10 sự thật thú vị về Keynes – “cha đẻ” của đầu tư hiện đại
Tư duy logic, trực giác, tầm nhìn xa trông rộng, nhanh nhạy và luôn bắt kịp với những thay đổi… tất cả các yếu tố này kết hợp trong một con người bình thường đến mức phi thường.
- 21-09-2016John Keynes - Chân dung nhà buôn tiền lừng lẫy đằng sau những học thuyết kinh tế vĩ đại
- 28-07-2015"Cuộc thi sắc đẹp" của Keynes
- 25-09-2014Bí quyết đoán trước tương lai của Keynes
John Maynard Keynes sinh ngày 5/6/1883 trong một gia đình không mấy khá giả ở con phố Harvey, Cambridge (Anh). Ít ai ngờ rằng, từ con phố Harvey đông đúc và chật chội ấy đã sinh ra một thiên tài có sức ảnh hưởng lớn tới lịch sử kinh tế thế giới.
Những người ủng hộ thì cho rằng các học thuyết kinh tế của Keynes là nền tảng cho các chính sách tiền tệ và kích thích tài khóa mà rất nhiều quốc gia sử dụng ngày nay. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số ý kiến phản pháo rằng, ông là “tội đồ” tạo ra những kẻ tham lam trên thị trường.
Dưới đây là 10 bí mật thú vị giúp bạn hiểu rõ hơn về “cha đẻ” của học thuyết kinh tế vĩ mô này.
1. Keynes còn được mệnh danh là "Winston Churchill” của ngành kinh tế nhờ tinh thần bất khuất không bao giờ lùi bước.
Trong cuốn sách viết về ông, tác giả Syliva Nasar cho rằng “ở Keynes luôn tỏa ra tinh thần lạc quan trong những hoàn cảnh ảm đạm nhất và không bao giờ bị ảnh hưởng bởi những biến động quốc gia hay toàn cầu”.
2. Ông cũng là một trong những “tay chơi” cừ khôi trên thị trường chứng khoán
Là một học giả nổi tiếng của trường Kings College, ban đầu những nguyên tắc của ông về “giao dịch trên thị trường chứng khoán” không nhận được sự ủng hộ của các đồng nghiệp. Ông bắt đầu với số vốn 30.000 bảng Anh và thu về tổng cộng 350.000 bảng Anh – với tỷ lệ lãi kép trên 12%/năm.
3. Ông là một “con ruồi trâu” của thế giới tài chính hiện đại
Bạn bè gọi Keynes là một kẻ tham công tiếc việc bởi ông luôn “ôm đồm” rất nhiều vị trí: giảng viên chính thức của trường Kings College, học giả nghiên cứu tại trường Kings College, tác giả sách, nhà tư vấn tài chính, nhà báo cộng tác với The Guardian, thành viên của Ủy ban chính sách công nghiệp thuộc Đảng Tự do.
4. Ngoài kinh tế, Keynes còn đam mê triết học
Keynes thường xuyên tham gia tranh luận về các vấn đề đời sống, kinh tế – chính trị.
5. Nhà kinh tế kết hôn với vũ công ballet xinh đẹp
Cũng giống như những thành viên của hội Bloomsbury, đời sống tình cảm của Keynes khá phức tạp. Ông từng có những cuộc hẹn hò đồng tính và kết hôn với một vũ công ballet xinh đẹp. Tuy nhiên, danh tính của những người này đều không được tiết lộ cụ thể.
6. Keynes cũng quan tâm đến vàng
Keynes là người đầu tiên kêu gọi chấm dứt các tiêu chuẩn về vàng bởi theo ông, đó là “một di tích man rợ” của nhân loại.
7. Ủng hộ chủ nghĩa tư bản
Keynes không phải là người theo chủ nghĩa xã hội, ông đến để cứu chủ nghĩa tư bản, không phải để chôn nó. “Tôi cho rằng, chủ nghĩa tư bản một khi được quản lý khôn ngoan sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế hơn bất kì chế độ nào” – Keynes nói trong một bài giảng dạy.
8. Ông từng từ chức tại cuộc đàm phán hiệp ước Versailles năm 1919 do bất đồng
Keynes cảm thấy bất bình về những yêu cầu bồi thường không cần thiết áp đặt lên nước Đức và ông dự báo rằng nó chắc chắn sẽ dẫn đến xung đột.
9. Có chút tự kiêu
“Tôi tin rằng mình có thể viết một cuốn sách làm nên cuộc cách mạng về kinh tế. Tôi khẳng định rằng trong vòng 10 năm tiếp theo, thế giới sẽ phải suy nghĩ về các vấn đề kinh tế mà tôi đề cập” – ông nói.
10. Một con người bình thường đến phi thường
“Keynes là một trong những người đàn ông đáng chú ý nhất trong lịch sử thế giới. Tư duy logic, trực giác, tầm nhìn xa trông rộng, nhanh nhạy và luôn bắt kịp với những thay đổi… tất cả các yếu tố này kết hợp trong một con người bình thường đến mức phi thường” – một đại biểu tham dự hội nghị Bretton Woods nhận định về Keynes.