2 dự án gần 10.000 tỷ hiện thực hóa ước mơ của 22 triệu người dân, giúp vùng đất 'Chín Rồng' cất cánh
Tổ hợp công trình cao tốc và cây cầu mới khánh thành mang lại luồng gió mới cho hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- 25-12-2023Nhiều dự án trọng điểm tại tỉnh Quảng Nam chưa giải ngân được
- 25-12-2023Chuyển Bộ Công an 9 vụ việc về ngành điện, có liên quan 154 dự án điện mặt trời
- 25-12-2023Dự án 1.565 tỷ vừa được khởi công tại Quảng Trị có gì đặc biệt?
Người dân mong chờ đã lâu
Phát biểu tại Lễ khánh thành Dự án Cầu Mỹ Thuận 2 và tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh nhấn mạnh: Đây là niềm vui, phấn khởi và kỳ vọng vào tương lai tốt đẹp hơn của nhân dân, Đảng bộ, chính quyền 2 tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Còn ông Lữ Quang Ngời - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, khi trả lời phóng viên Dân trí đã khẳng định: "Công trình cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2 được bà con nhân dân mong chờ đã lâu".
Thật vậy, ông Nguyễn Hồng Dũng (người dân ngụ xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) đã rất vui mừng khi có mặt trong ngày khánh thành 2 công trình giao thông trọng điểm. Ông cho Tạp chí GTVT hay: "Người dân chúng tôi rất vui mừng khi cầu Mỹ Thuận 2 khánh thành, đưa vào sử dụng, đã phá thế độc đạo và chia lửa cho cầu Mỹ Thuận hiện hữu, rút ngắn thời gian di chuyển từ Cần Thơ đi TP. HCM xuống còn 2 tiếng đồng hồ".
Còn ông Thiên Phúc (53 tuổi) - một công nhân ngụ TP.HCM đã gắn bó ba năm qua với công trường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ xúc động nói với báo Giao thông: "Hạnh phúc lắm, có được một con đường mà còn là đường cao tốc thì nhất miền Tây rồi. Tôi không phải là người dân miền Tây mà còn mừng, huống hồ bà con nơi đây. Sau này, tôi nhất định sẽ về vùng đất này chơi nhiều hơn".
Cùng gắn bó trên công trường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, ông Lâm Sơn Châu (60 tuổi, ngụ huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) phấn khởi nói: "Mấy tháng nay anh em thay nhau tăng ca cả đêm lẫn ngày để làm cao tốc, cuối cùng cũng đến ngày khánh thành. Nhìn mặt đường láng nhựa đẹp, ai cũng mừng, gặp ai tôi cũng kể về tuyến cao tốc này.
Người dân sống gần điểm đầu dự án cho biết, mấy ngày nay, qua các phương tiện truyền thông họ biết cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ sắp khánh thành, người dân ai cũng nôn nao mong chờ. Trên tuyến quốc lộ 80, ai đi đường cũng ngoái nhìn lại tuyến cao tốc đã hình thành.
"Một bên là cao tốc, một bên là cầu Mỹ Thuận 2, Tết này hết kẹt xe rồi", tài xế Nguyễn Văn Dăm, ngụ tỉnh Đồng Tháp cười nói.
Tài xế Nguyễn Thái Cường (ngụ TP Cần Thơ) chia sẻ với báo Tiền Phong rằng: "Từ nay bà con miền Tây đi lại lên TPHCM, miền Đông đỡ nhiều, hàng hóa nông sản của miền Tây sẽ vươn xa, đáp ứng mong mỏi bao đời của bà con nông dân đồng bằng".
Mảnh đất "Chín Rồng" sẽ cất cánh
Nhiều năm qua, sự bất cập triển khai chậm hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long ngày càng bộc lộ rõ, cản trở phát triển vùng. Sự yếu kém của giao thông khu vực này là kẹt xe trong dịp lễ, Tết khiến chi phí vận chuyển hàng khóa tăng cao.
Thực vậy, từ trước đến nay nếu đi các tỉnh ĐBSCL chỉ có con đường độc đạo là Quốc lộ 1. Tốc độ đô thị hóa cùng sự phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng đang khiến tuyến đường này quá tải, thường xảy ùn tắc giao thông.
Vùng ĐBSCL có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, trung tâm sản xuất lúa gạo, thủy hải sản và trái cây hàng đầu của cả nước. Những năm qua, vùng ĐBSCL đạt nhiều kết quả trong phát triển, tuy nhiên, hạ tầng giao thông vẫn là điểm nghẽn lớn nhất khiến khu vực này chưa phát triển như kỳ vọng dù có nhiều dư địa.
Việc khánh thành dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2 là quyết tâm cao của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh hậu đại dịch. Trong thời gian tới, hàng loạt dự án kết nối giao thông ĐBSCL sẽ được triển khai, góp phần nâng cao đời sống cho hơn 20 triệu người dân trong toàn vùng.
Phát biểu tại Lễ khánh thành Dự án Cầu Mỹ Thuận 2, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh cho biết, việc khánh thành, đưa vào sử dụng cầu Mỹ Thuận 2 có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm giảm áp lực kẹt xe, ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 1, cầu Mỹ Thuận 1; kết nối đồng bộ với cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận và cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Điều này sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại, vận tải hàng hóa, rút ngắn thời gian đi lại; tạo liên kết đồng bộ để phát huy hiệu quả các dự án đang được triển khai đầu tư xây dựng trong vùng, là cơ sở để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển trong thời gian tới.
Đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2 sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ TPHCM tới Cần Thơ chỉ còn khoảng 2 giờ, giảm thiểu ùn tắc, hạn chế tai nạn giao thông và tiết kiệm chi phí vận tải. Đây là một yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư và phát triển du lịch của khu vực.
Việc hoàn thành các công trình cơ sở hạ tầng giao thông này không chỉ đơn thuần là cải thiện mạng lưới giao thông mà còn mở ra cơ hội mới cho phát triển du lịch của khu vực. Theo các chuyên gia, đường cao tốc giúp "vẽ” lại bản đồ du lịch, tạo ra nhiều điểm đến mới, nhiều sản phẩm mới và nhiều loại hình mới.
Đường cao tốc giúp du khách có thể di chuyển nhanh chóng, tiện lợi và an toàn giữa các địa điểm du lịch, giảm chi phí và thời gian cho hành trình. Đường cao tốc cũng tạo ra sự kết nối giữa các vùng du lịch, tăng cường sự hợp tác và phối hợp giữa các địa phương trong việc xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch.
Đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ trị giá 4.826 tỷ và cầu Mỹ Thuận 2 trị giá 5.003 tỷ không chỉ là công trình giao thông hiện đại, mà còn là động lực cho sự phát triển du lịch của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần vào việc hiện thực hóa mục tiêu phát triển quốc gia, vì một Việt Nam hùng cường.
Cầu Mỹ Thuận thật sự là cây cầu lịch sử có tính mở đường, kết nối, lan tỏa, tạo động lực cho sự phát triển của ĐBSCL trong thế kỷ 21.
Và từ ngày 25/12, cầu Mỹ Thuận 2 được khánh thành, sừng sững vắt ngang sông Tiền, biến là những cây cầu trong mơ thành hiện thực, để cùng hiện thực hóa giấc mơ hóa Rồng, khát vọng vươn lên của vùng châu thổ sông Cửu Long.
Tổng hợp
Đời sống & pháp luật