10 câu cửa miệng phụ huynh không nên nói với con, đặc biệt là câu cuối cùng
"Lực sát thương" từ ngôn ngữ đáng sợ hơn nhiều người tưởng tượng.
- 16-02-20243 kiểu cha mẹ này dễ nuôi dạy con hạnh phúc nhất, không liên quan đến giàu nghèo, học vấn
- 16-02-2024Cậu bé bị bố quát mắng vì ngồi vào chỗ thuộc về ông nội trong bữa cơm, dân mạng tranh cãi nảy lửa: "Dạy con bằng tư tưởng lạc hậu?"
- 13-02-2024Dạy con 10 điều này trước khi trẻ lên 10 là chìa khóa giúp trẻ phát triển toàn diện, tương lai rộng mở
Cha mẹ là thầy giáo tốt nhất của con, những lời cha mẹ nói thường sẽ ảnh hưởng đến con cả đời. Thế nhưng những lời đau lòng nhất trên đời thường lại là lời bố mẹ nói với con. Nếu không muốn con bị tổn thương, đừng nói câu nói này đừng nói với con nữa!
Câu đầu tiên: "Tất cả những gì bố mẹ làm là vì tốt cho con"
Đầu tiên "Bố mẹ làm tất cả vì muốn tốt cho con" chỉ là lời nói tự mình làm mình cảm động, tự mình đề cao sự hy sinh tự thân. Thoạt nhìn đây là một câu nói đầy tình thương nhưng thực tế lại kiểm soát và bó buộc con, phá hủy con dưới danh nghĩa tình yêu.
Có một cậu bé từ nhỏ đến lớn luôn sống dưới sự kiểm soát của cha mẹ, từ những việc nhỏ như mặc loại quần áo nào, kết bạn với ai, thậm chí chọn trường nào, chuyên ngành gì, mẹ đều muốn can thiệp. Tình yêu mẹ lớn lao khiến cậu bé không thể chống cự, chỉ có thể chấp nhận, dần dần không có khả năng sống tự lập, cũng không có kỹ năng giao tiếp, sống như một đứa trẻ to xác..
Bị kìm kẹp lâu ngày, không có tự do, cuối cùng khiến cậu mệt mỏi về cả thể xác và tinh thần, mắc bệnh trầm cảm.
Khi người khác hỏi, mẹ cậu chỉ biết khóc trong hối hận: "Tôi làm tất cả đều vì tốt cho thằng bé, ai biết được…".
Câu thứ hai: "Nhìn con nhà người ta xem"
Bạn ghét bị đối xử như thế nào, đừng làm như thế với người khác. Nếu con bạn nói: "Nhìn mẹ của người ta xinh đẹp thế nào", "Nhìn xem bố của người ta tốt thế nào," "Nhìn xem con nhà người ta học trường xịn ra sao", "Nhìn xem gia đình người ta giàu có thế nào", là phụ huynh, bạn có thể chấp nhận những lời này không? Bạn không thể chấp nhận thì tại sao lại nói với con như lời tương tự?
Chấp nhận sự tầm thường của con cái, giống như cách con cái chưa bao giờ yêu cầu cha mẹ phải xuất sắc như thế nào!
Câu thứ ba: "Tại sao con không thể làm tốt hơn?"
Khi con được 9 điểm, chúng háo hức về nhà và khoe ngay với bạn: "Mẹ ơi, con được tận 9 điểm". Trước đó con chưa bao giờ đạt điểm cao như vậy nên lần này, con vô cùng mong chờ sự khen ngợi từ bạn, vậy mà bạn lại nói: "Tại sao con không được 10 điểm? 9 điểm có gì để tự hào, cũng có phải điểm tối đa đâu".
Khi con cố gắng thể hiện bản thân và đã có tiến bộ, đây là lúc con muốn nhìn thấy sự ngưỡng mộ và khen ngợi từ cha mẹ, nhưng cha mẹ không thấy sự cố gắng của con, bỏ qua sự tiến bộ và phát triển của con, từ đó xóa bỏ luôn lòng tự tin của con!
Câu thứ tư: "Con thực sự làm bố mẹ thất vọng"
Đây là một câu nói đặc biệt đau lòng, con làm một việc không tốt, phụ huynh nói một câu, "Con thực sự làm bố mẹ thất vọng". Câu nói này không chỉ dừng lại ở việc đánh giá thấp hành động của con mà còn phủ định luôn con người con.
Phụ huynh có thể không hài lòng với việc làm của con nhưng không được bày tỏ sự không hài lòng với con như vậy, bởi điều này sẽ khiến con lo nghĩ, sẽ khiến con cảm thấy mình kém cỏi, sẽ cảm thấy mình làm cha mẹ thất vọng, sẽ cảm thấy sống không có ý nghĩa, dễ gây ra bóng tối tâm lý cho trẻ!
Câu thứ năm: "Đáng đời con"
"Đáng đời con, bố mẹ đã nói với con rồi, đây chính là kết quả của việc con không nghe lời đấy" - thông thường khi trẻ mắc lỗi hoặc làm sai điều gì đó, một số cha mẹ thích nói câu này.
Đầu tiên, ý nghĩa của câu này là đổ lỗi, con tự làm việc của mình, bố mẹ đã tốt bụng nhắc nhở con nhưng con vẫn không nghe, cứ theo ý mình mà làm, xảy ra chuyện rồi, đó là lỗi của con. Thứ hai, câu này còn có ý nghĩa hạ bệ người khác, ai bảo con không nghe lời? Bị lừa rồi đúng không? Đáng đời con, con đáng bị như vậy!
Câu thứ sáu: "Sao con ngốc thế?"
"Con ngốc thế thì sau này chỉ có đi nhặt rác", một vài phụ huynh thường mắng con thế này mà không biết rằng IQ của con có liên quan đến gen di truyền của cha mẹ, yếu tố di truyền này chiếm 70%, vì vậy đừng nói trẻ ngốc, điều này tương đương với việc bạn đang chê bai chính bản thân bạn. 30% còn lại có thể thông qua nỗ lực để trở nên thông minh hơn, nhưng đã bị bậc làm cha làm mẹ như bạn đánh bại. Làm cha mẹ mà không biết cách khích lệ con, chỉ biết chỉ trích và châm biếm, điều này sẽ làm tổn thương tâm hồn non nớt của trẻ!
Câu thứ bảy: "Im miệng! Con thì biết cái gì"
"Im miệng, con thì biết cái gì, ra chỗ khác ngay!", câu này thường được thốt ra lúc phụ huynh đang gặp rắc rối hoặc vấn đề gì đó còn trẻ thì đang loay hoay tìm cách an ủi hoặc tìm hiểu. Phụ huynh nói câu này với trẻ, tương đương với việc không coi trẻ là một cá nhân có suy nghĩ và cảm xúc độc lập.
Nghĩ xem, nếu bạn nói câu này với bất kỳ ai, người đó có giận không? Chắc chắn rồi, thậm chí còn khiến mối quan hệ đôi bên rạn nứt cơ. Lời nói chẳng mất tiền mua, lời nói có thể làm tổn thương người khác, vậy thì cũng đừng nói với con cái của mình.
Câu thứ tám: "Bố mẹ còn có thể hại con không bằng"
"Mẹ là mẹ của con, mẹ còn có thể hại con chắc?", đôi khi vì quan điểm khác biệt và cho rằng trẻ ít trải nghiệm, chỉ cần có vấn đề tranh cãi phát sinh, cha mẹ thường cứng nhắc, khăng khăng mình là đúng còn trẻ là sai.
Nếu trẻ phản bác, cha mẹ sẽ cảm thấy trẻ hư, không hiểu chuyện. Thực tế trẻ chỉ đang trải nghiệm, chúng cũng có suy nghĩ của riêng mình, ngay cả khi mắc lỗi, chúng cũng sẽ học được nhiều thứ từ sai lầm đó.
Câu thứ chín: "Nếu điểm kém thì đừng về nhà nữa"
Nhà là bến đỗ ấm áp nhất, một số trẻ nghịch ngợm, không thích học hành, thường xuyên không đạt yêu cầu trong kỳ thi, một số cha mẹ sẽ nói "nếu không thi tốt thì đừng về nhà nữa".
Khi bản thân trẻ không quan tâm đến việc học, cha mẹ chỉ mạnh mẽ chỉ trích sẽ không thu lại tác dụng gì, cha mẹ nên tìm ra nguyên nhân, định hướng trẻ, giúp trẻ trở nên yêu thích việc học, thay vì dọa trẻ không có nhà để quay về. Câu nói này rất dễ khiến trẻ cảm thấy mình không phải là một phần của gia đình, một ngày nào đó cha mẹ sẽ đuổi trẻ đi, xóa bỏ nơi ấm áp nhất trong lòng trẻ, trẻ sẽ cảm thấy tuyệt vọng và bất lực!
Câu thứ mười: "Nếu không phải vì con, bố mẹ đã..."
"Nếu không phải vì con, mẹ cũng không vất vả như vậy"/ "Nếu không phải vì con, bố mẹ đã ly hôn lâu rồi"...
Những lời này là điều trẻ con sợ phải nghe nhất. Rất nhiều trẻ đi đến chỗ cực đoan bởi vì cha mẹ thường xuyên nói với trẻ những lời này, những lời này sẽ khiến trẻ sản sinh cảm giác tội lỗi, sẽ làm trẻ cảm thấy ngạt thở, trẻ sẽ cảm thấy mình chính là gánh nặng, là thứ dư thừa, là người gây phiền phức cho cha mẹ. Thậm chí có những trẻ sẽ chọn cách tiêu cực nhất, bởi chúng cảm thấy sự ra đi của mình sẽ là điều tốt nhất cho cha mẹ.
Đừng để những lời này trở thành ác mộng không thể thoát khỏi trong tuổi thơ của trẻ, bởi ám ảnh tuổi thơ thực sự sẽ ảnh hưởng đến cả đời của trẻ!
Phụ nữ mới