10 năm đi làm, có những bài học xương máu tôi đã buộc phải nhận ra
Chế độ tư duy tạo nên sự khác biệt giữa giới tinh hoa và những nhân viên bình thường ở nơi làm việc. Những người càng xuất sắc sẽ suy nghĩ về các vấn đề càng đa dạng.
- 14-01-2021Một thân thể không ốm đau, một tinh thần không loạn, ấy là hạnh phúc: Bỏ túi ngay 10 quy tắc cơ bản cho một sức khỏe tuyệt vời dưới góc nhìn khoa học
- 14-01-20213 kiểu người chi phối hạnh phúc của bạn nhiều ngoài sức tưởng tượng, kiểu số 1 được khuyên nên "tránh càng xa càng tốt"
- 14-01-2021Bài học quý từ chuyện 18 con cáo tới vườn nho, suy nghĩ và hành động của chúng khác nhau dẫn tới những kết quả vô cùng khác biệt
1. Không tham gia vào một số chủ đề nói chuyện
Ở nơi làm việc, đôi khi việc thể hiện nhiều hơn và nói nhiều hơn sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội hơn. Tuy nhiên, cũng có đôi khi bạn cần học cách giữ im lặng.
Ví dụ: không bàn tán về cuộc sống ngoài công việc, không nói xấu đồng nghiệp, không hoạch sách các quyết định của ban lãnh đạo.
2. Đồng nghiệp nên có ý thức về giới hạn
Giữa đồng nghiệp với nhau cũng cần có ranh giới, giới hạn. Đành rằng ai cũng có lúc gặp khó khăn nhưng nếu một khi bạn nhờ vả người khác, người khác giúp bạn là vì họ quý mến bạn, chứ đó tuyệt nhiên không phải là bổn phận.
Nhiều người không hiểu được sự thật này. Thành ra khi bị người khác từ chối, họ luôn cảm thấy bực bội, cáu bẳn. Đây là hành vi khuyết thiếu ý thức giới hạn.
3. Phản hồi ngay sau khi nhận được tin nhắn
Trong thời đại thông tin, việc giao tiếp giữa con người với nhau ngày càng trở nên thuận tiện hơn. Nhiều thông báo của công ty không còn giới hạn trong email hay tài liệu giấy. Các ứng dụng liên lạc như Facebook, Zalo, Telegram… cũng trở thành công cụ giao tiếp không thể thiếu trong công việc.
Một số người có thói quen không hồi đáp ngay sau khi đọc tin nhắn, điều này không thực sự có lợi cho công việc. Tiếp nhận và trả lời thông tin kịp thời giúp ích rất nhiều cho việc nâng cao hiệu quả công việc, đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng, thấu hiểu dành cho người gửi.
4. Không ngại khó
Những rắc rối, khó khăn là điều bạn không thể tránh khỏi khi đi làm. Đối với những người mới chân ướt chân ráo vào chốn công sở, đừng quá bận tâm đến những nỗi khổ ấy mà hãy học cách phân tích xem nỗi khổ đó có giúp bạn trưởng thành hơn không.
Ví dụ, công việc do sếp sắp xếp sẽ chiếm của bạn một phần thời gian ngoài giờ làm việc, đừng tính toán thiệt hơn. Nếu bạn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao này, năng lực của bạn sẽ được nâng cao, cơ hội bạn được sếp trọng dụng cũng gia tặng. Như vậy, được nhiều hơn mất.
5. Nơi làm việc chủ yếu là mối quan hệ công việc, đừng sống quá tình cảm, tin người
Cốt lõi của các mối quan hệ giữa các cá nhân ở nơi làm việc là công việc. Sẽ thật may mắn nếu bạn có thể có được những người bạn thân ở nơi làm việc. Tuy nhiên, không phải đồng nghiệp nào cũng có thể trở thành tri kỷ của bạn, vì vậy, đừng giao phó trái tim mình một cách quá dễ dàng.
Trong công việc, giữa các đồng nghiệp với nhau luôn có sự giao lưu, và có cả sự cạnh tranh, thành ra mâu thuẫn hay những khác biệt là điều không hề hiếm. Đôi khi những lời nói từ đáy lòng của bạn sẽ vô tình trở thành vũ khí để người khác làm tổn thương chính bạn.
Vì vậy, điều quan trọng là phải hiểu vị trí của các mối quan hệ tại nơi làm việc.
6. Đừng làm mọi thứ một cách quá tuyệt tình, sau này mới dễ nhìn mặt nhau
Ở nơi làm việc, bạn phải học cách giữ cho mình một con đường lui. Với những người mới đi làm, họ thường giải quyết các mối quan hệ của mình với đồng nghiệp dựa trên tâm trạng nhất thời và chỉ quan tâm xem thời điểm đó mình cảm thấy sao mà không nghĩ đến hậu quả.
Ví dụ: trong một số vấn đề nhỏ nhặt, thích bắt lỗi của người khác mà không có lý do.
7. Việc cần phải làm cho tốt nhưng lời thì đừng nói quá hoàn hảo
Hoàn thành tốt mọi việc không chỉ là nghĩa vụ mà còn cách bạn tạo cơ hội cho bản thân. Thái độ của bạn đối với công việc quyết định vị trí của bạn.
Bên cạnh đó, ở nơi làm việc, đừng khẳng định điều gì quá chắc chắn. Bởi một khi bạn làm không tốt, người khác sẽ có ấn tượng xấu về bạn rằng chuyên môn nói và làm việc không đáng tin cậy.
8. Làm gì cũng cần ghi chép, lưu giữ
Bạn phải học cách ghi chép, lưu trữ chứng cớ công việc của bạn, đặc biệt là những đầu việc quan trọng. Ví dụ, nếu yêu cầu của khách hàng có thể xác nhận bằng văn bản thì tuyệt đối đừng xác nhận bằng miệng. Trong trường hợp khách hàng nhớ nhầm hay ngỏ ý hối tiếc, việc lưu giữ chứng cớ sẽ giúp bạn dễ dàng xử lý mọi chuyện hơn.
Ở nơi làm việc, việc không có ghi chép, lưu giữ công việc còn dễ khiến bạn phải chịu tội thay, hơn nữa có nguy cơ bị coi là không chăm chỉ.
9. Học cách chọn thời cơ để chủ động nắm bắt nhiều cơ hội
Nhiều người luôn phàn nàn về việc họ thiếu cơ hội, tài năng không được trọng dụng. Tuy nhiên, cơ hội phụ thuộc vào việc chiến đấu nhiều hơn là chỉ biết chờ đợi.
Ở nơi làm việc, chủ động đón đầu cơ hội là điều kiện tiên quyết để thành công. Dù bạn có tài nhưng không chủ động thì thành công cũng nằm ngoài tầm với.
Nắm bắt cơ hội, chủ động suy nghĩ mọi vấn đề và dámchịu trách nhiệm, đây là cách khiến bạn tăng tiến cao hơn và nhanh hơn.
10. Học cách "làm việc thông minh"
Làm việc chăm chỉ, cắm đầu cắm cổ vào là một hiện tượng rất phổ biến ở nơi làm việc, mặc dù hiện tượng này rất đáng khen nhưng tốt hơn hết bạn nên học cách “làm việc thông minh”.
Điều này có nghĩa bạn cần học cách suy nghĩ toàn diện hơn khi làm mọi việc. Ví như khi gặp khó khăn trong công việc, đừng vò đầu bứt tai, hãy đổi một hướng suy nghĩ khác, đổi một phương pháp khác để hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.
Làm việc chăm chỉ rất quan trọng, nhưng làm việc thông minh còn quan trọng hơn.
11. Học cách nhìn xa trông rộng
Có người làm việc nhiều năm vẫn chỉ là một nhân viên bình thường, có người lại vừa đi làm ít lâu đã trở thành quản lý. Sự khác biệt lớn nhất giữa họ là những người sau luôn ngẩng cao đầu, nhìn xuyên suốt mọi việc.
Một khi tìm được mục tiêu cho mình, mỗi khi làm việc hãy hướng mắt nhìn xa để biết bạn còn cách mục tiêu bao xa và bạn sẽ gặp phải những vấn đề gì. Nếu cứ cúi đầu làm việc, bạn rất dễ bị lạc giữa bộn bề công việc và không thể nhận ra phương hướng.
12. Truyền đạt mọi thứ theo lý trí, không phải cảm xúc
Giao tiếp là điều cần thiết ở nơi làm việc, tuy nhiên có đôi khi hiệu quả của giao tiếp lại khiến người ta không hài lòng. Khi giao tiếp, nhiều người không biết đối phương nghĩ gì nên có xu hướng áp đặt cảm xúc của cá nhân mình vào và đồng thời đánh giá quá cao hiệu quả của việc tiếp nhận thông tin từ phía đối phương.
Ở nơi làm việc, những người giỏi nhất sẽ giao tiếp bằng lý trí chứ không phải cảm xúc. Khi lắng nghe đối phương, họ học cách trút bỏ những suy nghĩ của mình để cảm nhận suy nghĩ của đối phương, quan sát nhu cầu của đối phương và đưa ra phản hồi kịp thời.
Thái độ giao tiếp quyết định vị thế của bạn ở nơi làm việc.
13. Học cách đa dạng hóa tư duy
Chế độ tư duy tạo nên sự khác biệt giữa giới tinh hoa và những nhân viên bình thường ở nơi làm việc. Những người càng xuất sắc sẽ suy nghĩ về các vấn đề càng đa dạng.
Ví dụ, dùng phép loại suy, khi chúng ta gặp một vấn đề, nếu người giải quyết vấn đề suy nghĩ theo kiểu suy nghĩ một chiều, nhiều khi họ chỉ có thể tìm ra một cách giải quyết.
Trong khi đó, với chế độ tư duy đa dạng, khi gặp một vấn đề, bạn có thể nghĩ ra nhiều cách để giải quyết nó. Nói chung, sẽ luôn có một phương pháp hiệu quả dành cho bạn nên bạn không cần lo lắng, hoảng sợ gì cả.
14. Hạ thấp lập trường và đừng quá đề cao bản thân
Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng, hãy nhớ đừng quá coi trọng bản thân ở nơi làm việc. Công ty không có bạn vẫn sẽ hoạt động được thôi nhưng bạn không có công ty thì chưa chắc đã êm xuôi, luôn có rất nhiều người giỏi hơn bạn ở ngoài kia.
Quá đề cao bản thân, về lâu về dài sẽ khiến bạn trở thành cái gai trong mắt đồng nghiệp và sếp. Điều này không những không giúp ích được gì cho công việc mà còn dễ khiến bạn bị bài trừ.
15. Sức khỏe thể chất và tinh thần là nền tảng
Nhiều người đi làm chỉ vài năm đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng hậu quả là sức khỏe của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo dữ liệu một cuộc khảo sát diện rộng cho hay, số người “tử vong vì làm việc quá sức” lên tới 600.000 người mỗi năm.
Sức khỏe thể chất và tinh thần là điều kiện tiên quyết của mọi thứ, và cơ thể là vốn liếng lớn nhất để bạn có thể vững vàng chiến đấu ở nơi làm việc.
Ảnh: Tổng hợp
M416
Pháp luật và bạn đọc
Pháp luật & Bạn đọc