10 tuổi trở thành sinh viên, 13 tuổi tốt nghiệp đại học, cuộc sống của cô bé ĐÌNH ĐÁM này hiện tại chỉ có thể tóm gọn bằng 2 từ: BI KỊCH
Ông bố từng nhận về nhiều chỉ trích vì gò ép con cái trở thành thiên tài từ quá sớm, vạch ra hướng đi quá khổ với khả năng của con.
- 24-03-2022Người đẹp 'Hoa hậu Việt Nam' vừa tiết lộ thành tích học tập cực khủng, đã xinh lại còn giỏi: Giành bằng thạc sĩ của Anh, IELTS 7.0, tốt nghiệp RMIT
- 17-03-2022Thần đồng Trung Quốc từng khiến Bill Gates phải "xuống nước" mời về làm "đệ tử": Tốt nghiệp đại học ở tuổi 12, từ bỏ vị trí Phó Chủ tịch Microsoft để về quê cống hiến
- 16-03-2022Cô bé thần đồng học siêu đỉnh, 13 tuổi đã tốt nghiệp đại học nhưng cuộc sống bế tắc, tương lai mù mịt: Tất cả xuất phát từ sai lầm to lớn của người cha khi giáo dục con
Với sự phát triển của thời đại, áp lực cạnh tranh trong xã hội cũng ngày càng cao, nhiều bậc cha mẹ ý thức được điều này và muốn con mình dẫn đầu ngay từ vạch xuất phát. Trương Di Văn, được mệnh danh là "thần đồng", là một đứa trẻ như vậy.
Bố mẹ của em đều làm trong ngành giáo dục, họ cho rằng nền giáo dục phổ thông hiện nay quá cứng nhắc, không thể phát huy hết phẩm chất của trẻ nên bà đã quyết định nuôi dạy con theo cách riêng. Để kế hoạch thành công, cha của Di Văn sắp xếp rất nhiều bài tập về nhà cho con mỗi ngày, trong khi những đứa trẻ khác vẫn đang chơi game, xem TV và nghịch điện thoại thì Di Văn đã bắt đầu một ngày làm bài tập ở nhà.
Hàng ngày, Trương Di Văn phải dậy từ 5h sáng học bài. Sau khi ăn trưa, nghỉ ngơi một tiếng lại học tiếp. Buổi tối, cô bé phải học đến 10h mới được đi ngủ. Để đạt được mục tiêu, Trương bắt con chỉ học kiến thức khoa học, không cho tiếp xúc những môn như Lịch sử, Địa lý...
Một lần tâm sự với bạn, Di Văn nói mình hoàn toàn mất đi hạnh phúc đáng lẽ phải có trong thời thơ ấu. Người bố không bao giờ quan tâm đến những cảm xúc này của con. Theo ông, thời gian chẳng đợi chờ ai, vì thế việc học là ưu tiên hàng đầu.
Trong một môi trường căng thẳng như vậy, Di Văn học hết tiểu học đến trung học trước 9 tuổi mà đáng lẽ một học sinh bình thường phải dành 12 năm để học xong. Cha của Di Văn đã sắp xếp cho cô thi vào đại học để kiểm tra thành tích học tập. Nhưng kết quả khiến ông vô cùng thất vọng, cô bé chỉ đạt hơn 100 điểm trong kỳ thi tuyển sinh đại học đầu tiên.
Thất bại này không khiến người cha tự ngẫm lại, thay vào đó, ông cho rằng con gái mình học hành chưa đủ chăm chỉ nên đã cho con gái đi lò luyện thi và yêu cầu con học thật nghiêm túc các kiến thức trong kỳ thi tuyển sinh đại học. Năm 2017, Di Văn tham gia kỳ thi xét tuyển đơn của một trường đại học và trúng tuyển.
Nổi loạn, lầm lì, không công ty nào tuyển dụng
Sau khi lên đại học, Di Văn đã bộc lộ rất nhiều vấn đề. Cha cô bé, người luôn chú trọng đến việc học hành, lại không trau dồi ý thức và tính cách độc lập của con mình quá nhiều, điều này khiến Di Văn khó thích nghi với cuộc sống tự lập khi đi học đại học. Các bạn cùng lớp xung quanh lớn hơn Di Văn rất nhiều, thói quen sinh hoạt và sở thích của họ khác nhau cơ bản, khiến cô bé khó hòa nhập. Điều này không chỉ làm Di Văn hụt hẫng mà còn khiến điểm số tụt dốc.
Do chưa được theo học trường lớp chính quy nên kiến thức cơ bản của Di Văn cũng không vững vàng. Cô bé thường cảm thấy đuối sức vì không thể theo được chương trình. Năm thứ hai, Di Văn phải chuyển sang học thiết kế hoạt hình, vì việc học quá khó khăn. Tháng 7 năm 2020, cô bé tốt nghiệp Học viện công nghệ Thương Khâu với điểm số ở mức trung bình.
Tốt nghiệp, nhưng không công ty nào tuyển dụng Di Văn bởi tuổi đời quá nhỏ. Lúc này ở tuổi 13, cô bé chỉ có thể về trường tư thục của cha mình và trở thành một giáo viên trợ giảng với mức lương 1.500 tệ một tháng (7,2 triệu đồng).
Ông Trương từng nhận về nhiều chỉ trích vì gò ép con cái trở thành thiên tài từ quá sớm, vạch ra hướng đi quá khổ với khả năng của con. Thế nhưng, ông vẫn vạch ra tương lai tiếp theo cho con khi yêu cầu Di Văn thi cao học, sau này có thể du học và một kế hoạch mới cho cậu con trai 10 tuổi của mình.
Từ khi con còn bé, mọi quyết định của Trương Dân Thao đều không nghĩ đến cảm xúc và suy nghĩ của con gái. Nhưng hiện tại ở tuổi 15, Di Văn trở nên nổi loạn, lầm lì và thường đổ lỗi cho cha đã kiểm soát cuộc sống của cô.
Triết lý giáo dục nào là đúng?
1. Tôn trọng ý tưởng của con
Cha mẹ không nên hoạch định tương lai của con cái một cách cực đoan mà hãy bàn bạc với con về cuộc sống mà con mình mong muốn. Chỉ có như vậy chúng ta mới hiểu được tính cách của trẻ và hình thành kế hoạch đào tạo phù hợp hơn.
Vì cách suy nghĩ khác nhau nên cha mẹ và con cái chắc chắn sẽ xảy ra mâu thuẫn, lúc này cha mẹ không được áp dụng những phương pháp giáo dục thô lỗ mà nên bình tĩnh phân tích nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt, từ đó đưa ra những lựa chọn hợp lý. Chỉ bằng cách tôn trọng con cái của mình, con cái mới có thể giao tiếp tốt với cha mẹ.
2. Kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi
Bây giờ tất cả các loại trường luyện thi, các lớp học năng khiếu nở rộ. Cha mẹ tin rằng điều này cho phép con cái họ sớm bắt kịp với các bạn khác và trở nên tốt hơn khi chúng lớn lên. Nhiều bậc cha mẹ cho con học nhiều kiến thức khi còn rất nhỏ để con mình không bị tụt hậu trong cuộc sống và học tập. Phương pháp này có thể gây ra những ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến tinh thần và thể chất của trẻ.
Cha mẹ nên cho trẻ thư giãn sau một thời gian học tập và ra ngoài tập thể dục, hít thở không khí trong lành. Bằng cách này, hiệu quả học tập hiệu quả hơn có thể được duy trì.
Mỗi đứa trẻ đều có những khả năng vô hạn, cha mẹ cần sử dụng những phương pháp phù hợp hơn để nuôi dưỡng con cái, thay vì ép con học một cách mù quáng. Phương pháp quan trọng hơn nỗ lực. Cha mẹ là người khai sáng sớm nhất cho con cái, chỉ khi nắm vững những phương pháp tốt hơn, phù hợp hơn thì trẻ mới có thể có một tuổi thơ tươi đẹp và hạnh phúc.
Nhịp sống Việt