1001 thắc mắc: Bí quyết gì giúp rùa sống lâu, vì sao rùa thở được bằng mông?
Rùa có thể sống từ 80 – 100 năm, thậm chí rùa cạn khổng lồ có thể sống đến 200 năm! Bí quyết nào giúp chúng sống lâu. Vì sao rùa thở được bằng mông và rùa biển lại hay rơi nước mắt?
- 20-12-20202020 - Một năm khốc liệt của tự nhiên và cả con người: Chùm ảnh từ vệ tinh ghi lại những sự kiện đã định hình lại thế giới trong năm qua
- 17-12-2020Đàn ông nên tầm soát ung thư gì: Theo tư vấn của chuyên gia ung bướu, có 4 loại ai cũng cần biết để tự bảo vệ sức khỏe
- 16-12-2020Thứ gia vị bếp nhà nào cũng có, vốn là dược liệu quý, dùng mỗi ngày để hưởng đủ lợi ích sức khỏe: Giúp xương chắc khỏe, tăng cường đề kháng, đặc biệt giúp ngủ ngon
- 16-12-2020Muốn chạy bộ hiệu quả, sức khỏe thăng hạng, sau luyện tập nhất định không được quên 3 điều này
Bí mật sống lâu của chúng là gì?
Một trong những thuyết được công nhận rộng rãi cho rằng tuổi thọ loài rùa có liên quan tới sự chuyển hóa chất chậm chạp của chúng. Sự chuyển hóa chất là các quá trình vật lý cũng như hóa học diễn ra bên trong sinh vật để giữ cho chúng sống sót. Nói một cách chính xác hơn, chuyển hóa chất là quá trình tạo ra năng
Chuyển hóa chất chậm đồng nghĩa với việc rùa đốt năng lượng rất ít, giúp gia tăng tuổi thọ. Chúng có thể sống rất lâu mà không cần thức ăn. Hơn nữa, loài rùa nói chung di chuyển rất chậm nên cũng không tốn quá nhiều năng lượng.
Loài rùa còn có lớp mai cứng cáp bao phủ hầu hết cơ thể để bảo vệ chúng khỏi các loài săn mồi. Khi đã phát triển đầy đủ, rùa có thể tự bảo vệ bản thân khỏi hầu hết các loài.
Đặc biệt, chúng có lối sống rất lành mạnh. Chúng thường chỉ ăn rau, cây xanh, tránh khỏi các chất béo và cholesterol.
Vì sao rùa thở được bằng mông?
Tiến sỹ Maria Wohakowski, Mỹ, nhà nghiên cứu và bảo vệ rùa biển suốt 1 thập kỷ nay cho biết, bên dưới mai rùa là cả một hệ hô hấp đặc biệt. Bạn có thể thấy phổi của chúng nằm ở phía trên. Trong khi hầu hết động vật thở bằng cách co bóp lồng ngực như một chiếc máy bơm thì rùa không thể làm điều này vì mai của chúng chính là lồng ngực. Chúng sử dụng các cơ bắp phía trong mai để bơm không khí ra vào cơ thể.
Đó là trong phần lớn thời gian, đôi lúc chúng hít vào bằng miệng và thở ra bằng "cửa sau". "Cửa sau" này còn có tác dụng để rùa tiểu tiện, đại tiện và đẻ trứng. Cấu tạo của nó có thể giống như mang cá, hút nước vào và hấp thụ oxy. Các nhà khoa học cho rằng rùa làm vậy mỗi khi chúng lặn dưới nước lâu, chẳng hạn như khi ngủ đông.
Tiến sỹ Maria Wohakowski kết luận: rùa là loài vật trên cạn duy nhất trên Trái Đất có thể thở bằng "mông".
Vì sao rùa biển mau nước mắt?
Cứ khoảng giữa tháng 6-7, rùa biển lại bơi lên bờ, đào một cái hố, đẻ trứng vào đó rồi phủ cát lên trên. Những lúc đó, người ta thường thấy hai hàng lệ ròng ròng từ mắt nó. Có người nói chúng đau đẻ quá, người khác thì cho rằng ra chúng làm thế để mắt khỏi khô. Thực tế thì sao?
Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm lấy một ống dẫn thông qua thực quản của rùa biển, bơm vào dạ dày một lượng nước biển bằng một nửa thể trọng của nó, sau 3-4 giờ, 90% lượng muối vào cơ thể nó đều được thải ra ngoài nhờ nước mắt.
Tuyến thể nằm sau hốc mắt của rùa biển là cơ quan bài tiết ra ngoài lượng muối thừa trong cơ thể. Các nhà động vật học gọi cơ quan này là “tuyến muối”. Rùa biển có tuyến muối nên nó mới có thể nuốt những động vật và thực vật ở biển có hàm lượng muối tương đối cao, cũng như uống nước biển để chống khát.
Tiền Phong