MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, bất kì ai cũng cần biết những điều nên và không nên làm khi bị sốt xuất huyết

21-03-2021 - 22:16 PM | Sống

2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, bất kì ai cũng cần biết những điều nên và không nên làm khi bị sốt xuất huyết

Hai ca tử vong do bệnh sốt xuất huyết đều là trẻ em từ 5-7 tuổi vừa xảy ra tại Phú Yên lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm của căn bệnh này.

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Phú Yên, 2 trường hợp tử vong do bệnh sốt xuất huyết mới được ghi nhận trên địa bàn tỉnh, là bé trai (5 tuổi) tại thị xã Đông Hòa và bé trai (7 tuổi) tại huyện Sông Hinh.

Cả 2 bé đều bị sốt ở nhà từ 3 đến 4 ngày, các gia đình tự điều trị cho con bằng thuốc hạ sốt. Khi thấy trẻ có diễn biến bệnh nặng, gia đình mới đưa đến Trung tâm y tế tuyến huyện để cấp cứu, sau đó tiếp tục đưa các bệnh nhi đến bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Yên để điều trị, nhưng cả 2 cháu sau đó đều tử vong. Trong 2 ca tử vong này có 1 trường hợp có bệnh nền là tan máu bẩm sinh .

Các trường hợp mắc sốt xuất huyết, thậm chí là nghiêm trọng, vẫn xuất hiện rải rác tại mọi thời điểm trong năm. Những năm gần đây, sốt xuất huyết vẫn là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao tại Việt Nam và hằng năm ghi nhận nhiều ca tử vong do căn bệnh này gây ra.

Có thể nói, mặc dù sốt xuất huyết là căn bệnh phổ biến nhưng người dân tuyệt đối không được chủ quan. Đặc biệt cha mẹ tuyệt đối không được tự điều trị bệnh tại nhà cho con để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra có thể lây thành những vụ dịch lớn. Bệnh thường xảy ra ở các nước nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rộng rãi kể cả thành thị và nông thôn. Bệnh thường xảy ra tập chung chủ yếu vào mùa mưa.

2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, bất kì ai cũng cần biết những điều nên và không nên làm khi bị sốt xuất huyết - Ảnh 1.

Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết là có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp, rối loạn đông máu, suy đa tạng... Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời dễ dẫn đến dễ dẫn đến sốt xuất huyết dạng nặng, có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, bất kì ai cũng cần biết những điều nên và không nên làm khi bị sốt xuất huyết - Ảnh 2.

Bệnh sốt xuất huyết lây qua đường nào?

Theo Cục y tế dự phòng (Bộ Y Tế) bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua 2 đường bao gồm:

1. Lây bệnh do bị muỗi vằn đốt là đường lây phổ biến nhất: Muỗi vằn (Muỗi aedes) sau khi đốt hút máu người bệnh sốt xuất huyết hoặc người bệnh mang virus Dengue nhưng không biểu hiện triệu chứng (người lành mang bệnh), rồi sau đó đốt người khỏe mạnh và đưa virus vào cơ thể người khỏe mạnh qua vết đốt đó.

2. Lây qua đường lấy máu hoặc dùng chung bơm kim tiêm: Có khả năng gây bệnh nếu lấy máu của người mang mầm bệnh truyền cho người lành hoặc khi người lành và người bệnh dùng chung bơm kim tiêm

2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, bất kì ai cũng cần biết những điều nên và không nên làm khi bị sốt xuất huyết - Ảnh 3.

Triệu chứng của sốt xuất huyết

Có 3 loại bệnh sốt xuất huyết: Sốt xuất huyết thể nhẹ, sốt xuất huyết chảy máu và sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue).

1. Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ

- Sốt cao 39-40 độ C kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt

- Có thêm các triệu chứng như khó chịu vật vã, xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc

- Nhức đầu nghiêm trọng

- Đau phía sau mắt

- Đau khớp và cơ

- Buồn nôn và ói mửa

- Phát ban

2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, bất kì ai cũng cần biết những điều nên và không nên làm khi bị sốt xuất huyết - Ảnh 4.

2. Triệu chứng sốt xuất huyết có chảy máu

Các dấu hiệu sốt xuất huyết dạng này bao gồm:

- Tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nhẹ

- Tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím.

- Thể bệnh này có thể dẫn đến tử vong.

2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, bất kì ai cũng cần biết những điều nên và không nên làm khi bị sốt xuất huyết - Ảnh 5.

3. Triệu chứng sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)

Thể bệnh này là dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết, bao gồm:

- Tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng:

- Chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).

2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, bất kì ai cũng cần biết những điều nên và không nên làm khi bị sốt xuất huyết - Ảnh 6.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết trở nên nghiêm trọng, cần đi khám ngay

Nếu có bất kỳ một trong những dấu hiệu sau đây người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị tích cực:

- Vật vã, lừ đừ, li bì, da lạnh, vã mồ hôi, tím tái

- Sốt li bì

- Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan: Đau bụng vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị.

- Nôn nhiều

- Xuất huyết niêm mạc: chảy máu cam, đái ra máu, nôn ra máu, ra máu âm đạo bất thường, rong kinh...

- Tiểu ít

2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, bất kì ai cũng cần biết những điều nên và không nên làm khi bị sốt xuất huyết - Ảnh 7.

Điều trị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tự theo dõi sát tại nhà, đến bệnh viện làm xét nghiệm theo hẹn. Tuyệt đối không được tự tiến hành điều trị tại nhà mà không qua hướng dẫn của bác sĩ.

2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, bất kì ai cũng cần biết những điều nên và không nên làm khi bị sốt xuất huyết - Ảnh 8.

Các biến chứng của sốt xuất huyết

- Tràn dịch màng phổi, máu đọng trong thận: Đây là 2 biến chứng nặng nhất, rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc để lại những hậu quả nặng nề sau này cho người bệnh.

- Tổn thương một số cơ quan nội tạng như suy gan, não, suy hô hấp, thận. Đặc biệt, những bệnh nhân đã có những bệnh nền như suy thận, suy gan do rượu... mà bị sốt xuất huyết thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

- Đối với bệnh nhân xuất huyết nặng, biến chứng tiểu cầu giảm là tình trạng rất nguy hiểm. Nếu đã bị giảm tiểu cầu, bệnh nhân không được truyền kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết não, dễ tử vong.

2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, bất kì ai cũng cần biết những điều nên và không nên làm khi bị sốt xuất huyết - Ảnh 9.

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

1. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em giai đoạn khởi phát điển hình là sốt, kèm theo các dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết điển hình như:

- Quấy khóc

- Bỏ bú, chán ăn

- Buồn nôn, nôn trớ

- Mệt mỏi

- Sung huyết ở da (xuất huyết ở lỗ chân lông)

- Chảy máu chân răng.

2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, bất kì ai cũng cần biết những điều nên và không nên làm khi bị sốt xuất huyết - Ảnh 10.

2. Phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Không có biện pháp điều trị đặc trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em. Các biện pháp chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà bao gồm: Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, cung cấp đủ nước cho trẻ bị sốt xuất huyết bằng cách cho bé bú, uống đủ nước, nước trái cây hay ăn cháo loãng sẽ giúp ngăn chặn tình trạng mất nước. Đồng thời, bạn cần kiểm tra thân nhiệt và theo dõi bé liên tục.

Không được tự ý cho bé bị sốt xuất huyết dùng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, bất kì ai cũng cần biết những điều nên và không nên làm khi bị sốt xuất huyết - Ảnh 11.

Sốt xuất huyết nên ăn gì?

1. Bổ sung nhiều nước: Ngoài nước lọc, nên uống thêm các loại nước trái cây, nước ép như nước cam, canh, nước ép bưởi, nước dừa vì các loại quả này có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng, giúp cho thành mạch máu khỏe hơn.

2. Ăn cháo loãng, súp: Đây là những thực phẩm dễ hấp thu và bổ sung dưỡng chất.

3. Uống nước chanh, nước dừa: Nước chanh giúp loại bỏ các độc tố từ virus sốt xuất huyết ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Nước dừa giúp bổ sung chất điện giải và nhiều chất khoáng vi lượng khác cho cơ thể bị mất nước do sốt xuất huyết.

4. Súp lơ xanh, cải bó xôi: Súp lơ xanh, hay bông cải xanh, là một nguồn bổ sung vitamin K tuyệt vời, giúp tái tạo tiểu cầu. Cải bó xôi là một nguồn thực phẩm giàu axit béo omega-3 và sắt, giúp cải thiện hệ thống miễn dịch.

2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, bất kì ai cũng cần biết những điều nên và không nên làm khi bị sốt xuất huyết - Ảnh 12.

Sốt xuất huyết cần kiêng, tránh gì?

- Không tự ý dùng thuốc hạ sốt: Tự ý dùng thuốc hạ sốt trong trường hợp không mong muốn có thể khiến tình trạng chảy máu ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue trở nên trầm trọng hơn.

- Không ăn các thực phẩm có màu đen, nâu, đỏ: Vì khi có phân của bệnh nhân có thể bị nhuộm màu tối, ảnh hưởng đến việc phân biệt có phải do xuất huyết tiêu hóa hay không.

- Không uống trà đặc, cà phê, hút thuốc, uống rượu: Những thứ này sẽ khiến cho não bị kích thích, làm tăng huyết áp, tim đập nhanh và cơ thể trở nên mệt mỏi hơn, một số trường hợp còn làm giảm tác dụng của một số loại thuốc hạ sốt.

- Không ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, đồ cay nóng: Dầu mỡ là tác nhân hàng đầu gây ra đầy bụng, khó tiêu, cơ thể mệt mỏi, năng lượng cơ thể bị hao hụt...

- Hạn chế muỗi tiếp xúc với da: Nếu để bị muỗi đốt sẽ khiến bệnh nặng thêm, tăng nguy cơ lây bệnh cho những người thân xung quanh.

2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, bất kì ai cũng cần biết những điều nên và không nên làm khi bị sốt xuất huyết - Ảnh 13.

Sốt xuất huyết bao lâu thì được tắm?

Khi bị mắc bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân không nhất thiết phải kiêng tắm gội. Tuy nhiên, trong thời gian từ cuối ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 7 mắc bệnh, các triệu chứng sốt có thể giảm nhưng lại có thể xuất hiện các biến chứng nếu không cẩn thận. Vì vậy, trong những ngày này, nên hạn chế tắm gội và chỉ nên vệ sinh cơ thể bằng cách lau người bằng nước ấm, vì nước lạnh làm co mạch ở bề ngoài da nhưng lại làm giãn mạch bên trong nội tạng cơ thể, đây là một căn nguyên gây ra tử vong liên quan đến xuất huyết.

2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, bất kì ai cũng cần biết những điều nên và không nên làm khi bị sốt xuất huyết - Ảnh 14.

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

- Diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy như: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần, thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

- Phòng chống muỗi đốt bằng cách: Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày, dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi.

- Tích cực phối hợp với chính quyền địa phương và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch.

2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, bất kì ai cũng cần biết những điều nên và không nên làm khi bị sốt xuất huyết - Ảnh 15.

Theo HH

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên