15 bức ảnh được chụp giữa đại dịch COVID-19 chứng minh: Thế giới sẽ trong lành trở lại nếu con người dừng hoạt động
Nồng độ bụi PM2.5 tại New Delhi đã giảm tới 71% sau lệnh phong tỏa vì COVID-19. Một số vùng ở Ấn Độ đã lần đầu tiên nhìn thấy lại được dãy Himalaya sau nhiều thập kỷ bị bụi bao phủ.
- 27-12-2020Ô nhiễm không khí nặng nề không dứt vào mùa đông: Ăn gì để làm sạch phổi?
- 23-12-2020Sự thật về thể dục sáng sớm để không khí trong lành hơn: BS "tiết lộ" giật mình về ô nhiễm lúc sáng sớm
- 06-11-2020Nhiều ngày tới sẽ ô nhiễm không khí rất hại cho sức khỏe
Năm 2020 đã chứng kiến những điều bất thường nhất xảy ra ở mọi nơi trên thế giới. Đó là sự xuất hiện của COVID-19 đại dịch đầu tiên trong vòng 100 năm trở lại đây khiến con người phải một lần nữa ẩn náu trong nhà của mình.
Khi lệnh phong tỏa và cách ly xã hội được thực hiện ở mọi nơi trên thế giới, đã có lúc hơn 2 tỷ người - tương đương một phần ba dân số thế giới không thể ra ngoài. Ngạc nhiên thay, điều đó lại khiến thế giới tự nhiên phát triển trở lại, động vật hoang dã tràn vào các thành phố và không khí trở nên trong lành trông thấy.
Trung Quốc là một ví dụ. Lệnh phong tỏa vào tháng Hai năm ngoái đã giúp họ giảm 25% mức độ ô nhiễm không khí. Và khi 96% các điểm đến toàn cầu buộc phải đóng cửa, ngành hàng không cũng bị đóng băng. CNN cho biết vào tháng 4 năm 2020, 96% các chuyến bay trên toàn thế giới đã bị đình trệ.
Tại Mỹ, lượng ô tô cá nhân lưu thông trên đường đã giảm từ 35-50% tùy theo từng tiểu bang. Những tác động ngắn hạn từ lệnh phong tỏa trong đại dịch đã khiến chúng ta phải giật mình nhìn lại tác động của con người lên hành tinh.
Bussiness Insider đã sưu tầm những bức ảnh TRƯỚC/SAU lệnh phong tỏa dưới đây để làm minh chứng cho điều đó:
1. Đây là Milan, thành phố nước Ý từng được đánh giá là địa điểm ô nhiễm nhất Châu Âu
Nhưng trong thời gian phong tỏa vì đại dịch năm ngoái, bụi ở Milan đột ngột giảm xuống và bầu trời của họ trong xanh trở lại. Chính quyền thành phố cho biết trong tương lai gần, họ sẽ hạn chế lưu lượng giao thông ở Milan để giữ gìn bầu không khí trong lành này.
2. Đây là thành phố Venice, ngay cả giao thông đường thủy trước đây cũng tạo ra một lớp bụi ô nhiễm mù mịt.
Nhưng sau lệnh phong tỏa vào tháng 3 năm ngoái, ảnh chụp các con kênh ở Venice đã trong trẻo đến mức bạn có thể nhìn thấy tận đáy của chúng. Thị trưởng của thành phố nói với CNN rằng điều này là do "lưu lượng giao thông trên các con kênh thấp hơn, cho phép trầm tích ở dưới đáy không bị vẩn đục".
3. Theo The New York Times năm 2019, Ấn Độ là đất nước có 14 trong số 20 thành phố ô nhiễm độc hại nhất thế giới.
Nhưng vào tháng 4 năm 2020, thủ đô Delhi của họ đã trở nên trong trẻo sau nhiều thập kỷ bị bao phủ bởi sương bụi. Đây là ảnh chụp từ sông Yamuna sau 21 ngày thành phố phong tỏa.
4. Đài tưởng niệm chiến tranh India Gate chụp vào tháng 10 năm 2019
Cũng góc chụp đó vào ngày 8 tháng 4 năm 2020, sau lệnh phong tỏa 21 ngày ở New Delhi.
5. Một góc khác của thủ đô New Delhi, Ấn Độ chụp năm 2018.
Theo Washington Post, ô nhiễm không khí ở New Delhi đã giảm gần 60% chỉ trong vòng vài ngày kể từ khi bắt đầu áp dụng lệnh phong tỏa.
6. Không khí ở New Delhi ô nhiễm đến mức có thể nhìn thấy từ ngoài không gian. Đây là góc chụp một đường điện ở New Delhi, Ấn Độ, vào ngày 30 tháng 10 năm 2019.
Cũng góc chụp ấy vào ngày 13 tháng 4 năm 2020, khi nồng độ PM2.5 tại Delhi giảm tới 71% sau lệnh phong tỏa.
7. Phủ Tổng thống tại New Delhi ngày 24 tháng 3 năm 2020.
Sương mù biến mất sau 1 tuần phong tỏa.
8. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, chỉ riêng ô nhiễm không khí đã giết chết 1,25 triệu người ở Ấn Độ mỗi năm.
Tờ Washington Post trích một nghiên cứu Harvard đưa tin rằng "cuộc chiến lâu dài với ô nhiễm của Ấn Độ có thể khiến nước này đặc biệt dễ bị tổn thương bởi virus corona mới".
9. Sau lệnh phong tỏa vì COVID-19 tại Ấn Độ, lần đầu tiên nhiều vùng ở đây có thể nhìn thấy dãy Himalaya sau nhiều thập kỷ.
Tầm nhìn từ Dhauladhar, phía Bắc Ấn Độ.
Tương tự, dãy núi Pir Panjal phủ đầy tuyết đã có thể nhìn thấy từ một khu dân cư ở Jammu, Ấn Độ vào đầu tháng Năm.
10. Đây là tình trạng ô nhiễm không khí ở Jakarta vào năm 2019.
Theo tờ Jakarta Post, Cơ quan Môi trường Jakarta báo cáo chất lượng không khí trong thành phố đã được cải thiện sau khi các biện pháp hạn chế xã hội được đưa ra vào cuối tháng Ba.
11. Một số ngày, Jakarta được xếp hạng là thành phố khói bụi nhất thế giới
Trước đây, bầu trời ở Jakarta chỉ trong xanh khi cư dân rời thành phố rời đi nghỉ lễ Eid al-Fitr. Quang cảnh giống với sau lệnh hạn chế đi lại vì COVID-19.
12. Bầu trời Islamabad, Pakistan ngày càng ô nhiễm do sự gia tăng số lượng ô tô cũng như các nhà máy thép.
Nhờ giảm lưu lượng giao thông do lệnh phong tỏa, tầm nhìn tại Islamabad đã được cải thiện.
13. Đây là Los Angeles, thành phố nổi tiếng với hai thứ: khói bụi và giao thông.
Sau lệnh phong tỏa vì COVID-19, đây là quang cảnh mà Los Angeles đã không có được kể từ năm 1995.
Tham khảo BI
Pháp luật và Bạn đọc