200.000 người lao động bị nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội
Điều này gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người lao động, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế và thị trường việc làm có nhiều biến động.
- 02-02-2023Chi trả hơn 51.000 tỷ đồng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
- 23-12-2022Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội sẽ điều chỉnh thế nào trong năm 2023?
- 12-12-2022Xếp hàng từ rạng sáng chờ rút bảo hiểm xã hội 1 lần
Theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện đang có khoảng 200.000 lao động đang bị chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội , không được hưởng các chế độ, cả lương hưu va bảo hiểm xã hội.
Cụ thể, giao thông vận tải và xây dựng là hai ngành có nhiều doanh nghiệp nợ lương, nợ bảo hiểm nhiều nhất. Các công ty ngành giao thông vận tải nợ gần 205 tỷ đồng tiền lương và 750 tỷ đồng bảo hiểm xã hội; doanh nghiệp xây dựng nợ 269 tỷ tiền lương và 435 tỷ đồng bảo hiểm xã hội.
Tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, chiếm dụng, nợ tiền bảo hiểm xã hội vẫn diễn ra ở nhiều địa phương với tổng số tiền nợ (phải tính lãi) là gần 14.600 tỷ đồng, chiếm 3,4% số phải thu; tình trạng chủ doanh nghiệp "bỏ trốn" để lại khoản nợ lớn tiền lương, bảo hiểm xã hội của người lao động vẫn diễn ra, chưa có giải pháp hữu hiệu, kịp thời.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã kiến nghị Thủ tướng giao Bộ LĐ-TB&XH, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với cơ quan này rà soát, tổng hợp báo cáo tình hình doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế , bảo hiểm thất nghiệp và trình Chính phủ báo cáo cơ quan có thẩm quyền và trình Quốc hội phương án giải quyết.
Tuy nhiên, đến nay các đơn vị vẫn chưa đưa ra được biện pháp nào được cho là đủ mạnh để giải quyết được tình trạng nợ, trốn bảo hiểm xã hội đã kéo dài rất nhiều năm.
VTV.VN