10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới sau đại dịch Covid
Zurich và Paris leo lên vị trí đầu tiên là do đồng franc Thụy Sĩ và đồng euro mạnh lên.
- 08-12-2020Thử nghiệm đồng tiền số, một thành phố ở Trung Quốc phát 20 triệu CNY cho người dân chi tiêu thoải mái
- 26-11-202010 thành phố có giá nhà đắt đỏ nhất tại Mỹ năm 2020
- 30-10-2020Tranh cử bằng những chính sách khiến giới kinh doanh Mỹ 'toát mồ hôi', vì sao viễn cảnh ông Biden trở thành Tổng thống vẫn là lựa chọn tốt hơn cho phố Wall?
Zurich và Paris đã thay thế vị trí của Singapore và Osaka trong một báo cáo gần đây về các thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Trước đó hai thành phố châu Á này trước đó đã cùng Hong Kong đứng đầu bảng xếp hạng.
Kết quả dựa trên chỉ số Chi phí sinh hoạt toàn cầu mới nhất của The Economist Intelligence Unit cho thấy đại dịch Covid đã ảnh hưởng như thế nào đến giá hàng hóa và dịch vụ tại hơn 130 thành phố tính đến tháng 9 năm 2020.
Theo báo cáo, Zurich và Paris leo lên vị trí đầu tiên là do đồng franc Thụy Sĩ và đồng euro mạnh lên.
Upasana Dutt, người đứng đầu mảng Chi phí Sinh hoạt Toàn cầu tại The EIU (thành phố New York được sử dụng làm thành phố cơ sở trong chỉ mục), cho biết: "Các thành phố châu Á có truyền thống thống trị bảng xếp hạng trong những năm qua, nhưng đại dịch đã làm thay đổi thứ hạng vốn có này."
Singapore, hiện đang ở vị trí thứ 4, chứng kiến giá cả giảm do thất thoát lượng lao động nước ngoài, báo cáo cho biết. "Với việc tổng dân số của thành phố giảm xuống lần đầu tiên kể từ năm 2003, nhu cầu đã giảm và giảm phát đã bắt đầu xuất hiện". Osaka cùng san sẻ vị trí thứ năm với Tel Aviv.
Bảng xếp hạng Top 10 Thành phố đắt đỏ nhất thế giới (Nguồn: CNBC)
Giá của hầu hết hàng hóa và dịch vụ đều "khá ổn định" trong năm qua, nhưng một số danh mục nhất định đã bị ảnh hưởng do cuộc khủng hoảng Covid-19, EIU cho biết.
Giá các sản phẩm thiết yếu như thức ăn và nước uống vẫn ở mức "ổn định", nhưng nhu cầu thấp khiến giá quần áo giảm mạnh. Báo cáo còn cho biết: "Các vấn đề của chuỗi cung ứng cũng có những tác động khác nhau đối với các hàng hóa khác nhau, làm tăng giá của các sản phẩm có nhu cầu cao như máy tính ở một số thành phố.
Dutt cho biết xu hướng như vậy có thể tiếp tục vào năm 2021 khi chi tiêu vẫn bị hạn chế, gây áp lực lên giá cả.
"Nhiều người tiêu dùng quan tâm đến giá cả sẽ ưu tiên chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu, giải trí tại gia và truy cập internet nhanh hơn," bà cho biết. "Các mặt hàng đắt đỏ, cũng như quần áo và các hoạt động giải trí ngoài trời, sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức."
Theo CNBC