MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

20 thói quen ngăn bạn trở thành triệu phú (PII)

02-12-2021 - 23:50 PM | Tài chính quốc tế

Nhiều người luôn tự hỏi tại sao họ làm việc chăm chỉ mà mãi không giàu. Đôi khi một số thói quen có thể ngăn cản con đường trở thành triệu phú của bạn.

Dưới đây là những thói quen mà bạn nên sớm từ bỏ nếu muốn trở thành người giàu có:

11. Xem TV quá nhiều

“Người giàu có tivi nhỏ và thư viện lớn. Người nghèo có thư viện nhỏ và tivi lớn”, Zig Ziglar từng nói.

Đừng hiểu lầm! Bạn vẫn có thể dành thời gian cho các chương trình như Netflix. Tuy nhiên, như trong khám phá của Corley, những người giàu có sở thích đọc sách, tập thể dục hoặc giáo dục bản thân hơn là lãng phí thời gian xem tivi. "Sử dụng thời gian một cách hiệu quả là dấu hiệu của các triệu phú", ông khẳng định. “Lãng phí thời gian là thứ thuộc về những người nghèo".

12. Không tìm tới người cố vấn

Nhiều người tin rằng nếu họ tìm được một cố vấn từ cách đây nhiều năm, họ đã sớm trở nên giàu có. Tại sao lại như vậy? Đó là bởi bạn có thể học được điều gì đó từ những thành công và sai lầm của một người đã phát triển trong một lĩnh vực cụ thể. Lời khuyên của họ có thể giúp bạn bỏ qua rất nhiều sai lầm mà bạn có thể gặp phải và thu được một số lợi ích nhất định.

Thay vì tìm kiếm một người cố vấn ở nơi cách mình quá xa, hãy mở rộng tầm mắt, bởi họ có thể là bất kỳ ai đang ở xung quanh bạn. Bạn có thể xin lời khuyên của một giáo sư đại học hoặc từ chính cha mẹ của mình.

20 thói quen ngăn bạn trở thành triệu phú (PII) - Ảnh 1.

Một người cố vấn có thể giúp bạn rất nhiều trong việc phát triển sự nghiệp. Ảnh: nortonrsx | iStock | Getty Images


13. Ở trong vùng an toàn của bản thân

Chấp nhận rủi ro và thoát ra khỏi vùng an toàn khiến bạn cảm thấy lo ngại. Đó là điều dễ hiểu. Nhưng một khi thực hiện bước nhảy vọt đó, bạn sẽ nhận thấy sự thành công về mặt tài chính. Đây là một thói quen rất hiệu quả đối với Bill Gates, Richard Branson, Larry Ellison và Warren Buffet.

“Theo đuổi sự giàu có đòi hỏi rủi ro", tác giả Corley nói. “Hầu hết mọi người đều không chấp nhận rủi ro, vì vậy họ không giàu có".

14. Không đặt câu hỏi

Bạn không biết tất cả mọi thứ. Hãy gạt cái tôi của mình sang một bên trong giây lát. Nhiều người không thích điều này, nhưng đó là một sự thật và nó sẽ khiến bạn mãi nghèo cho đến khi bạn xử lý được vấn đề.

Cố gắng đoán trước tương lai sẽ dẫn đến thất bại và khiến bạn đưa ra những quyết định sai lầm. Nếu bạn không chắc chắn về khoản đầu tư hoặc ý tưởng cho doanh nghiệp của mình, đừng ngần ngại hỏi xin lời khuyên hay yêu cầu nhận được phản hồi từ những người khác.

15. Chìm đắm trong thất bại

Các doanh nhân coi thất bại như một huy hiệu danh dự. Điều đó không có nghĩa là họ thích thú hay muốn thất bại. Kinh doanh phá sản và gần như mất đi mọi thứ là điều hết sức tồi tệ, nhưng những va chạm của cuộc sống là cần thiết để bạn trở nên mạnh mẽ nhất có thể.

Đừng bối rối. Thất bại thật kinh khủng. Nhưng bạn không nên để điều đó ngăn cản bạn. Hãy chấp nhận rủi ro, và nếu bạn thất bại, hãy học hỏi từ những sai lầm của bạn và tiếp tục tiến lên.

16. Không đặt mục tiêu hàng ngày

Một trong những thói quen tốt nhất mà những người thành công đã thực hiện là viết mục tiêu hàng ngày. Đó là điều đầu tiên họ làm vào mỗi buổi sáng. Nó truyền cảm hứng và khuyến khích họ đạt được mục tiêu của mình.

