MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

11 tips giúp bạn quản lý chi tiêu và tiết kiệm, áp dụng ngay là sẽ không còn than: Tiền đi đâu hết rồi?

03-05-2020 - 08:46 AM | Sống

Một khi bạn biết rõ ràng bản thân cần gì, sẽ tiêu gì và không bỏ tiền ra cho cái gì thì vấn đề tiền nong của bạn sẽ trở nên minh bạch, việc tiết kiệm của bạn cũng hiệu quả hơn đấy.

Nếu coi tiết kiệm là một nghệ thuật thì những người thực sự tiết kiệm được tiền chắc chắn là những bậc thầy về tiền bạc, tài chính. Bởi lẽ, ai trong chúng ta cũng thuộc lòng những lý thuyết về việc phải quản lý chi tiêu, ghi chép nguồn thu nguồn chi, phải để dành phòng ngừa trường hợp bất trắc... Nhưng thuộc là một chuyện còn áp dụng được chúng hay không lại là một khác, và tận dụng nó để giàu lên thì thậm chí còn xa vời hơn.

Nhưng đừng lo, có thể những lý thuyết đó quá khô khan và cứng nhắc nên bạn không biết thực hiện thế nào. Nếu vậy, hãy thử sử dụng 12 tips chi tiêu dưới đây, để có thể tránh xa những lần mở túi không cần thiết và biết rõ hơn tiền bạc của mình đã đi đâu về đâu.

1. Tưởng tượng trước

11 tips giúp bạn quản lý chi tiêu và tiết kiệm, áp dụng ngay là sẽ không còn than: Tiền đi đâu hết rồi? - Ảnh 1.

Những chuyên gia marketing luôn tập trung vào việc làm sao để bạn nhìn thấy sản phẩm và muốn mua luôn. Đó là lý do phòng thử đồ luôn ở góc xa nhất của cửa hàng và những món đồ đắt nhất lại luôn xuất hiện ngay trước mắt bạn. Trong chiến lược của họ, họ sẽ có những sản phẩm với mức giá cạnh tranh, những biển giảm giá to đùng ngay cửa, âm nhạc và ánh sáng của được sử dụng hợp lý.

Vậy chúng ta nên làm gì?

- Thử làm bài test người lạ: Bạn muốn mua một chiếc váy mới? Vậy hãy thử tưởng tượng có một người đứng ngay trước mặt bạn, một tay cầm váy, một tay cầm số tiền để mua chiếc váy đó. Bạn muốn chọn tay nào hơn? Nếu bạn chọn tiền nghĩa là bạn không thực sự cần mua chiếc váy đó đến thế.

- Tưởng tượng 6 tháng sau khi bạn mua sản phẩm: Chiếc váy của bạn chỉ được mặc đúng một lần duy nhất và giờ đang treo trong góc tủ. Nghĩ kĩ lại và đưa ra quyết định đúng đắn đi.

2. Đừng động vào những gì bạn thích

11 tips giúp bạn quản lý chi tiêu và tiết kiệm, áp dụng ngay là sẽ không còn than: Tiền đi đâu hết rồi? - Ảnh 2.

Con người thường đánh giá rất cao những gì mình sở hữu, đó là lý do khi bán đồ của mình, mọi người lại thường để giá cao khủng khác. Sau khi cầm thứ bạn thích lên tay, tâm lý bạn sẽ mặc định món đồ đó đã thuộc quyền sở hữu của bạn. Và lúc này, giá cả món đồ không còn là vấn đề, bạn cũng quên luôn việc tiết kiệm và sẵn sàng bỏ cả đống tiền mua một chiếc điện thoại đời mới mà bạn thực sự không cần đến.

Vậy chúng ta nên làm gì?

- Hãy nhờ nhân viên bán hàng tư vấn cách sử dụng điện thoại hoặc cầm giúp bạn chiếc váy, chiếc áo bạn thích.

- Ít mua đồ online lại. Các nghiên cứu cho biết shopping online thậm chí còn khiến bạn mất kiểm soát hơn và bạn dễ bỏ tiền ra mua đồ hơn.

3. Đi phía bên trái

11 tips giúp bạn quản lý chi tiêu và tiết kiệm, áp dụng ngay là sẽ không còn than: Tiền đi đâu hết rồi? - Ảnh 3.

Khi bước vào một cửa hàng, phần lớn khách hàng đều có xu hướng đi bên phải trước vì mọi người đều thuận tay phải. Những chuyên gia marketing biết điều đó và họ thường đặt những sản phẩm đắt tiền hơn ở phía này.

Vậy chúng ta nên làm gì?

- Chuẩn bị sẵn mỗi khi đi mua đồ: Lên list cần mua trước và đi khắp cửa hàng để chọn những món đồ theo list. Cách này giúp bạn mua sắm quy củ hơn.

- Để ý đến các sản phẩm nằm dưới cùng hoặc trên cùng của giá đồ, vì những món giá rẻ hơn thường ở đó.

- Đừng dùng xe đẩy, cố gắng cầm mọi thứ bằng tay không. Nếu bạn mua nhiều hơn 1-2 món thì hãy dùng giỏ đồ thay vì xe đẩy. Như vậy, bạn sẽ không mua quá trớn.

4. Đừng nhai kẹo cao su

11 tips giúp bạn quản lý chi tiêu và tiết kiệm, áp dụng ngay là sẽ không còn than: Tiền đi đâu hết rồi? - Ảnh 4.

Những người nhai kẹo cao su tuần hoàn máu lên não tốt hơn và chức năng nhận thức của họ phát triển hơn trong một thời điểm nhất định. Điều này dẫn đến việc họ muốn quan sát những người xung quanh nhiều hơn, nhìn những món đồ nhiều hơn và có xu hướng mua theo.

Vậy chúng ta nên làm gì?

- Đừng nhai kẹo cao su. Theo nghiên cứu, quá trình này khiến bạn tốn nhiều thời gian hơn để chọn mua đồ và bạn sẽ mua nhiều đồ hơn dự kiến.

- Tập trung vào những món bạn cần mua và ngó lơ những đề nghị hấp dẫn. Bạn cần lên list sẵn hoặc biết rõ mục đích mình tới cửa hàng là gì.

- Hạn chế thời gian mua sắm của bản thân. Bước vào, lấy món mình cần, thanh toán và rời đi.

5. Đừng nhóm ngó xung quanh

11 tips giúp bạn quản lý chi tiêu và tiết kiệm, áp dụng ngay là sẽ không còn than: Tiền đi đâu hết rồi? - Ảnh 5.

Khi một người thấy có sản phẩm giảm giá, họ thường có xu hướng muốn mua ngay để tiết kiệm cho lần sau. Tất cả xuất phát từ suy nghĩ nếu không mua, bạn có thể sẽ phải trả một khoản lớn hơn trong tương lai.

Vậy chúng ta nên làm gì?

- Phớt lờ những món đồ sale nếu nó không nằm trong list bạn cần mua.

- Sau khi lấy được món bạn cần, tới quầy thu ngân ngay. Và hãy nói "Không" với những đề nghị kiểu mua 7 gói này được tặng thêm 1 gói hay mua sản phẩm này được mua sản phẩm khác với giá rẻ bất ngờ.

6. Suy nghĩ kĩ trước khi bỏ tiền

11 tips giúp bạn quản lý chi tiêu và tiết kiệm, áp dụng ngay là sẽ không còn than: Tiền đi đâu hết rồi? - Ảnh 6.

Khi bạn nghe nhân viên bán hàng nói đang có sản phẩm giảm giá shock, sản phẩm giới hạn sắp hết hàng hay chương trình sale có 1-0-2, bạn bị thuyết phục một cách dễ dàng vì sợ sau này sẽ hối hận.

