20 ngành nghề cấm tư nhân kinh doanh: Bộ Công thương khẳng định cần thiết
Chiều ngày 14/2, Bộ Công thương đã có những phản hồi liên quan đến dự thảo về Nghị định độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại, quy định 20 ngành nghề cấm tư nhân tham gia.
- 14-02-2017TP.HCM, Hà Nội lọt top những thành phố dẫn đầu trong việc định hình cho tương lai
- 13-02-2017Doanh nghiệp đồng loạt lên tiếng phản đối Nghị quyết về thu phí cửa khẩu cảng biển của Hải Phòng
- 13-02-2017Điều thú vị của dự thảo 20 ngành nghề cấm tư nhân kinh doanh
- 12-02-2017Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, chuyên gia Phạm Chi Lan nói gì về dự thảo 20 ngành nghề cấm tư nhân kinh doanh?
Trong thông cáo phát đi, Bộ Công thương đã trích dẫn lại khoản 4, điều Luật Thương mại năm 2005 vốn là cơ sở để xây dựng lên Nghị định này và nhắc lại một số văn bản liên quan khác.
Theo đó, cơ quan này tái khẳng định việc ban hành Nghị định với danh mục độc quyền 20 ngành nghề là cần thiết. Bởi nó giúp hệ thống hoá và minh bạch hoá tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ, địa bàn độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại phù hợp với cam kết quốc tế, chính sách và các quy định hiện hành.
Đây cũng là cơ sở để các cơ quan nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội thực hiện chức năng giám sát việc thực hiện độc quyền nhà nước trong các lĩnh vực được liệt kê.
Bên cạnh đó, Bộ Công thương lý giải việc ban hành danh mục sẽ tạo cơ sở pháp lý thông nhất cho việc bảo lưu quyền của Việt Nam trong các cuộc đàm phán quốc tế về mở cửa thị trường. Thông qua đó, tăng cường tính minh bạch cũng như tính hiệu quả của tiến trình hội nhập quốc tế.
Theo Bộ Công thương, quan điểm và quá trình xây dựng dự thảo Nghị định là đúng quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đồng thời phù hợp với các cam kết quốc tế hiện hành của Việt Nam.
“Danh mục không mở rộng và cũng không tăng thêm các lĩnh vực độc quyền nhà nước ngoài các lĩnh vực đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành”, Bộ Công thương nhấn mạnh.
Về phạm vi độc quyền nhà nước và khả năng điều chỉnh giảm danh mục, Bộ Công thương cho biết sẽ chỉ giới hạn trong hoặc một số hoạt động thương mại cụ thể, phù hợp với chủ trương và các quy định của pháp luật hiện hành.
Danh mục ban hành kèm theo dự thảo Nghị định có thể được điều chỉnh giảm khi Luật và Pháp lệnh có liên quan cho phép bãi bỏ lĩnh vực độc quyền nhà nước.
Ngoài ra, theo trình tự luật định, Danh mục ban hành kèm theo dự thảo Nghị định cũng có thể được điều chỉnh giảm khi có đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh hoặc khi có đề nghị bằng văn bản thể hiện nhu cầu và khả năng tham gia của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vào các lĩnh vực độc quyền nhà nước quy định Danh mục.
Trước đó, ngay sau khi Bộ Công thương trình lên Chính phủ dự thảo Nghị định trên, đã có nhiều chuyên gia kinh tế lên tiếng bình luận. Bởi lẽ, theo ý kiến của các chuyên gia ngay từ cái tên đã “phản cải cách, logic” mà Chính phủ theo đuổi bấy lâu nay. Hay như một chuyên gia khác nhận xét, đây dường như là tư duy níu kéo lại quyền cho doanh nghiệp nhà nước và khi được phê duyệt nó sẽ khiến cho thị trường kém minh bạch hơn, doanh nghiệp tư nhân có khả năng hoặc “ẩn mình” hoặc phải trở thành “sân sau” cho doanh nghiệp nhà nước.