11 điều người giàu đã TỪ BỎ: Muốn cuộc sống không lo thiếu tiền, hãy học hỏi!
Thành công không tự nhiên xuất hiện, và dưới đây là 11 điều người giàu đã từ bỏ.
- 04-01-2022Người có số giàu có thường tuân thủ rất nghiêm 3 nguyên tắc, khó trách vì sao may mắn cứ ào ào tìm đến họ!
- 04-01-2022Bài học từ người cha làm nghề bọc ghế ôtô giúp tỷ phú Mark Cuban thành công và giàu có
- 04-01-20223 người đàn ông cùng khởi nghiệp buôn táo, 10 năm sau khoảng cách giàu nghèo rất xa: Vận mệnh sang hèn do tầm nhìn quyết định, người đang loay hoay làm giàu cần phải biết!
Theo triệu phú tự thân Steve Siebold (tác giả cuốn sách "How Rich People Think?" nổi tiếng, người đã dành hơn 30 năm để nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm từ những người giàu nhất thế giới, và phát hiện ra "chân lý" sống của người giàu), hầu hết tất cả chúng ta đều phải trả một cái giá nào đó nếu muốn trở thành triệu phú, muốn không lo thiếu tiền.
Và giống như hầu hết mọi thứ trong cuộc sống, thành công không tự nhiên xuất hiện. Nếu bạn muốn trở thành một triệu phú, rất có thể, bạn sẽ phải thực hiện một số thay đổi và cả hy sinh trong lối sống hiện tại của mình.
Dưới đây là 11 điều người giàu đã từ bỏ.
1. Suy nghĩ ngắn
"Mục tiêu chính của phần lớn chúng ta với tiền bạc là để nghỉ hưu ở tuổi 65 và hy vọng có đủ tiền để tồn tại cho đến khi qua đời", Siebold viết. "Tầng lớp giàu có, mặc dù thường không còn nhiều tham vọng, nhưng vẫn đặt mục tiêu tác động đến thế giới bằng sự giàu có của họ."
Siebold nói, đừng ngại nghĩ lớn. Suy cho cùng thì một người bình thường có "mọi thứ họ cần để kiếm được nhiều tiền hơn mức họ chi tiêu". Hãy bắt đầu suy nghĩ giống như những người giàu thường làm, "Nếu không phải bạn, thì là ai bây giờ?"
2. Tập trung quá nhiều vào việc tiết kiệm
Mặc dù những người giàu có cũng đánh giá cao tầm quan trọng của việc tiết kiệm và đầu tư, nhưng họ cũng luôn ý thức được một điều rằng chìa khóa để trở nên thực sự giàu có là tập trung vào việc kiếm tiền.
Siebold viết: "Phần lớn chúng ta quá tập trung vào phiếu giảm giá và sống đạm bạc nên đã bỏ lỡ những cơ hội lớn. Ngay cả trong cuộc khủng hoảng dòng tiền, người giàu vẫn bác bỏ suy nghĩ tập trung vào những số tiền nhỏ, không quan trọng mà phần lớn những người khác hay làm. Họ là bậc thầy trong việc tập trung năng lượng tinh thần vào nơi họ thuộc về: vào số tiền lớn."
3. Tiền lương ổn định
Siebold nói, những người bình thường chọn được trả lương dựa trên mức lương ổn định hoặc theo giờ. Trong khi đó, những người giàu chọn được trả lương dựa trên kết quả và thường là lao động tự do.
Siebold viết: "Không phải không có những người giàu bấm đồng hồ thời gian để kiếm tiền, nhưng đối với hầu hết mọi người, đây là con đường chậm nhất dẫn đến sự giàu có, dù nó có được quảng bá là con đường an toàn nhất," Siebold viết. "Những người giàu có biết rằng tự kinh doanh là con đường nhanh nhất để giàu có."
4. Thoải mái trong thời gian
Tiền không tự nhiên xuất hiện. Nếu bạn muốn gây dựng sự giàu có, bạn phải có một mục tiêu rõ ràng, kế hoạch cụ thể và một thời hạn "cứng".
Siebold viết: "Một người bình thường muốn rất nhiều thứ. Trong khi, những người giàu "toàn tâm toàn ý tập trung vào một mục tiêu lớn tại một thời điểm" và "đặt ra thời hạn cho việc đạt được mục tiêu đó. Đây là cách mà các triệu phú tự thân được tạo ra".
5. Mua những thứ bạn không có khả năng chi trả
Siebold viết: "Tầng lớp trung lưu nổi tiếng với cuộc sống tiêu nhiều hơn kiếm. Họ không tiêu xài hoang phí, nhưng họ kiếm được rất ít nên họ phải tiêu hết để có một cuộc sống sung túc."
Thay vì chi tiêu tất cả những gì họ kiếm được, người giàu có nhiều nguồn thu nhập và trả cho chính họ trước. Siebold nói: "Thay vì tập trung vào chi tiêu và tiết kiệm, hãy tập trung vào cách kiếm được nhiều tiền hơn, đầu tư theo tỷ lệ phần trăm và chi tiêu phần còn lại theo bất kỳ cách nào bạn muốn".
6. Giải trí
Siebold viết: "Người giàu thà được giáo dục hơn là được giải trí."
Họ đánh giá cao sức mạnh của việc học ngay cả khi đại học hoặc bất kỳ chương trình giáo dục chính thức nào kết thúc, anh ấy giải thích: "Khi bước vào nhà của một người giàu có, một trong những điều đầu tiên bạn sẽ thấy là một thư viện sách phong phú mà họ sử dụng để giáo dục bản thân làm thế nào để trở nên thành công hơn. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu đọc tiểu thuyết, báo lá cải và tạp chí giải trí."
7. Quan hệ độc hại
Việc bạn chơi với ai, nó quan trọng hơn những gì bạn có thể nghĩ. Trên thực tế, người bạn chọn để chơi thậm chí có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản ròng của bạn, Siebold nói.
"Những người thành công có chung suy nghĩ rằng ý thức là thứ dễ lây lan và việc tiếp xúc với những người thành công hơn sẽ giúp mở rộng tư duy và từ đó quyết định thu nhập của bạn," anh viết. "Chúng ta trở nên giống như những người mà chúng ta chơi cùng và đó là lý do tại sao những người chiến thắng thường bị thu hút bởi những người chiến thắng".
8. Hoài niệm
Siebold nói, những người bình thường có xu hướng hoài niệm, khao khát những ngày xưa tốt đẹp. Trong khi đó, những người giàu bận bịu mơ về tương lai và lạc quan về những gì sắp tới.
Anh viết: "Những người tin rằng những ngày tháng tốt đẹp nhất của họ đã ở đằng sau họ, hiếm khi trở nên giàu có, và thường phải vật lộn với sự bất hạnh và trầm cảm. Các triệu phú tự thân trở nên giàu có bởi vì họ sẵn sàng đặt cược vào bản thân và phóng những ước mơ, mục tiêu và ý tưởng của họ vào một tương lai không xác định."
9. Thoải mái
Người bình thường muốn được thoải mái. Mặt khác, những người giàu bị kích thích bởi sự không chắc chắn.
Siebold viết: "Thoải mái về thể chất, tâm lý và tình cảm là mục tiêu chính của suy nghĩ của tầng lớp trung lưu. Còn những người giàu sớm đã nhận ra rằng trở thành triệu phú không hề dễ dàng và nhu cầu về sự thoải mái có thể cản trở họ. Họ học cách cảm thấy thoải mái khi sống với sự không ổn định".
10. Sợ hãi
Siebold viết: "Những người giàu có đang hoạt động ở mức độ ý thức, nơi không tồn tại nỗi sợ hãi. Ở mức độ suy nghĩ này, dường như bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Mọi giấc mơ dường như điên rồ đối với những người bình thường đều có thể thành hiện thực một cách đáng ngạc nhiên".
Để hoạt động ở cấp độ này, bạn phải sẵn sàng rời khỏi vùng an toàn của mình, đó chính là điều mà những người giàu nhất vẫn làm.
11. Kỳ vọng thấp
Trong khi tầng lớp trung lưu đặt kỳ vọng tài chính của họ ở mức thấp để họ không bao giờ phải đối mặt với lo lắng hay thất vọng thì những người giàu đặt kỳ vọng của họ đặc biệt cao và sẵn sàng đối mặt với bất kỳ thách thức nào.
Như Siebold viết: "Không ai có thể giàu có và sống theo ước mơ của mình mà không có những kỳ vọng lớn lao. Người xưa nói rằng bạn sẽ có được những gì bạn mong đợi, tuy nhiên nhiều người quyết định giới hạn cuộc sống của mình ở mức tầm thường trong nỗ lực bảo vệ bản thân khỏi thất bại. "
Khi họ đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng, họ ngay lập tức bắt đầu tìm cách để giải quyết chúng, "Các nhà vô địch không chờ đợi mọi thứ xảy ra, họ làm cho mọi thứ xảy ra", Siebold nói.
Doanh nghiệp và tiếp thị