Vậy chúng ta nên làm gì? Để đưa ra quyết định đúng đắn, hãy chờ đợi.

- Chống lại sự cám dỗ. Cảm giác "Mình cần nó! Mình muốn nó" thường mất 24 giờ để trôi qua. Với những sản phẩm lớn hơn, hấp dẫn hơn thì bạn sẽ cần ít nhất 3 ngày.

- Sử dụng thời gian để xem review trên mạng rồi so sánh giá.

- Đếm xem bạn cần làm việc bao nhiêu giờ để kiếm đủ tiền mua món đồ bạn thích. Có đôi khi, con số sẽ làm bạn shock và từ bỏ ý định mua đấy.

- Kiểm tra lại những món đồ bạn đã có xem có thứ gì công dụng tương đương không. Thỉnh thoảng nhìn kĩ lại, bạn sẽ phát hiện mình chẳng cần gì nữa hết.

7. Tận hưởng cuộc sống theo cách khác thay vì tiêu tiền

11 tips giúp bạn quản lý chi tiêu và tiết kiệm, áp dụng ngay là sẽ không còn than: Tiền đi đâu hết rồi? - Ảnh 7.

Khi bạn mua đồ trong lúc buồn chán, shopping không còn là sở thích nữa mà như một thói quen khó bỏ thôi. Khi mua đồ, bạn chỉ vui được tầm 20 phút sau đó lại bắt đầu buồn bực vì số tiền mình đã tiêu.

Vậy chúng ta nên làm gì?

- Chỉ mua những món bạn cần và đừng đi siêu thị, đi trung tâm thương mại, đi bất kì cửa hàng nào nếu bạn không cần.

- Lên kế hoạch khi ghé cửa hàng nào đó. Việc mua sắm có thể rất vui nhưng chỉ khi bạn mua sắm trong tỉnh táo. Nếu bạn lên kế hoạch sẵn, bạn sẽ không thấy tiếc vì số tiền mình đã tiêu. Còn nếu bạn không lên, có khi bạn sẽ tiêu luôn những đồng cuối cùng bạn có.

8. Để dành những gì bạn còn lại

11 tips giúp bạn quản lý chi tiêu và tiết kiệm, áp dụng ngay là sẽ không còn than: Tiền đi đâu hết rồi? - Ảnh 8.

Bạn biết số tiền mình đã tiêu trong 1 tuần. Sau 7 ngày, bạn nhìn vào ví hoặc check tài khoản thấy bạn còn 500k "dư ra". Nếu bạn vẫn để nó trong ví, có một rủi ro xảy ra là bạn sẽ lại tiêu nó linh tinh thôi.

Vậy chúng ta nên làm gì? Hãy đầu tư cho chính tương lai của bạn.

- Đừng tiêu hết số tiền bạn "tình cờ" có được. Nếu ai đó trả tiền họ vay bạn hoăc bạn tiết kiệm được một ít, hãy chia nó ra làm 2 phần: tiêu phần đầu tiên và để dành phần thứ 2.

- Gom và đọc lại hóa đơn bạn có trong ví, nó sẽ chỉ ra cho bạn thấy số tiền được giảm giá. Lấy số tiền tiết kiệm được đó ra khỏi ví và cho vào một tài khoản khác. Hãy bỏ heo số tiền lẻ bạn có.

- Ngừng ngay việc mua những thứ bạn không thực sự cần. Ví dụ cứ một tuần lại mua một cái cốc mới vì nó quá xinh, cứ nửa tháng lại mua một quyển sổ vì bìa nó đẹp.

- Bỏ ống heo số tiền mặt bạn không dùng. Trong trường hợp bạn không muốn bỏ cả tiền mua ống heo, hãy gửi tiết kiệm online, rất nhanh chóng và tiện lợi.

9. Tiết kiệm tiền vì mục tiêu duy nhất

11 tips giúp bạn quản lý chi tiêu và tiết kiệm, áp dụng ngay là sẽ không còn than: Tiền đi đâu hết rồi? - Ảnh 9.

Chúng ta thường muốn rất nhiều thứ, vì thế nên chúng ta cũng lên rất nhiều mục tiêu khác nhau. Và rồi chúng ta bắt đầu nghĩ: Nhiều mục tiêu vậy thì cái nào quan trọng hơn cái nào? Mình có nhất thiết phải tiết kiệm tiền vì nó không?

Và trường hợp này, chúng ta nên làm gì?

- Chọn ra một mục tiêu ưu tiên. Nó không nhất thiết phải là mục tiêu to lớn nào kiểu thay đổi thế giới hay thay đổi số phận, nó đơn giản chỉ là mục tiêu giúp chỉ ra cho bạn thấy nỗ lực của mình có tác dụng như thế nào thôi.

- Đừng thỏa mãn vì những gì bạn đã đạt được. Nếu bạn đã hoàn thành việc tiết kiệm vì một mục tiêu, hãy bắt đầu chuyển sang mục tiêu tiếp theo.

10. Tập trung vào lý do vì sao bạn muốn tiết kiệm tiền chứ không phải bạn tiết kiệm như thế nào

11 tips giúp bạn quản lý chi tiêu và tiết kiệm, áp dụng ngay là sẽ không còn than: Tiền đi đâu hết rồi? - Ảnh 10.

Khoảnh khắc bạn ăn thử mì mà không có sốt bạn sẽ hiểu việc ăn thứ đồ nhạt nhẽo này khiến bạn mệt mỏi như thế nào và việc tiết kiệm tiền cũng trở nên thật vô nghĩa. Thế là ngày hôm sau, bạn sẽ lại khuân một đống thịt về nhà, mua thêm vô số đồ ăn vặt bạn từng bỏ trước kia.

Vậy chúng ta nên làm gì?

- Nghĩ đến lý do bạn quyết định tiết kiệm nhiều hơn. Khoa học chứng minh khi mỗi người biết chính xác lý do mình cần để dành tiền, họ sẽ tiết kiệm được nhiều tiên hơn cả kế hoạch họ đã đặt ra.

- Đừng sợ đưa ra quyết định. Cuộc sống của chúng ta vốn tràn ngập rủi ro và những sự lựa chọn, và bạn sẽ thường xuyên cần cần phải đưa ra quyết định để cân bằng kế hoạch tài chính.

11. Kiểm tra số tiền bạn tiết kiệm được thường xuyên

11 tips giúp bạn quản lý chi tiêu và tiết kiệm, áp dụng ngay là sẽ không còn than: Tiền đi đâu hết rồi? - Ảnh 11.

Mọi người thường tập trung vào đích đến vì để ý xem quá trình mình thực hiện như thế nào. Đó là lý do bạn tiết kiệm tiền, bỏ tiền vào két hoặc tài khoản tiết kiệm nhưng bạn chẳng mấy khi động vào hay xem lại số tiền mình có. Kết quả là số tiền đó bỗng trở nên xa lạ, như kiểu một nguồn tài chính giả. Mang tiếng nó là tiền của bạn nhưng lại không khiến bạn vui.

Vậy chúng ta nên làm gì?

- Quan sát số tiền tiết kiệm nhiều lên. Điều này giúp bạn nhìn thấy bản thân mình cố gắng như thế nào.

- Biến nó thành thói quen: Mỗi tháng, hãy tạm ngưng việc bạn đang làm và kiểm tra xem tháng rồi mình để dành được bao nhiêu.

- Đừng quên thưởng cho bản thân vì đã cố gắng: Khi bạn đạt được một con số mình đã đề ra, hãy chúc mừng nó và dành tặng bản thân một món đồ nhỏ thôi nhưng thật hay ho.

Theo M416

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên