MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

12 thứ kỳ lạ tới khó tin được dùng thay cho tiền

23-05-2016 - 14:38 PM | Tài chính quốc tế

Muối, da thú, đá, hay thậm chí nước tiểu… là những thứ kỳ lạ được dùng làm công cụ để mua bán, trao đổi hàng hóa tại một số cộng đồng trên thế giới.

12. Cá

Tại Mỹ, nhiều tù nhân từng dùng thuốc lá như một công cụ trao đổi thay cho tiền. Tuy nhiên, luật cấm thuốc lá gần đây khiến loại “tiền tệ” này khó lưu hành. Do đó, họ đã tìm ra một công cụ trao đổi chung khác, đó là cá hộp, cụ thể là cá thu. Theo giới sản xuất thịt hộp Mỹ, một nửa doanh thu của họ đến từ hệ thống nhà tù.

11. Vỏ sò

Trong lịch sử nhân loại, vỏ sò từng được dùng như một loại tiền tệ. Từ việc được dùng để làm trang sức, vỏ sò được dùng để trao đổi mua bán. Thông thường nó được dùng để đổi lấy các loại hàng hóa dịch vụ khác. Hiện nay, tại một số nơi ở đảo Solomon, người ta vẫn dùng vỏ sò thay cho tiền.

10. Da thú

Trong lịch sử loài người, da thú vật đóng vai trò quan trọng trong giao dịch thương mại bởi nó vừa giúp giữ ấm vừa có thể dùng làm quần áo. Trước đây, da thú không chỉ phổ biến mà còn là tài sản có giá trị cao. Khi dân du mục châu Âu tới Bắc Mĩ, họ nhận thấy rằng da thú là một trong những công cụ duy nhất có thể dùng như một loại tiền tệ bởi đây là thứ cả hai bên thấy có giá trị.

9. Muối

Nhiều người từng hiểu lầm rằng muối được dùng để trả công cho lính La Mã thời trước công nguyên. Tuy nhiên, đúng là một phần tiền công của họ được trả bằng muối. Đây là thứ vô cùng giá trị bởi nó được dùng để nêm thức ăn, bảo quản thịt, chống nhiễm trùng vết thương. Thời gian này, người ta sử dụng muối để giao dịch nhiều hơn vàng hay tiền xu, với các thương vụ mua bán nô lệ giữa các chủ nô.

8. Thuốc phiện

via:bigstockphoto.com
via:bigstockphoto.com

Columbia là quốc gia nổi tiếng với thuốc phiện. Tại một số vùng của nước này, nó được dùng như một loại tiền tệ trong một số trường hợp. Nhằm ngăn chặn nạn buôn lậu thuốc phiện trong nước và ra các nước khác, chính phủ Columbia thực hiện kiểm soát biên giới nghiêm ngặt tại các thị trấn như Guerima, nơi thuốc phiện được trồng và sản xuất. Do đó, cư dân các vùng này thường sở hữu một lượng lớn thuốc phiện mà không có tiền. Điều này buộc họ phải dùng thuốc phiện làm vật trao đổi để thực hiện các giao dịch mua bán trong cộng đồng.

7. Kẹo

via:bigstockphoto.com
via:bigstockphoto.com

Năm 2008, thủ đô Buenos Aires của Argentina khan hiếm tiền xu nghiêm trọng do các cửa hàng, hãng xe bus và nhiều công ty tích trữ tiền xu và đem bán lại trên thị trường chợ đen để kiếm lời. Điều này khiến các cửa hàng nhỏ hơn và khách hàng không có tiền lẻ để trả cho những khoản tiền nhỏ, và kẹo được dùng để thay thế.

6. Nắp chai


via:bigstockphoto.com

via:bigstockphoto.com

Không chỉ trong thời cổ đại, ngày nay, nhiều người tại Cameroon vẫn dùng nắp chai bia để trả cho những đồ vật hoặc dịch vụ nhỏ với giá trị thấp. Giá trị của nắp chai bia xuất phát từ việc các công ty sản xuất bia ở nước này đưa ra in phần thưởng dưới nắp chai trong cuộc chiến cạnh tranh gay gắt với đối thủ và cuối cùng mọi hãng bia đều làm vậy. Hầu như mọi chai bia tại đây đều có một loại phần thưởng nào đó, từ một chai bia miễn phí, cho đến kỳ nghỉ xa xỉ. Mọi nắp chai bia tại Cameroon đều có giá trị riêng.

5. Gạch trà

shutterstock_218438149
shutterstock_218438149

Gạch trà là hình thức thành toán phổ biến tại Trung Quốc, Tây Tạng và Nga từ đầu thế kỷ thứ 9 tới đầu thế chiến thứ I. Gạch trà được làm từ các lá trà được nén thành các khối hình gạch. Giá trị của nó tùy thuộc vào giá trị của lá trà và độ khan hiếm tại khu vực. Hình dáng và kích cỡ giúp gạch trà dễ dàng vận chuyển và lưu trữ.

4. Đá

via: http://www.wondermondo.com
via: http://www.wondermondo.com

Dù tiền tệ chính thức của Liên bang Micronesia, một quốc đảo nằm ở Thái Bình dương là đô la Mỹ nhưng nhiều cư dân tại đây vẫn sử dụng loại tiền tệ riêng của mình trong giao dịch nội địa. Trong nhiều thế kỷ qua, cư dân đảo Yap của Micronesia sử dụng đá như một loại tiền tệ. Giá trị của đá tùy thuộc vào kích cỡ (có tảng to bằng xe ô tô) và công sức bỏ ra để mang nó về đảo. Người ta đào đá và vận chuyển ra đảo Yap bằng ca nô.

3. Thẻ sim điện thoại

shutterstock_309499577
shutterstock_309499577

Tại châu Phi, tiền tệ có xu hướng thay đổi và mất giá rất nhanh. Do đó, nhiều cộng đồng tại đây tìm nhiều thứ khác nhau để xử dụng thay tiền. Tại Congo, nhiều người chuyển sang dùng thẻ sim điện thoại, ví dụ như Airtime, làm công cụ mua bán thay cho tiền. Lý do người ta chọn thẻ sim là bởi giá điện thoại di động tại nước này rất rẻ và sẵn có. Thậm chí, nhiều quan chức chính phủ còn tham nhũng thẻ cào.

2. Phô mai

shutterstock_378030061
shutterstock_378030061

Có vẻ khó tin nhưng phô mai là thứ được dùng như một loại tiền tệ tại một số ngân hàng ở Italy. Việc sử dụng phô mai Parmigiano-Reggiano trong giao dịch ngân hàng có từ hàng trăm năm trước. Các nhà sản xuất phô mai dùng phô mai làm thể chấp để vay tiền ngân hàng. Các khoản vay lãi suất thấp thường có kỳ hạn khoảng 2 năm – đây cũng là khoảng thời gian để phô mai “ngấu”. Một số ngân hàng có các khoản thế chấp bằng phô mai trị giá hàng triệu euro.

1. Nước tiểu

via:bigstockphoto.com
via:bigstockphoto.com

Các tù nhân thường phải trải qua nhiều cuộc kiểm tra, trong đó có kiểm tra tình trạng sử dụng ma túy. Bị bắt sử dụng ma túy khi đang thụ án có thể khiến họ phải ở lại sau song sắt lâu hơn. Thứ được dùng để kiểm tra sử dụng ma túy là nước tiểu, do đó, nước tiểu sạch trở thành thứ hàng hóa quan trọng trong cộng đồng tù nhân khắp thế giới. Họ đựng nước tiểu trong bao cao su và dùng để đối các loại hàng hóa và dịch vụ khác.

Tuyến Nguyễn

The Richest

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên