10 cách nói chuyện dân công sở cần ghi nhớ để tránh trở thành "cái gai" trong mắt đồng nghiệp
Giao tiếp luôn là vấn đề nhạy cảm nơi công sở mà người ta phải luyện tập đều đặn hàng ngày mới có thể thuần thục.
- 16-08-2019Nghèo khó là kẻ địch đáng sợ nhất của tình yêu: Đồng tiền không sinh ra tình yêu, nhưng chí ít nó có thể duy trì vẻ đẹp của tình yêu
- 16-08-2019GPA 2,65 nhưng Steve Jobs vẫn làm CEO, đạt toàn điểm C nhưng J.K. Rowling là nhà văn tỷ phú: Đừng chỉ nhìn vào bằng cấp!
- 16-08-2019Người hướng nội cũng cần hướng ngoại: Hướng nội không phải ung thư, rèn luyện có kỉ luật chắc chắn sẽ không còn ngại đám đông
"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" là câu nói mà ông bà ta xưa vẫn thường dùng để khuyên bảo, răng dạy con cháu mình phải cẩn thận từng lời ăn tiếng nói trong đời sống hàng ngày. Qua đó mới thấy, lời ăn tiếng nói có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt trong môi trường văn phòng.
Ở một môi trường mà lời nói dễ dàng bị hiểu theo một ý nghĩa méo mó và xiêu vẹo, từng lời thốt ra đều được người ta cân nhắc vô cùng kỹ càng. Nếu biết cách nói chuyện, bạn không chỉ khiến người khác thích mình mà còn tìm được nhiều cơ duyên và nhận được sự ủng hộ của nhiều người. Trái lại, việc không biết cách ăn nói sẽ khiến bạn dễ đắc tội với người khác thậm gây cản trở cho sự nghiệp của bạn. Dưới đây sẽ là những lời khuyên giúp bạn biết cách nói chuyện trong công việc.
1. Chuyện quan trọng nên nói chậm
Phàm những chuyện quan trọng cần được nói chậm để người nghe có thể thấu hiểu cũng như lĩnh hội hết tất cả những thông điệp mà bạn muốn truyền tải. Ngoài ra, nói chậm giúp bạn có thêm thời gian để suy nghĩ kỹ càng, tổ chức tốt ngôn ngữ và câu văn của mình sao cho hợp lý.
Bên cạnh đó, việc nói năng chậm rãi cũng thể hiện sự điềm đạm, chín chắn trong con người bạn - hình mẫu của sự đỉnh đạt và đáng tin cậy. Những người tuy trong lòng sợ hãi nhưng ngoài mặt vẫn giữ được nét điềm tĩnh, nhẹ nhàng mới chính là đấng anh tài.
2. Chuyện nhỏ nên mỉm cười và nói
Những việc nhỏ nhặt không đáng nên được nói và truyền đạt theo một cách nhẹ nhàng và hài hước. Do đó, bạn có thể vừa nói vừa mỉm cười để người đối diện dễ nảy sinh thiện cảm cũng như xích lại gần bạn hơn. Chỉ bằng những hành động nhỏ, mối quan hệ với đồng nghiệp của bạn có thể dễ dàng được cải thiện.
3. Chuyện không chắc chắn phải nhanh chóng nói ra
Trong công việc, khó tránh khỏi tình huống bạn gặp phải những chuyện không chắc chắn. Giải pháp nhanh nhất ở thời điểm đó là chia sẻ với sếp để kịp thời có biện pháp giải quyết và bạn cũng không phải một mình ôm trách nhiệm nếu tình huống diễn biến xấu đi.
4. Chuyện vô căn cứ không được nói mò
Những chuyện bản thân tự suy đoán, tự cho là đúng mà không có căn cứ thì tốt nhất nên giữ trong lòng đợi hồi sau sẽ rõ; tuyệt đối, không được nói mò, bởi bản chất của nói mò là đặt điều.
Việc nói mò không chỉ khiến bạn đắc tội với người khác mà nghiêm trọng hơn còn phải chịu trách nhiệm khi tình huống xấu xảy ra. Và hậu quả của việc liên tiếp đặt điều là chẳng ai còn có thể tin tưởng vào bạn nữa.
5. Chuyện không làm được, nên nói trước
Trong công việc, có thể vì nhiều nguyên nhân, khách quan có, chủ quan cũng có khiến bạn chẳng thể hoàn thành công việc. Những chuyện như vậy cần được chia sẻ một cách thẳng thắn và chân thành để sếp được biết. Bởi chỉ có như vậy mới chứng minh được rằng việc bạn không hoàn thành được là do vấn đề về năng lực chứ không phải thái độ.
Mà năng lực nhiều khi chẳng quan trọng bằng thái độ. Một thái độ chân thành, cầu thị luôn nhận được những phản hồi tích cực.
6. Chuyện đã qua không nên nói
Trong cuộc sống, khó ai tránh khỏi việc mắc phải những sai lầm. Điều quan trọng hơn hết chính là sau những sai lầm đó, họ có nhận ra và sửa chữa hay không. Chuyện gì đã thuộc về quá khứ thì nên cho qua, tránh nhắc đi nhắc lại.
Bởi lẽ, việc cứ "nhây" mãi vấn đề cũ chỉ khiến bạn trở nên nhỏ nhen và người bị nhắc cũng chẳng vui vẻ gì.
7. Chuyện riêng tư cá nhân tuyệt đối không nên nói
Những chuyện cá nhân tuyệt đối không nên nói ở nơi công sở, bởi nếu bạn nói ra rồi người khác sẽ nắm được điểm yếu của bạn. Bên cạnh đó, một con người có nhiều điều bí ẩn luôn hấp dẫn hơn một cá nhân mà mọi người đã hiểu rõ. Vì lẽ đó, hãy giữ cho riêng mình những bí mật để mọi người còn khao khát muốn tìm hiểu.
8. Chuyện đồng nghiệp nên ít nói
Những chuyện về đồng nghiệp nên ít bàn luận ở nơi công sở, bởi những chuyện này không liên quan tới bạn. Bạn nói đúng thì không sao, lỡ như nói sai sẽ gây ra mâu thuẫn, thậm chí sẽ nảy sinh hiểu nhầm giữa đồng nghiệp với nhau. Dù sao trong công việc thêm một đối thủ không tốt bằng thêm một người bạn.
9. Chuyện công việc nên nghe người khác nói
Những chuyện công việc nơi công sở nên nghe ý kiến từ người khác bởi đây cũng là một cách để nâng cao mình. Học thầy không tày học bạn, nghe người khác nói và học hỏi kinh nghiệm từ họ cũng có lợi ích rất lớn trong quá trình phấn đấu và làm việc của bạn.
10. Chuyện cấp trên không nên nói
Những chuyện của cấp trên tuyệt đối không nên nói ở nơi công sở. Nếu như có nói nên nói những lời tốt và phải hết sức cẩn thận bởi nếu bạn nói sai sẽ rất nhanh chóng truyền tới tai của cấp trên. Tất nhiên, hậu quả sao đó thế nào thì bạn cũng biết rồi đó, chắc chắn sẽ không nhẹ nhàng chút nào đâu.
Helino