Việc đặt ra các mục tiêu hàng ngày giúp bạn ưu tiên từ việc quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất.

Ví dụ: thay vì tìm kiếm các hóa đơn quá hạn trị giá 1 triệu đồng của mình, bạn hãy tập trung vào một hoặc hai hóa đơn trị giá 5 triệu đồng. Ưu tiên có nghĩa là làm những gì thực sự quan trọng trước.

17. Suy nghĩ tiêu cực

“Thành công lâu dài chỉ có thể đạt được khi bạn có một tư duy tích cực", Corley viết.

Dưới đây là một số ví dụ về những suy nghĩ tiêu cực phổ biến nhất mà hầu hết chúng ta đều có thể vượt qua:

- Nghi ngờ bản thân: Đào tạo, giáo dục và tìm tới một người cố vấn có thể giúp bạn thay đổi suy nghĩ này.

- Tin rằng bạn không thể đạt được mục tiêu của mình: Tập trung vào việc đạt được mục tiêu hàng ngày của bạn và thúc đẩy bản thân.

- Bị điểm kém: Không. Điểm số và khó khăn trong học tập không quyết định sự thành công. Richard Branson là minh chứng cho thấy một người có thể vượt qua chứng khó đọc như thế nào.

- Cạnh tranh quá khắc nghiệt: Bạn sẽ không bao giờ biết cho đến khi bạn thử. Và, trong trường hợp xấu nhất? Bạn chỉ cần quay đầu làm lại.

- Thiếu tập trung: Sống lành mạnh và đặt mục tiêu hàng ngày có thể giúp bạn tập trung hơn.

18. Chi tiêu phung phí

20 thói quen ngăn bạn trở thành triệu phú (PII) - Ảnh 2.

Hãy tập trung vào việc mua những thứ sẽ giúp bạn kiếm tiền về lâu dài. Ảnh: martin-dm | E+ | Getty Images


“Một công việc sẽ không bao giờ làm cho bạn trở nên giàu có. Việc tiết kiệm tất cả số tiền bạn đang có cũng vậy. Vậy làm thế nào để bạn trở nên giàu hơn?”. Đó là câu hỏi của Brandon Turner, Phó chủ tịch của BiggerPockets.com.

Câu trả lời là thông qua các tài sản hữu hình đầu tư vào một doanh nghiệp có lãi, danh mục đầu tư cổ phiếu đang phát triển hoặc đầu tư vào bất động sản.

Hãy nhớ rằng, các khoản chi như xe hơi hay các món đồ xa xỉ sẽ lấy đi thu nhập từ sự giàu có trong tương lai của bạn. Hãy tập trung vào việc mua những thứ sẽ giúp bạn kiếm tiền về lâu dài.

19. Bao biện

Những lời bào chữa là một trong những trở ngại lớn nhất giữa bạn và sự giàu có. Việc bào chữa rất dễ dàng khi chúng ta đang cố gắng hiểu tại sao chúng ta mắc nợ nhiều như vậy, tại sao chúng ta không có thu nhập sáu con số. Câu nói “chúng tôi muốn sống hết mình cho thời điểm này” là một cái cớ để không làm việc. Đừng viện cớ và hãy bắt đầu làm việc đi.

Ví dụ, đừng lo lắng về việc tiết kiệm khi bạn đang chìm trong nợ nần. Hãy thanh toán hết các khoản nợ rồi sau đó mới bắt đầu tiết kiệm và đầu tư. Nếu bạn không kiếm đủ tiền, hãy tìm một nguồn thu nhập khác như bán đồ trực tuyến hoặc giao pizza. Điều đó có thể sẽ không giải quyết được tất cả các vấn đề của bạn, nhưng ít nhất đó là một bước khởi đầu để bỏ qua những lời bào chữa.

20. Không tuân theo Quy tắc 70/30

Có một công thức đơn giản để xây dựng sự giàu có của bạn: “Sau khi nộp thuế, hãy học cách sống với 70% thu nhập của mình cho những thứ cần thiết và xa xỉ… Điều quan trọng là bạn phải phân bổ 30% còn lại sau đó như thế nào.”

Các chuyên gia gợi ý, bạn nên dành 1/3 số đó cho tổ chức từ thiện, 1/3 cho các khoản đầu tư cổ phiếu và 1/3 cuối cùng cho các khoản tiết kiệm. Ban đầu bạn sẽ không nhận thấy bất cứ điều gì, nhưng “hãy để 5 năm trôi qua và bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt đáng chú ý. 10 sau, các khoản này sẽ trở thành những con số bất ngờ.”

Theo Đỗ Hiền

NDH

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên