Họp lớp 20 năm sau khi tốt nghiệp Cambridge, tôi phát hiện sự thật về bạn cùng lớp: Hoá ra đây là sự khác biệt
Biết về tình trạng hiện tại của những người bạn cùng lớp ngày xưa, tôi chợt bần thần suy nghĩ, nhận ra mình đã sai nhiều điều.
- 21-02-2024Vừa bỏ tiền mua nhà tân hôn, tôi chết điếng khi vô tình nhìn người đứng tên sổ đỏ: Vội chia tay ngay không cưới xin nữa
- 21-02-2024Mời gia đình bạn gái đi ăn tối, tôi gọi 4 món cho 6 người, sắc mặt bạn gái lập tức thay đổi, đồ ăn bưng lên thì càng khó xử hơn
- 17-02-202465 tuổi, điều tôi hối hận nhất sau khi nghỉ hưu là bỏ ra gần 6,9 tỷ mua căn nhà rộng 180m2: Giờ ở không được, bán cũng không xong
*Bài chia sẻ của tác giả An Sóc, người gốc Bắc Kinh, Trung Quốc. An Sóc từng du học ở nhiều nước, đầu tiên là học tiểu học ở Nhật Bản, sau đó học cấp 3 ở Anh, rồi được nhận vào Đại học Cambridge năm 2004.
Tuy sinh ra ở Trung Quốc nhưng tôi không nhớ được nhiều kỷ niệm thời thơ ấu ở đây. Năm 6 tuổi, bố tôi làm việc cho một công ty Nhật Bản và được cấp visa lao động Nhật Bản, cho phép ông mang theo người nhà đi cùng. Vì thế, tôi đã chuyển đến Nhật Bản và theo học tại một trường tiểu học công lập ở Nagoya.
Nếu sang Nhật là một sự sắp xếp thụ động thì việc quay trở lại Bắc Kinh học trung học cơ sở là yêu cầu và lựa chọn chủ động của tôi. May mắn thay, sau khi về nước, tôi thích nghi khá nhanh và được nhận vào Trường Trung học trực thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc. Đây là bước ngoặt giúp tôi thực sự mở mang tầm mắt và nhận ra ý nghĩa của việc chăm chỉ nỗ lực và rèn luyện. Trong môi trường tràn ngập những con người xuất sắc từ học tập cho đến các khía cạnh khác, bạn sẽ có nhiều động lực để tiến bước hơn.
Đến giai đoạn tôi bước vào cấp 3, mọi người xung quanh bắt đầu kháo nhau rằng: Sinh viên tốt nghiệp ở trường nước ngoài thường được đánh giá cao hơn sinh viên tốt nghiệp trong nước. Sau này, người ta hoàn toàn chẳng tin vào điều ấy nữa, nhưng ở thời điểm đó, tôi non nớt mà quyết định sẽ đi du học.
An Sóc chụp ảnh cùng bố mẹ và giáo viên dạy vật lý ở trường cấp 3.
Tôi quyết định đi học đại học ở Anh và muốn tham gia kỳ thi Oxbridge (một từ ghép được dùng để chỉ nhóm hai trường đại học Oxford và Cambridge của Anh). Lúc đó, trường Đại học Nhân dân Trung Quốc chưa có khoa quốc tế liên kết nào. Nếu muốn đăng ký vào Oxbridge, tôi phải đến trường ở Anh để học A-Level trong hai năm. Vì vậy, ngay từ năm 16 tuổi, tôi một mình đến Anh để bắt đầu du học.
Trường trung học tôi theo học ở Anh có tên là Harrogate Ladies' College, một trường nội trú tư thục dành cho nữ sinh ở Yorkshire. Ở thời hoàng kim, ngôi trường này được xếp vào top 10 ở Anh, tuy thứ hạng sau đó đã dần tụt xuống nhưng tôi tin vào nền tảng chất lượng. Thời điểm đó, lớp tôi có khoảng 70 hoặc 80 học sinh và khoảng 6 người đến từ Trung Quốc. Học phí cộng với chi phí sinh hoạt gần 600.000-700.000 NDT trong hai năm. Nhưng đây là chuyện của 20 năm trước.
Chương trình giảng dạy của trường kéo dài từ lúc 8 giờ và tan học lúc 4 giờ. Tôi được coi là kiểu người "tự học" khi đăng ký học tới 6 môn một lúc, trong khi bình thường mọi người sẽ học 3-4 môn. Bên cạnh đó, tôi vẫn tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, chẳng hạn như thực tập tại các nhà máy, công trường, công ty luật… cũng tham gia Giải Công Tước Xứ Edinburgh để được đào tạo kỹ năng sống. Cuối cùng, tôi may mắn đạt được 6 điểm A liên tiếp (lúc đó không có điểm A*) và được lên báo địa phương vì trở thành học sinh đạt điểm ấn tượng nhất Yorkshire. Tôi đã nhận được lời mời từ Cambridge và Imperial College cùng một lúc.
An Sóc và bạn bè tham gia Giải Công Tước Xứ Edinburgh.
Tôi cũng nhận ra, để đăng ký vào Cambridge, bạn cần phải nộp Personal Statement, một bài kiểm tra viết và một cuộc phỏng vấn. Mỗi bước đều quan trọng. Điều họ muốn thấy là những tâm hồn thú vị chứ không phải những kẻ mọt sách.
Sau khi đến Cambridge, tôi được biết năm nào cũng có sinh viên bị đuổi học. Có thể thời điểm được nhận vào trường chính là khoảnh khắc hạnh phúc và huy hoàng nhất của họ. Sau khi đạt được mục tiêu, họ rơi vào cảm giác trống rỗng và mệt mỏi. Trong khi Cambridge là ngôi trường yêu cầu tính tự giác rất cao nên không ngạc nhiên khi các sinh viên thiếu động lực học tập, thi trượt và cuối cùng bị đuổi học.
Vậy còn những người "sống sót" thì sao? Họ có đạt được cuộc sống hạnh phúc không?
Tôi biết nhiều người đã tốt nghiệp trường Oxbridge và họ không trở thành "siêu nhân" vì xuất thân từ một ngôi trường danh giá. Thỉnh thoảng, chúng tôi sẽ họp mặt để trò chuyện với nhau. Có người trở thành giáo viên, có người đi làm công ăn lương, có người lại trở thành một nghệ thuật gia hoàn toàn trái ngành. Suy cho cùng, tất cả chúng ta đều là những con người bình thường, trải qua những thăng trầm cuộc đời. Chiếc bằng đại học không thể "hô biến" khiến mọi thử thách biến mất.
An Sóc chụp chung với các bạn cùng lớp ở Cambridge.
Khi mới tốt nghiệp Cambridge, tôi khao khát khởi nghiệp, tìm kiếm danh lợi một cách vội vã. Tôi coi đó là "thời điểm gặt hái lợi nhuận" sau quá nhiều thời gian "đầu tư" vào việc học tập. Nhưng đó là sai hoàn toàn.
Nghĩ lại hồi trung học ở Anh, nhiều bạn học người Anh của tôi đã dành thời gian bồi dưỡng nhiều năng lực khác nhau, như thể thao, nhạc cụ, kịch, nghệ thuật... Một nữ sinh đã đạt thành tích học tập rất tốt, nhưng cuối cùng cô ấy không học đại học mà vào học viện múa để thực hiện ước mơ khiêu vũ.
Trường nữ sinh tôi theo học có nhiều giáo viên tốt nghiệp từ Oxbridge, nhưng họ không ôm mộng trở thành triệu phú hay học giả hàng đầu. Họ tận hưởng công việc giáo viên ở một trường cấp 2 với tâm thái tuyệt vời.
Cuối cùng tôi cũng hiểu ra, làm người bình thường không hẳn là chuyện không tốt.
Đến hiện tại, trở thành mẹ của những đứa trẻ, tôi quan niệm: Nuôi con cái cũng giống như nuôi dưỡng chính mình một lần nữa. Tôi không muốn những khuyết điểm, tiếc nuối trong quá trình trưởng thành của mình xảy ra với con gái mình. Tôi sẽ khuyến khích con có thể học nấu ăn hoặc làm vườn, miễn là con sẽ hạnh phúc và tìm được lý tưởng đích thực của mình.
*Theo Sohu