10 startup kỳ lân lớn nhất châu Á: Trung Quốc chiếm hơn một nửa
6/10 startup kỳ lân châu Á có định giá lớn nhất hiện nay đến từ Trung Quốc, theo dữ liệu thống kê từ CB Insights. Đông Nam Á có 2 đại diện là Grab và Go-Jek.
1. Bytedance
Định giá: 75 tỷ USD
Quốc gia: Trung Quốc
Nhà đầu tư: Sequoia Capital China, SIG Asia Investments, Sina Weibo, Softbank Group
Thành lập năm 2012, đến nay Bytedance là một trong những công ty Internet hàng đầu tại Trung Quốc. Ứng dụng của Bytedance đang được giới trẻ quan tâm là dịch vụ video TikTok – hay còn được gọi là Douyin. (Ảnh: Getty Images)
2. Didi Chuxing
Định giá: 56 tỷ USD
Quốc gia: Trung Quốc
Nhà đầu tư: Matrix Partners, Tiger Global Management, Softbank Corp.
Đối thủ của Uber, Didi Chuxing được thành lập năm 2012. Hoạt động của Didi Chuxing trải rộng trên hàng trăm thành phố tại Trung Quốc, bao gồm các dịch vụ gọi taxi, gọi xe cá nhân cùng nhiều tiện ích khác. (Ảnh: CNN)
3. Kuaishou
Định giá: 18 tỷ USD
Quốc gia: Trung Quốc
Nhà đầu tư: Morningside Venture Capital, Sequoia Capital, Baidu
Mạng xã hội chia sẻ video Kuaishou là đối thủ lớn nhất của Tiktok tại Trung Quốc. Theo thông tin từ Bloomberg, startup này đang lên kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại Mỹ trong năm nay, với mức định giá ít nhất là 25 tỷ USD. (Ảnh: China daily)
4. One97 Communications
Định giá: 16 tỷ USD
Quốc gia: Ấn Độ
Nhà đầu tư: Intel Capital, Sapphire Ventures, Alibaba Group
One97 Communications là công ty mẹ của Paytm - nền tảng thanh toán điện tử hàng đầu của Ấn Độ. Tính đến nay, công ty đã huy động được hơn 3,3 tỷ USD. (Ảnh: Bloomberg)
5. DJI Innovations
Định giá: 15 tỷ USD
Quốc gia: Trung Quốc
Nhà đầu tư: Accel Partners, Sequoia Capital
DJI Innovations sản xuất và phát triển các thiết bị bay không người lái (drone) cho mục đích thương mại và giải trí. Sảm phẩm của công ty có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới. (Ảnh: SCMP)
6. Grab
Định giá: 14,3 tỷ USD
Nhà đầu tư: GGV Capital, Vertex Venture Holdings, Softbank Group
Quốc gia: Singapore
Grab là ứng dụng gọi xe do Anthony Tan và Hooi Ling sáng lập năm 2012 tại Malaysia với tên gọi ban đầu MyTeksi. Năm 2014, GrabTaxi chuyển trụ sở chính sang Singapore. Đầu năm 2016, công ty đổi tên thành Grab. Ngoài dịch vụ gọi taxi, hiện công ty mở rộng ra các dịch vụ khác từ gọi xe cá nhân, xe ôm, giao hàng, giao đồ ăn, thanh toán di động… (Ảnh: Bloomberg)
7. Bitmain Technologies
Định giá: 12 tỷ USD
Quốc gia: Trung Quốc
Nhà đầu tư: Coatue Management, Sequoia Capital China, IDG Capital
Bitmain Technologies được thành lập để phát triển và bán các công cụ khai thác bitcoin bằng công nghệ chip ASIC của Bitmain. (Ảnh: Reuters)
8. Go-Jek
Định giá: 10 tỷ USD
Nhà đầu tư: Formation Group, Sequoia Capital India, Warburg Pincus
Quốc gia: Indonesia
Từ một ứng dụng gọi xe ôm ra đời năm 2010, Go-Jek hiện phát triển thành một hệ sinh thái cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng: từ gọi xe, giao đồ ăn, đặt vé sự kiện, massage tại nhà cho đến thanh toán di động. Go-Jek là startup kỳ lân đầu tiên của Indonesia, cũng là công ty duy nhất ở Đông Nam Á được đưa vào Top 50 công ty thay đổi thế giới của Fortune năm 2017. (Ảnh: Reuters)
9. Beike Zhaofang
Định giá: 10 tỷ USD
Quốc gia: Trung Quốc
Nhà đầu tư: Tencent Holdings, Hillhouse Capital Management, Source Code Capital
Beike Zhaofang là nền tảng bất động sản trực tuyến cung cấp dịch vụ môi giới và tài chính cho người thuê và mua nhà Trung Quốc. (Ảnh: Bloomberg)
10. OYO
Định giá: 10 tỷ USD
Quốc gia: Ấn Độ
Nhà đầu tư: SoftBank Group, Sequoia Capital India,Lightspeed India Partners
OYO do Ritesh Agarwal thành lập năm 2013. Phương thức hoạt động của công ty là hợp tác với các khách sạn không có thương hiệu để cải thiện chất lượng phòng, đào tạo nhân viên, xây dựng thương hiệu cho khách sạn này bằng tên OYO, và hưởng phần trăm doanh thu của các khách sạn tham gia mạng lưới. Đến nay, chuỗi khách sạn OYO có khoảng 1,2 triệu phòng tại hơn 80 quốc gia. (Ảnh: Bloomberg).
Người đồng hành