà còn khẳng định vị thế của anh trong cộng đồng khoa học quốc tế. Đồng thời, thành tựu này còn là niềm tự hào lớn, nâng cao uy tín của Việt Nam truyền cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ các nhà nghiên cứu trẻ trong nước.
Tổng hợp
Đời sống pháp luật