2 trường hợp được hoàn lại thuế thu nhập cá nhân đã nộp
Hoàn thuế thu nhập cá nhân không phải là thủ tục bắt buộc vì nếu có số thuế nộp thừa thì được bù trừ vào kỳ sau; trường hợp cá nhân muốn hoàn thuế phải có mã số thuế và có đề nghị hoàn thuế.
- 04-02-2021Việt Nam trở thành địa điểm sản xuất xe 'nóng' tại ASEAN
- 03-02-2021Hà Nội yêu cầu nhà hàng, quán ăn phải có vách ngăn giữa khách hàng
- 03-02-2021Phó Thủ tướng: Quyết tâm để người dân kể cả trong vùng dịch và ngoài vùng dịch có một cái Tết an toàn
Khoản 2 Điều 8 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau:
TH1: Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;
TH2: Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;
TH3: Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền".
Trong đó, 2 trường hợp đầu là phổ biến nhất
Để được hoàn thuế thu nhập cá nhân khi thuộc trường hợp hoàn thuế, căn cứ Điều 28 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Điều 23 Thông tư 92/2015/TT-BTC, cần đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:
- Cá nhân đã đăng ký và có mã số thuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán (điều kiện này người nộp thuế không cần quan tâm vì khi nộp thuế đã có mã số thuế cá nhân).
- Cá nhân phải có yêu cầu hoàn thuế.
Cần lưu ý, đối với cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân. Sau khi bù trừ, nếu còn số thuế nộp thừa thì được bù trừ vào kỳ sau hoặc hoàn thuế nếu có đề nghị hoàn trả.
Trong trường hợp cá nhân thuộc diện khai trực tiếp với cơ quan thuế có thể lựa chọn hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ sau tại cùng cơ quan thuế.
Như vậy, hoàn thuế thu nhập cá nhân không phải là thủ tục bắt buộc vì nếu có số thuế nộp thừa thì được bù trừ vào kỳ sau; trường hợp cá nhân muốn hoàn thuế phải có mã số thuế và có đề nghị hoàn thuế.