12 thói quen gây lãng phí thời gian và xa rời hạnh phúc
Tập trung vào người khác là thói quen khiến bạn mất niềm tin ở bản thân và xa rời với hạnh phúc.
- 03-05-2023Đàn ông giàu sang, phú quý đều sở hữu 1 trong 3 tướng mũi này: Càng về hậu vận càng nhiều phúc lộc, con cháu được nhờ
- 03-05-2023Đây là một trong những ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc, "hiếm" người học nhưng tỷ lệ ra trường có việc làm lên đến 100%
- 03-05-2023Ai cũng muốn giỏi giang nhưng “trùm cuối” lại là người biết “giả ngốc”: Tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi!
- 03-05-2023Từng sống ở 1 khu trọ "bất hảo" nhưng vẫn ngoan, bà mẹ ở Hà Nội chia sẻ cách dạy dỗ để con không lây thói hư từ bạn xấu
- 03-05-2023Đi chùa Hà về, chàng giám đốc điển trai nên duyên với vợ xinh như búp bê, hôn nhân thăng hoa, viên mãn
“Ước gì một ngày có 48 tiếng! 24 tiếng quá ngắn, thời gian trôi qua quá nhanh, không làm được chuyện gì”.
Đây có lẽ là khát khao, hay đúng hơn là lời than thở của nhiều người sau khi nhận ra một ngày đã kết thúc trong vô nghĩa. Tuy nhiên, nếu không biết quản lý thời gian thì cho dù một ngày có nhiều hơn 48 tiếng cũng không bao giờ là đủ.
Mà nguyên nhân khiến thời gian trôi qua lúc nào không hay chính là những thói quen xấu hàng ngày mà nhiều người thường không nhận ra. Nhìn nhận lại bản thân, liệu bạn có mắc 12 thói quen gây lãng phí thời gian dưới đây hay không?
1. Lướt điện thoại mỗi sáng thức dậy và lên giường đi ngủ
Đôi khi chỉ là vô thức cầm điện thoại nằm trên giường, trong đầu cam đoan chỉ lướt vài phút, thế là nửa tiếng, một tiếng trôi qua lúc nào không hay. Hơn nữa, nhìn vào điện thoại di động trước khi đi ngủ cũng có thể gây ra sự kích thích cho não, khiến bạn không thể ngủ được, từ đó tiếp tục thức khuya, lãng phí thời gian và sức khỏe của mình.
2. Nằm lì trong nhà, thức khuya xem phim
Cho bản thân khoảng thời gian thư giãn sau những ngày học tập và làm việc mệt mỏi là chuyện đúng đắn. Nhưng đừng để lý do này khiến bạn lãng phí thời gian, hao mòn sức khỏe. Chỉ thích nằm ườn ở nhà lướt điện thoại và xem phim, nhiều lúc quá đam mê nên đã thức trắng mấy đêm liền để xem cho hết một bộ. Rõ ràng biết như vậy là không tốt nhưng không thể khống chế niềm vui nhất thời của mình.
3. Trì hoãn bằng những lần "chờ đợi"
"Đợi đến ngày mai sẽ học", "Đợi quần áo thể thao về rồi mới tập", "Chờ xem xong tập này sẽ đi ngủ"... Tìm cho mình rất nhiều lý do chờ đợi, kết quả là chuyện gì cũng dở dang.
4. Đầu tư mù quáng
Thích mua các loại dụng cụ học tập, cũng có rất nhiều tài liệu học tập và đăng ký nhiều khóa học, nhưng không sắp xếp bàn học, cũng không chăm chỉ học tập… Thói quen này vừa khiến bạn tốn tiền tốn thời gian, vừa khiến bản thân dễ mắc vào hố sâu “vì sao tôi đầu tư rất nhiều cho việc học và phát triển bản thân nhưng không thể cải thiện”.
5. Luôn “đột nhiên nhớ ra một điều”
Thường xuyên đến buổi tối mới nhớ tới ban ngày còn có chuyện gì chưa làm. Thường ngày còn hay vứt đồ đạc lung tung, khi cần đến thì tìm không thấy đâu. Tự trách bản thân trí nhớ không tốt, song cũng không cố gắng thay đổi vì "trí nhớ kém" của mình.
6. Liên tục thay đổi mục tiêu
Tự tin vào bản thân, cộng với sự cao hứng nhất thời, liền vạch ra rất nhiều mục tiêu để theo đuổi. Sau đó lại không ngừng thay đổi vì nhận ra quá trình không đơn giản như vậy và nhiều nguyên nhân khác. Đến cuối cùng, mục tiêu nào cũng không thành, còn khiến bản thân bị tự ti, lạc lối.
Bí quyết dành cho người chưa thể theo đuổi nhiều mục tiêu cùng lúc, là chỉ tập trung vào đúng một mục tiêu quan trọng nhất. Xong cái này mới đến cái khác, tuần tự, chậm mà chắc.
7. Theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo cực đoan
Cầu toàn và theo đuổi sự hoàn hảo không sai, nhưng nó sẽ sai khi bạn quá chấp nhặt những chuyện lông gà vỏ tỏi. Thói quen này thậm chí còn khiến các mối quan hệ bị rạn nứt, trở thành người cực đoan, gây sự khó chịu cho những người tiếp xúc với bạn. Tiêu hao năng lượng vào những chuyện cỏn con, để rồi không còn sức để xử lý việc quan trọng hơn.
8. Dễ bị phân tâm
Trong học tập hoặc làm việc, một khi quá chú ý đến tin nhắn của bạn bè hay lướt điện thoại xem video ngắn, bất tri bất giác thời gian trôi qua, chuyện đang làm vẫn không xong.
9. Hoạt động xã giao vô nghĩa
Chỉ vì câu nệ và sợ mất lòng mà phải gượng ép bản thân tham gia những cuộc hẹn không hứng thú hay buổi tiệc không phù hợp. Tuy nhiên, người trưởng thành thật sự là phải học cách từ chối, nếu không chỉ khiến mình lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc. Chúng ta chỉ nên duy trì các mối quan hệ thực sự mang lại giá trị cho bản thân.
10. Dằn vặt quá khứ
Luôn hối tiếc cho những sự lựa chọn đã qua, “nếu lúc đó… thì tốt rồi”. Hoặc “nghiện” đắm chìm trong quá khứ từng huy hoàng, khiến bản thân không biết nhìn về phía trước, không chỉ lãng phí thời gian mà còn giẫm chân tại chỗ.
11. Không thể phân định thứ yếu
Không biết phân biệt nặng nhẹ, mù quáng vùi đầu trong khi phương hướng không rõ ràng. Không phân biệt được cái nào quan trọng, cái nào cần bỏ qua, sử dụng phần lớn thời gian và công sức vào những việc nhỏ không quan trọng.
12. Nặng lòng với cách người khác đánh giá về mình
Tập trung vào người khác là thói quen khiến bạn mất niềm tin ở bản thân và xa rời với hạnh phúc. Tính cách nhạy cảm, làm điều gì cũng dè chừng, khao khát được thấu hiểu, tự khiến mình mệt mỏi.
Phụ nữ Việt Nam