16 thứ độc nhất vô nhị chỉ có thể bắt gặp tại đất nước tỷ dân Ấn Độ: Từ bức tượng cao nhất thế giới đến Đồi Nam Châm "hút xe lên dốc"
Ấn Độ từ lâu nay đều được biết đến là mảnh đất huyền bí với những nét văn hoá vô cùng đặc sắc, khó có thể tìm thấy ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.
- 25-05-2021Nhật ký đau đớn giữa "địa ngục Covid" Ấn Độ: Nữ giáo sư 38 tuổi liên tục cập nhật tình trạng của mình, cầu cứu xin giường bệnh trong vô vọng đến lúc chết
- 17-05-2021Ngôi làng kỳ lạ nhà nào cũng đẻ sinh đôi ở Ấn Độ: Các bà mẹ nườm nượp đến hỏi chế độ ăn uống nhưng bí mật cuối cùng không ở đó
- 11-05-2021CLIP: Cận cảnh người dân Ấn Độ ngâm mình trong bể nước tiểu và phân bò để điều trị COVID-19
1. Cuộc hành hương lớn nhất thế giới quy tụ hơn trăm triệu người
Kumbh Mela, một cuộc hành hương của người Hindu được lặp lại 12 năm một lần, là cuộc tụ họp lớn nhất trên thế giới và sự kiện này cũng có thể nhìn thấy từ không gian. Năm 2019, số liệu thu được về Kumbh Mela được tổ chức tại Ardh của Allahabad là 130 triệu người tham gia, một con số khổng lồ.
2. Cuốn sách phẫu thuật thẩm mỹ đầu tiên
Sushruta Samhita là một văn bản tiếng Phạn cổ về y học được coi là một trong những văn bản đầu tiên và quan trọng nhất liên quan đến nghiên cứu chi tiết về y học và phẫu thuật. Được viết bởi Sushruta, cuốn sách có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên, được xem là nguồn gốc của phẫu thuật thẩm mỹ hiện đại. Văn bản mô tả việc tái tạo môi (tạo hình môi) và mũi (nâng mũi), sử dụng một vạt da trên má.
3. "Lướt bò tót"
Lướt bò tót là một cuộc đua thể thao diễn ra ở làng Anandapally, phía Nam Kerala sau mỗi mùa thu hoạch. Một cặp bò đực giống được dùng để cày ruộng lúa có kích thước bằng 1 sân bóng đá, mực nước sâu đến mắt cá chân. Những người đua sẽ đứng trên ván gỗ và bám vào đuôi của những con bò đực hoặc vào dây nịt của chúng.
4. Bưu điện khác thường
Ở Ấn Độ, các bưu điện có thể rất khác so với những bưu điện mà chúng ta thường biết đến. Ví dụ như bưu điện nổi được xây dựng trên một nhà thuyền, bưu điện cao nhất thế giới được xây dựng ở độ cao 15.500 ft (4.724m) trên mực nước biển ở Himachal Pradesh. Vào những năm 1970, một số thành phố ở Rajasthan thậm chí còn có các bưu cục lạc đà di động, những con la được sử dụng để chuyển thư ở vùng núi Darjeeling của Bengal.
5. "Nhà" của các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng
Ấn Độ là nơi ở của những loài động vật quý hiếm và đặc biệt nhất ở châu Á. Trong số đó có sư tử châu Á đang rơi vào nguy cơ tuyệt chủng và loài ếch tía độc nhất vô nhị.
6. Nơi tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới hàng năm
Ấn Độ là một trong những nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Nhu cầu của Ấn Độ đạt trung bình 838 tấn mỗi năm trong 10 năm qua. Năm 2018, nước này tiêu thụ 760,4 tấn vàng, phần lớn dùng làm đồ trang sức cho cưới hỏi, lễ hội.
7. Những cây cầu được làm hoàn toàn từ rễ cây
Những cây cầu ở bang Meghalaya, nơi ẩm ướt nhất thế giới, được làm hoàn toàn bằng rễ cây để ngăn chúng bị mục nát do hơi ẩm. Phải mất nhiều năm người ta mới hoàn thành một cây cầu như vậy tuy nhiên chúng có khả năng chống chịu cao hơn nhiều so với những cây cầu làm bằng gỗ.
8. Ngôi đền Hindu giàu nhất thế giới
Đền Padmanabhaswamy, ở thủ đô Thiruvananthapuram của Kerala, không chỉ là ngôi đền Hindu giàu có nhất trên thế giới, mà nó còn là nơi thờ tự phong phú nhất từng tồn tại. Năm 2011, bộ phận khảo cổ học đã tiến hành mở các ngăn bí mật của ngôi đền để kiểm tra bộ vật dụng được cất giữ bên trong và không ngờ tìm thấy hàng loạt đồ đạc bằng vàng, bạc và đá quý trị giá hàng trăm triệu đô la.
9. Bộ 16 món trang sức của phụ nữ đã kết hôn
Chỉ sau khi kết hôn, phụ nữ mới sử dụng 16 món trang sức của họ, được gọi là Sola Shringar. Trong số này có Bindi, chấm màu được đặt ở giữa trán và Nath, hay còn gọi là khuyên mũi.
10. Bức tượng cao nhất thế giới
Ấn Độ là nước sở hữu bức tượng lớn nhất thế giới với chiều cao 182m và được gọi là “bức tượng của sự thống nhất”. Bức tượng đại diện cho nhà lãnh đạo phong trào độc lập Ấn Độ Sardar Vallabhbhai Patel, thường được biết đến với cái tên Sardar Patel.
11. Màu của tang tóc không phải màu đen
Khác với phần còn lại của thế giới, sau cái chết của một người thân, không khí tang tóc được thể hiện bằng màu trắng, biểu tượng của sự tinh khiết, chứ không phải màu đen. Khi một người phụ nữ mất chồng, nhiều năm sau đí, cô ấy sẽ mặc một bộ saree trắng. Hoặc một người chồng góa vợ, đặc biệt là ở bang Rajasthan, sẽ đội một chiếc khăn xếp có màu trắng.
12. Đồi Nam Châm có 1-0-2
Khi đỗ đúng điểm đánh dấu ở Đồi Nam Châm (Quốc lộ Leh-Kargil-Baltic tại vùng Ladakh), ôtô sẽ tự chạy lên dốc với vận tốc khoảng 15 - 20 km/h. Thậm chí nước đổ ra đường cũng có xu hướng chảy ngược lên dốc. Những giả thuyết hiện đại xoay quanh từ trường được nhiều người tin tưởng. Theo đó, ngọn đồi phát ra nguồn năng lượng từ tính khổng lồ, hút các phương tiện trong phạm vi nhất định về phía nó. Do đó, nơi này được đặt tên là Đồi Nam Châm. Người dân và bộ đội biên phòng khẳng định các phi công thường phải nâng độ cao cho trực thăng hoặc phi cơ khi bay qua cung đường này, để tránh nhiễu từ và nhiễu động.
Trái lại, một giả thuyết khác cho rằng ngọn đồi không có bất kỳ loại lực từ nào, bởi hiện tượng xe tự lên dốc là một ảo ảnh quang học. Địa hình của vùng đất bao quanh Đồi Nam Châm với những ngọn đồi dốc khiến đường chân trời bị che khuất, não bộ và mắt con người thấy đường thoải xuống là một dốc lên.
13. 9 người đàn ông vô danh
9 Unknown Men (9 người đàn ông vô danh) là một hội kín được thành lập bởi Hoàng đế Mauryan, Ashoka, vào khoảng năm 270 trước Công nguyên nhằm bảo tồn và phát triển những kiến thức có thể gây nguy hiểm cho nhân loại nếu rơi vào tay kẻ xấu. Mỗi người trong số họ được cho là chịu trách nhiệm bảo vệ và cải tiến một cuốn sách duy nhất. Mỗi cuốn sách đề cập đến một nhánh kiến thức tiềm ẩn những mối nguy hiểm khác nhau.
14. Ngọn tháp của sự im lặng
Trong tôn giáo Zoroastrian, Đất và Lửa đều được coi là linh thiêng. Vì lý do này, họ đã xây dựng Dakhma, còn được gọi là Tháp của sự yên lặng (Tower of Silence). Tower of Silence là một cấu trúc hình tròn, nhô cao được xây dựng nhằm mục đích hóa giải, nghĩa là, để xác chết tiếp xúc với những con chim ăn thịt, thường là kền kền. Mặc dù có mặt ở Iran, nhưng Tháp này hiện chỉ được sử dụng ở Ấn Độ.
15. Đàn ông nắm tay nhau ngoài phố
Ở Ấn Độ, người ta thường bắt gặp những người đàn ông nắm tay nhau trên đường phố. Ở một số quốc gia, đây có thể được coi là dấu hiệu của một xu hướng tình dục cụ thể, nhưng ở Ấn Độ, đó chỉ là biểu hiện của tình cảm giữa hai người bạn thực sự. Ngược lại, hiếm thấy biểu hiện tình cảm giữa những người khác giới. Nam nữ hôn nhau ở nơi công cộng bị coi là khiếm nhã.
16. Nhẫn cưới đeo vào ngón chân
Ở Tamil Nadu, chiếc nhẫn cưới được đặt trên ngón chân cái. Theo truyền thống, 2 chiếc nhẫn bạc được chú rể đặt vào chân người mình yêu có thể giúp cho người phụ nữ có một thai kỳ khỏe mạnh. Trong trường hợp này, nên tránh đeo nhẫn vàng, vì vàng là biểu trưng của sự phồn thịnh, không nên treo ở chân.
Nguồn: Brightside, Instagram
Doanh nghiệp & Tiếp thị