10 nguyên tắc thành công của John D. Rockefeller – tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ
Nét tính cách nổi bật của ông trùm giàu mỏ khét tiếng thế giới là sự tự chủ kỳ quái. Ông không ngừng rèn luyện cách làm chủ cảm xúc, khao khát và hướng mọi giác của của mình tới mục tiêu. Rockerfeller hiểu rằng, muốn thành công điều trước tiên là phải là chủ được chính bản thân mình.
- 27-07-2018Sinh ra trong gia đình không hoàn hảo, từng bị ung thư, điều gì giúp Anthony Robins thành công và tư vấn phát triển bản thân cho cả Bill Clinton, Oprah Winfrey?
- 26-07-2018Cặp đôi nghỉ hưu khi mới 35 tuổi: Tiết kiệm thôi chưa đủ, muốn làm giàu bạn nhất định phải biết điều này
- 26-07-2018Các ông bố bà mẹ hãy đọc những cuốn sách này để hiểu vì sao người Do Thái dạy con trẻ thành thiên tài
Rất lâu trước khi Jeff Bezos trở thành người giàu nhất thế giới thì ngôi vị đó thuộc về ông vua dầu mỏ John D. Rockefeller – tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ vào năm 1916. Vào thời điểm đó, tài sản của Rockefeller trị giá gần 2% nền kinh tế quốc gia và ước tính vào khoảng 24 tỷ USD ngày nay.
Nếu Bezos cũng muốn sở hữu giá trị tương đương thì ông phải tăng gấp đôi giá trị tài sản ròng của mình lên khoảng 399,2 tỷ USD. Như thế, bạn đã có thể tưởng tượng được mức độ khổng lồ của khối tài sản trong tay Rockefeller.
Ông được cho là người Mỹ giàu nhất lịch sử, tính đến thời điểm này. Và nhờ vào phong cách lãnh đạo kiên quyết của mình, ông cũng là một trong những lãnh đạo thành công nhất từng xuất hiện. Trong cuốn sách “Cuộc đời của John D. Rockefeller Sr.”, tác giả Ron Chernow đã liệt kê 10 nguyên tắc quản lý khác nhau mà theo ông, đó là bí quyết để Rockefeller cách mạng hóa nền công nghiệp dầu mỏ và trở nên nổi tiếng với sự giàu có của mình.
1. Trung thực và đáng tin cậy
Rockefeller không bao giờ làm sai số liệu hoặc sử dụng các từ ngữ mơ hồ để thay đổi sự thật. Ông cũng không bao giờ trả nợ trễ hẹn, và đây chính là điều khiến các ngân hàng tin tưởng để cho ông vay tiền những lúc cần thiết.
Cũng có nhiều trường hợp, việc kinh doanh của ông rơi vào khó khăn nhưng luôn nhận được sự hỗ trợ từ các ngân hàng vay vốn. Như một lần ông bị cháy nhà máy lọc dầu, một giám đốc ngân hàng đã không ngần ngại chuyển tiền cho Rockefeller nhằm tạo điều kiện cho ông khôi phục nhà máy, thậm chí còn đề nghị gửi thêm tiền nếu cần.
2. Dành thời gian để nghỉ ngơi
Khác với những doanh nhân khác, Rockefeller không thích việc mình bị gắn với công việc. Ông từng viết trong cuốn hồi ký của mình: “Tôi không biết có gì đáng khinh và thảm hại hơn một người đàn ông dành tất cả thời gian chỉ vì mục đích kiếm tiền”.
Thực tế, ông tỏ ra rất nhàn nhã trong công việc. Ông ngủ trưa đầy đủ và gà gật trên chiếc ghế dài sau bữa tối. Hồi những năm 30, ông cho lắp đặt một đường dây điện báo giữa nhà và công ty để có thể dành 3 – 4 buổi chiều ở nhà làm vườn, tản bộ… Nhờ những quãng thời gian rảnh rỗi đó, tỷ phú có thể tự tăng tốc và cải thiện năng suất làm việc của mình.
3. Lên lịch mỗi ngày
Rockefeller lên lịch trình cho mỗi ngày của mình một cách đều đặn và có quy luật. Mỗi giờ trong cuộc đời của doanh nhân được “phân chia một cách cứng nhắc” và “quản lý ngân sách chặt chẽ”, từ công việc, tôn giáo, sang gia đình và thậm chí là tập thể dục.
Theo Chernow, lịch trình nghiêm ngặt này có thể giúp Rockefeller đối phó với những căng thẳng không thể tránh khỏi khi điều hành cả một đế chế dầu mỏ. So với những căng thẳng đó thì việc tuân thủ theo các nguyên tắc, lịch trình hàng ngày nhẹ nhàng hơn nhiều.
4. Theo dõi chặt chẽ tài chính công ty
Phong cách lãnh đạo của Rockefeller là “tầm nhìn xa”, Chernow viết, và ông chỉ dựa vào những con số để nói cho ông biết liệu công ty có đi đúng hướng hay không.
Ông trùm dầu mỏ có một cuốn sổ riêng, trong đó ghi lại tất cả các số liệu tài chính của công ty, cập nhật từng ngày và chính xác đến số thập phân cuối cùng. Bằng cách đó, Rockefeller cũng có thể tạo ra một “thước đo khách quan”, theo đó ông có thể so sánh hiệu quả các hoạt động và tự đưa ra đánh giá thay vì dựa vào báo cáo chủ quan của cấp dưới. Ông đánh giá việc mình làm bằng các con số, không có gì ngoài các con số.
5. Ủy quyền nhiệm vụ cho cấp dưới
Để có thể duy trì hiệu quả một tập đoàn lớn như Standard Oil Company, Rockefeller chắc chắn phải “san sẻ” công việc cho người khác. Quan điểm của ông là: “Không ai muốn tự làm việc trong khi anh ta có thể sai bảo một người khác để làm thay thế. Ngay khi có thể, hãy nhờ một người mà bạn tin tưởng, đào tạo anh ta, chỉ bảo anh ta cách để giúp công ty kiếm tiền”.
Đối với Rockefeller, việc này có nghĩa là loại bỏ chính mình ra khỏi những phức tạp hàng ngày để tập trung cho những quyết định, những chiến lược rộng hơn. Tất nhiên, hãy tìm người mà bạn có thể tin tưởng cả năng lực và phẩm chất.
6. Luôn hướng tới sự hoàn hảo
Rockefeller là một người cầu toàn đến mức “cuồng tín”, ông từ chối làm bất cứ điều gì nếu chưa được nghiên cứu và xem xét một cách kỹ lưỡng. Là người đứng đầu của Standard Oil, ông đã viết hàng trăm nghìn bức thư kinh doanh với sự kỹ tính đến khó tin.
Ngay cả việc viết thư tay ông cũng yêu cầu sự hoàn hảo tuyệt đối. Một phụ tá thân cận của Rockefeller cho hay, ông nắn nót từng chữ ký với độ tập trung cao, sự chính xác tuyệt đối như thể đó là một tác phẩm nghệ thuật. Tính cách này của ông đã lan tỏa khắp công ty và biến nó thành một nét văn hóa doanh nghiệp tuyệt vời.
7. Tạo sự thống nhất
Một trong những tài năng lớn nhất của Rockefeller là khả năng đoàn kết các nhân viên dưới quyền. Ông thích lắng nghe tất cả mọi ý kiến và sắp xếp chúng trước khi đưa ra một thỏa hiệp để duy trì sự gắn kết. Thay vì đưa ra các mệnh lệnh trực tiế, Rockefeller thích đưa ra quyết định dưới dạng các đề xuất hoặc câu hỏi.
Ông cũng tôn trọng sự đồng thuận một cách tối đa. Tỷ phú sẽ không thực hiện bất cứ sáng kiến nào nếu các thành viên HĐQT không đồng ý và tất cả các quyết định kinh doanh phải đáp ứng “sự đồng thuận nhất trí”.
8. Thiết lập một hệ thống hỗ trợ
Là một nhà lãnh đạo, Rockefeller không tránh khỏi những tranh chấp hay cãi vã với các giám đốc khác tại Standard Oil. Nhưng rất ít người có hành vi ghét bỏ và vùi dập công ty. Tất cả đều có chung một niềm tin gần như “huyền bí”, một mối quan hệ mạnh mẽ khiến họ bảo vệ công ty tuyệt đối. Dù là các nhà điều tra chính phủ hay các nhà báo tò mò cũng không thể “thâm nhập vào làn sóng hẹp của những người cùng chí hướng” tại Standard Oil của Rockefeller.
9. Những cuộc cạnh tranh tích cực
Nếu một doanh nghiệp mà không có sự cạnh tranh thì nó sẽ sớm trở thành một gã khổng lồ chậm chạp. Nhận thức được điều đó, Rockefeller đã thành lập một ủy ban bao gồm nhiều chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau để thiết lập một tiêu chuẩn hoạt động cho tất cả các công ty con của Standard Oil.
Theo đó, họ khuyến khích các công ty con cạnh tranh để đạt được những con số hiệu suất lý tưởng cho doanh nghiệp, để nhận được các giải thưởng có tính chất vinh danh trong khi các nhà lãnh đạo vẫn được trao đổi với nhau các thông tin chi tiết. Các kích thích về việc dẫn đầu sẽ tạo ra một cuộc cạnh tranh tích cực và những thành quả cho mỗi cá nhân.
10. Tôn trọng nhân viên của bạn
Rockefeller thích chỉ ra rằng Napoleon Bonaparte sẽ không thành công nếu không có các nguyên soái, theo Chernow. Tương tự như vậy, Rockefeller tin rằng thành công của ông bắt nguồn một phần từ khả năng của mình để mạ điện cho nhân viên.
Tỷ phú dầu mỏ cho phép nhân viên tự chủ trong công việc, rất lịch sự và dễ tính với nhân viên cấp thấp, không giận dữ khi tiếp nhận chỉ trích và vẫn điềm tĩnh ngay cả trong những tình huống cấp bách. Mặc dù ông hiếm khi khen ngợi nhân viên nhưng lại thoải mái cho nhân viên sự độc lập và tự do quyết định khi ông nhận thấy họ đáng tin cậy. Vì điều này, các nhân viên của Rockefeller có xu hướng tôn kính ông và luôn cố gắng hết sức mình để làm hài lòng ông”.
CNBC