MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

10 điều bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng phải tránh nếu không muốn con bị giáo viên "trù dập"

25-09-2019 - 18:14 PM | Sống

Dạy học là một trong những công việc khó khăn, thử thách nhất. Không chỉ bởi vì trách nhiệm giáo dục cho cả thế hệ trẻ, mà còn phải xử lí các tình huống khó xử giữa phụ huynh - giáo viên.

Những người làm cha mẹ đáng lẽ phải giúp giúp đỡ, san sẻ gánh nặng với giáo viên, nhưng thực tế thì ngược lại. Thầy cô cần sự hỗ trợ từ bậc phụ huynh, nhưng nhiều lúc, chính phụ huynh làm tình huống trở nên phức tạp hơn.

Đã có một cuộc khảo sát các giáo viên từ nhiều nơi, yêu cầu họ kể ra những điều không phụ huynh nào nên làm, và đây là kết quả:

Lên giọng với nhà trường, giáo viên trước mặt học sinh

Giáo viên và phụ huynh không thường xuyên gặp mặt nhưng không vì thế mà phải tranh luận ngay trước mặt bọn trẻ.

Joe Glass - giáo viên tiểu học - nói: "Đám trẻ cần tin rằng: trường học, thầy cô và bố mẹ chúng cùng chung một con thuyền đưa các em đến bến bờ tri thức".

Alejandra Castillo đồng tình với chia sẻ trên, cô cho rằng: "Tranh cãi với giáo viên ngay trước mặt con của họ khiến mọi người đều khó xử".

Cách giải quyết vấn đề thông minh và tinh tế hơn là đề nghị gặp riêng giáo viên hay hiệu trưởng của con, tham gia cộng đồng trao đổi giữa giáo viên - phụ huynh.

Không tôn trọng giáo viên trong cuộc nói chuyện

10 điều bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng phải tránh nếu không muốn con bị giáo viên trù dập - Ảnh 1.

Khi quyết định trao đổi với giáo viên của con, không nên kết luận ngay lỗi sai của họ. Hãy tìm hiểu kĩ càng thông tin và lắng nghe ý kiến giáo viên về vấn đề, không nên mang thái độ thô lỗ, xúc phạm.

Alex-giáo viên phổ thông chia sẻ: "Bằng cách hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện, các bậc cha mẹ có thể xây dựng mối quan hệ hợp tác với giáo viên và trao đổi vấn đề tốt hơn".

Tra hỏi điểm số của con

Việc này như đang thẩm vấn kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên. Jo Acholonu-giáo viên trường quốc tế giải thích rằng cha mẹ học sinh có thể thoải mái hỏi về điểm số các em, nhưng không nên cho rằng giáo viên bất công khi cho điểm. 

Theo Acholonu, không nên kết luận điều gì khi chưa nghe sự giải thích của giáo viên. Anh nói: "Việc đó đồng nghĩa đã phủ nhận toàn bộ quá trình, công sức tôi bỏ ra khi đánh giá học sinh. Nếu phụ huynh cứ phàn nàn, học sinh sẽ nghĩ chúng muốn gì cũng được".

Một giáo viên khác cũng chia sẻ suy nghĩ tương tự: "Điều bực mình nhất là cha mẹ nói với con họ rằng có thể sửa được, và sẽ nhờ giáo viên thay đổi. Ở lớp của tôi, điểm số đạt được dựa trên nhiều tiêu chí, không cần sự nhất trí hay sửa đổi của phụ huynh".

Quá tin lời của con cái

10 điều bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng phải tránh nếu không muốn con bị giáo viên trù dập - Ảnh 2.

Trẻ con thi thoảng sẽ nói dối, không phải những điều chúng nói về trường lớp đều là sự thật.

Amanda - giáo viên phổ thông - mong các phụ huynh hãy lắng nghe có chọn lọc câu chuyện về trường lớp của con em. Cô nói: "Đừng tin tất cả những gì con bạn nói, nhất là khi câu chuyện quá vô lí".

Một giáo viên khác nói: "Tôi mong các bậc phụ huynh có thể đến trao đổi vấn đề với tôi sau khi nghe từ lũ trẻ. Đúng là phần lớn trẻ con không biết nói dối, nhưng không phải không có. Tôi mong người lớn có thể đến tìm tôi trước khi quá tin vào những lời nói từ con em họ. Chúng tôi -những người giáo viên luôn mong những gì tốt nhất đến với học sinh của mình".

Chiếm thời gian

Ngày trước khi đi học không phải lúc để bàn bạc những vấn đề quan trọng vì tiêu tốn quá nhiều thời gian.

Một giáo viên chia sẻ: "Thay vì tốn 30 phút hỏi xem tình hình học tập của con họ như thế nào sau vài tuần học, hãy dùng nó để hiểu các giáo viên". 

Các giáo viên chia sẻ rằng cha mẹ nên giữ trao đổi về vấn đề tình hình học tập thật ngắn gọn và đúng trọng tâm. Giáo viên thường phải quản lý một lớp 30 học sinh, nghĩa là họ phải gặp 30 phụ huynh các buổi khác nhau. Nếu muốn trao đổi lâu hơn, hãy sắp xếp một buổi nói chuyện riêng.

Không coi trọng sự đam mê

Đặt nặng tầm quan trọng của môn học này hơn môn học khác sẽ lam mất hứng thú của học sinh.

Julia Hong-giáo viên thanh nhạc chia sẻ: "Hãy đẻ cho bọn trẻ tự quyết định cuộc đời của chúng, đừng bao giờ dập tắt đi niềm đam mê".

Nghệ thuật đang mất đi tầm quan trọng trong vài thập kỉ qua. Vào năm 2016, tờ The New York Times báo cáo tình trạng cắt giảm nguồn vốn cho nghệ thuật và dồn vào các lĩnh vực chuyên môn.

Hong nói: "Đừng bao giờ ủng hộ quan điểm những môn chuyên ngành quan trọng hơn nghệ thuật".

Không giải quyết theo thứ tự

Các phụ huynh nên nói chuyện với giáo viên trước khi đem ra giải quyết với hiệu trưởng trường.

Emma Kate Tsai Nelson - giáo viên trung học - nói rằng các bậc phụ huynh thường đến thẳng phòng hiệu trưởng mà không trao đổi qua với giáo viên để làm rõ mọi chuyện.

Cô nói: "Giáo viên trước sau cũng phải xác minh vấn đề, vậy tại sao không nới với họ trước khi làm mọi thứ nghiêm trọng hơn?".

Các giáo viên khác cũng bày tỏ sự bất bình với việc đến gặp thẳng thầy hiệu trưởng trước khi cố giải quyết trước với giáo viên. 

Có nhiều vấn đề, chỉ nên có thể giải quyết trong phạm vi phòng học, ban giám hiệu không thể can thiệp. Vì vậy, đưa mọi thứ lên cấp trên chỉ làm tốn thời gian mọi người.

Cố bao che, giảm tội cho lỗi sai của con

Một giáo viên chia sẻ: "Nếu học sinh phạm lỗi như đạo văn hay gian lận, các em cần phải nhận hình phạt xứng đáng. Nếu chưa hoàn thành bài tập ở trường lớp, cha mẹ không nên viện cớ bao che. Trường học cần là ưu tiên hàng đầu".

Cô nói thêm: "Phụ huynh không nên tạo cho con mình suy nghĩ không cần học nếu không thích, bởi phải học cách suy nghĩ toàn diện mọi mặt vấn đề".

Nhắn tin trong giờ học

10 điều bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng phải tránh nếu không muốn con bị giáo viên trù dập - Ảnh 3.

Có một thực tế, là các học sinh thường không đợi đến giờ giải lao để kiểm tra tin nhắn. Điều này sẽ gây mất tập trung cho cá nhân học sinh đó và cả lớp, giáo viên giảng dạy.

Giáo viên nói: "Đừng nhắn tin với con bạn trong giờ chúng đang học".

Theo trang Fast Company thống kê, trong năm 2010, hơn nửa các học sinh đều sử dụng điện thoại nhắn tin trong giờ, người các em đang nhắn tin, không ai khác là bố mẹ. 

Mặc dù các giáo viên sẽ thông cảm nếu là tình huống khẩn cấp, nhưng sẽ tốt hơn nếu bố mẹ không làm mất sự tập trung của học sinh, môi trường học tập nhà trường tạo ra.

Quá bao bọc

10 điều bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng phải tránh nếu không muốn con bị giáo viên trù dập - Ảnh 4.

James - giáo viên trung học chia sẻ: "Trẻ em là trung tâm vũ trụ, là những người đặc biệt nhất của bố mẹ các em".

Thế nên, cảm giác khi ra khỏi vòng tay gia đình, đến môi trường mới, có thể gây sốc với lũ trẻ, thậm chí gây những vấn đề tâm lí. Cách nuôi dạy sẽ ảnh hưởng đến tính cách đứa trẻ, quá bao bọc sẽ gây ảnh hưởng xấu, thậm chí đứa trẻ sẽ có những phản ứng tiêu cực.

James nói thêm: "Điều tốt nhất phụ huynh có thể giúp con mình là: cho đứa trẻ biết, chúng luôn được yêu thương dù là ở nhà hay trường lớp. Nhưng cũng cần biết rằng: trường học là nơi bình đẳng, ai cũng quan trọng như nhau, đều cần sự quan tâm và giúp đỡ".

Điều cuối cùng, hãy nhớ rằng cha mẹ và phụ huynh cùng chung một lí tưởng

Martha Sanchez - giáo viên mong rằng cha mẹ hiểu: giáo viên luôn muốn giúp đỡ học sinh của mình.

Sanchez nói: "Đừng coi giáo viên là kẻ thù, chúng tôi luôn muốn điều tốt nhất cho học sinh của mình".

Họ mong phụ huynh không nghĩ rằng các giáo viên sẽ không thích, không quan tâm những học sinh đã phạm lỗi. 

Các giáo viên viết: "Khi thông báo lỗi về nhà cho phụ huynh, chúng tôi chỉ muốn họ tìm cách giải quyết. Để họ không quá ngạc nhiên về những vấn đề có thể phát sinh, và tìm hướng giải thích, thay đổi hành vi của học sinh".

An Phương

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên