MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

2 cô gái này là minh chứng rõ rệt nhất cho câu "khéo ăn thì no, khéo co thì ấm": Tháng nào cũng đều đặn tiết kiệm được 1 nửa thu nhập

22-08-2024 - 15:39 PM | Sống

15 triệu/tháng là mức lương phổ biến của nhiều người trẻ. Song không phải ai cũng biết cách tiết kiệm và chi tiêu khéo léo với khoản thu nhập này.

Lương 15 triệu tiết kiệm được 10 triệu: Tiêu gì khéo vậy?

Phương Thảo (26 tuổi, Hà Nội) đang làm nhân viên văn phòng, kiếm được  15 triệu/tháng. Cô nàng đã duy trì mục tiêu tiết kiệm 10 triệu từ lương hàng tháng cách đây hơn một năm. Phương Thảo cho rằng, để tiết kiệm được nhiều tiền thì phụ thuộc phần lớn vào sự kỷ luật và nghiêm túc của bản thân.

Phương Thảo bày tỏ: "Với mình, để tiết kiệm thì bạn cần cắt giảm những khoản chi không cần thiết và đặt việc tiết kiệm lên hàng đầu. Nếu cứ dùng lương để tập trung cho giải trí và thỏa mãn nhu cầu cá nhân thì kiếm được bao nhiêu sẽ tiêu hết bấy nhiêu.

Mình nghĩ thu nhập cao hay thấp không quyết định bạn tiết kiệm có được nhiều tiền hay không. Vì thực ra nếu bạn kiếm được nhiều hơn, mức sống và nhu cầu hưởng thụ tăng tăng cao thì quỹ tiết kiệm chưa hẳn được nhiều".

2 cô gái này là minh chứng rõ rệt nhất cho câu

Ảnh minh họa

Với 5 triệu dành cho chi phí hàng tháng được cô dùng như sau: "Mình không thuê trọ, mà chọn hàng ngày di chuyển bằng xe máy đi lại giữa nhà và công ty khoảng 1 tiếng. Do đó, chi phí cho nhà ở của mình bằng 0. Tiền xăng xe là 300 ngàn. Hàng tháng, mình đưa cho mẹ 3 triệu để trả tiền ăn uống và đóng tiền nước cho gia đình.   Như thế, mình còn lại 1,7 triệu để chi tiêu linh tinh. Trong khoản 1,7 triệu này, mình dành 30% để đi uống nước cùng bạn bè, còn lại là mua mỹ phẩm, quần áo và đồ dùng cá nhân".

Phương Thảo cho biết thêm, để duy trì tiền sinh hoạt hàng tháng ít ỏi như vậy, cô bạn thường chỉ đi ăn uống bình dân để tiết kiệm, chẳng hạn thỉnh thoảng mới  dám uống cốc cafe 50 ngàn, ăn một bữa 200-300 ngàn,... Ngoài ra, cô bạn không mua sắm đồ makeup và trang phục quá nhiều, trung bình 2-3 tháng mới sắm đồ mới nên "vén" được khá nhiều tiền cho khoản chi tiêu này.

"Thời gian đầu mới sống tiết kiệm, mình có tải app thu chi để xác định dòng tiền tiêu dùng cố định hàng tháng. Khoảng nửa năm sau, khi mình đã biết bản thân nên chi tiêu bao nhiêu, tiết kiệm như thế nào thì mình có thể ngừng dùng app. Mình thấy việc dùng app khá tốt, vì bình thường mình chi tiêu có những khoản linh tinh nhưng cộng vào thì nhiều lắm. Mình dùng app thì cuối tháng sẽ biết bản thân cần bớt hoặc thêm ở khoản nào", cô bạn chia sẻ thêm 1 mẹo tiết kiệm.

2 cô gái này là minh chứng rõ rệt nhất cho câu

Ảnh minh họa

Đi thuê nhà nhưng tháng nào cũng tiết kiệm được một nửa lương

Đây là câu chuyện của Huyền (24 tuổi, Hà Nội) với mức lương 14-15 triệu nhưng tháng nào cũng luôn tiết kiệm được trung bình 7 triệu.

Huyền chia sẻ về cách cô bạn chi tiêu hàng tháng : "Mình dành 3 triệu cho tiền nhà, 3 triệu cho chi phí ăn uống, 2 triệu chi tiêu linh tinh. Nếu tháng nào mà mình lỡ chi tiêu quá tay thì rơi vào 2 trường hợp. Một là mình mua sắm quần áo, mỹ phẩm quá nhiều hay hai là mình đã đi du lịch với bạn trong tháng đó. Nếu tháng nào mình lỡ tiêu quá tay thì 1-2 tháng sẽ nỗ lực tăng ca hoặc ăn và tiêu ít hơn để bù vào.

Hiện tại mình thấy mức chi tiêu của mình là ổn với mức sống và mong muốn cá nhân. Có duy nhất 1 khoản mình muốn tiết kiệm hơn là tiền nhà, song vì mình đã ở ổn định chỗ thuê này khá lâu với bạn nên hiện tại vẫn chưa muốn tìm chỗ khác rẻ hơn".

Từ trải nghiệm cá nhân, Huyền cho rằng để tiết kiệm cần chú trọng đến 2 điều là quản lý chi tiêu và phân chia thu nhập thành các phần khác nhau. Bên cạnh đó, cô bạn cũng chia sẻ rằng không nên quá áp lực trong câu chuyện chi tiêu. Chẳng hạn với trường hợp cá nhân, cô chấp nhận có những tháng tiêu đến 10 triệu, tiết kiệm 5 triệu nhưng tháng sau phải tìm cách bù vào. Cân bằng giữa sống tiết kiệm và chi tiêu thoải mái cho nhu cầu cá nhân là nguyên tắc giúp cô bạn đi đường dài trên hành trình làm chủ tài chính.

2 cô gái này là minh chứng rõ rệt nhất cho câu

Ảnh minh họa

Học được gì từ lối sống tiết kiệm?

Phương Thảo cho hay, cô đã có kế hoạch liên quan đến tiền bạc khá cụ thể cho những năm tới. Cụ thể, trong tương lai gần 1-2 năm, cô vẫn duy trì cách quản lý tài chính hiện tại để giữ được mức tích lũy trên 50% thu nhập hàng tháng.

Với số tiền tích lũy, Phương Thảo dự tính sẽ mở kinh doanh riêng ở quê. Song song đó, cô sẽ đầu tư vào các hình thức an toàn để “tiền đẻ ra tiền” dù với mức lợi nhuận không cao nhưng có thể giảm bớt tính rủi ro. Cô cho hay, duy trì lối sống tiết kiệm có thể gây vất vả song đó là nền tảng để chuẩn bị tài chính cho các dự định trong tương lai.

Còn về phía Huyền, cô bạn cho hay từ khi sống tiết kiệm cô biết cách chi tiêu cho những khoản chi xứng đáng, thay vì vung tiền cho các món đồ chỉ để thỏa mãn cảm xúc như trước. 

"Mình chưa có kế hoạch tài chính cụ thể, cứ xoay xở theo tình huống thôi. Nhưng mình sẽ cố gắng để luôn tích lũy được 30-50% thu nhập. Mình từng thất nghiệp trong thời gian dài nên mình hiểu tầm quan trọng của có quỹ tích lũy và cắt giảm những khoản chi không cần thiết", cô bạn bày tỏ.

Theo Nguyệt

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên