MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

200.000 USD chống ùn tắc: Lập Quỹ chống tắc đường

07-02-2017 - 10:23 AM | Xã hội

Dưới đây là bài viết của nhóm nhà sáng chế gồm TS Nguyễn Đức Thanh, nguyên Tham tán Thương mại Việt Nam tại CH Ba Lan; Th.S Bình Nguyễn, ĐH Tổng hợp Suffolk Boston (Hoa Kỳ) và Anh Nguyễn - sinh viên ĐH Tổng hợp New Hampshire.

Để chống tắc đường ở các thành phố đặc trưng như Hà Nội, TP.HCM, cần có rất nhiều giải pháp khác nhau. Ngoài các phương tiện giao thông (xe buýt, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao …), các giải pháp kỹ thuật, các giải pháp quản lý điều hành, nhân sự, nâng cao ý thức người tham gia giao thông… đang và sẽ thực hiện, nhóm sáng chế nêu một số đề xuất:

Lập Quỹ chống tắc đường: Đây là quỹ của một số thành phố đặc biệt (Hà Nội, TP.HCM), có thể thực hiện thí điểm phí chống ách tắc giao thông (sau đây gọi là phí).

Đường Tây Sơn - Chùa Bộc, Hà Nội giờ tan tầm. Ảnh: Đoàn Bổng
Đường Tây Sơn - Chùa Bộc, Hà Nội giờ tan tầm. Ảnh: Đoàn Bổng

Ban quản lý Quỹ có đại diện của HĐND, hiệp hội và tổ chức xã hội… Mọi thu và sử dụng được đưa lên mạng cho dân kiểm tra, giám sát, có thuê kiểm toán cho hoạt động của Quỹ… Hà Nội và TP.HCM có thể phối hợp với các bộ ngành bàn chi tiết, xin ý kiến công luận và thống nhất cách thức thực hiện và báo cáo xin phép thực hiện chủ trương Chính phủ.

Giảm các loại phương tiện không thực sự cần thiết lưu thông trong thành phố bằng cách tăng chi phí cho phương tiện, hướng người lưu thông sang các phương tiện công cộng và phương tiện chia sẻ (Uber, Grab…).

Tạo nguồn thu khá lớn để tập trung phát triển một số cơ sở hạ tầng, một số loại phương tiện giao thông, biện pháp giảm ách tắc. Hà Nội có gần hơn 7 triệu xe máy, xe đạp, gần 1 triệu ô tô sẽ tạo nguồn vốn hàng ngàn tỷ/năm để sử dụng riêng vào một số công trình bến bãi để xe, tuyến ô tô, tàu điện, cầu vượt, hầm chui…

Đối tượng chịu phí: Ô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, có thể cả xe đạp để hạn chế sử dụng bừa bãi, giảm lượng phương tiện lưu hành trên đường phố.

Đối với xe ngoại tỉnh, các phương tiện sẽ phải cân nhắc nếu muốn đi xe vào thành phố hoặc gửi tại các điểm trong giữ xe cửa ngõ TP, thậm chí rất nhiều người sẽ dùng phương tiện công cộng để đến TP. Biện pháp này sẽ hạn chế đáng kể lượng xe không cần thiết lưu thông trong thành phố.

Nếu không thực sự cần thiết đi xe trong thành phố thường xuyên thì việc bắt buộc mua tem (ví dụ tem chỉ có loại 1 năm) thì chắc chắn tuyệt đại đa số các phương tiện ngoại tỉnh sẽ không mua tem này mà sẽ gửi xe đầu tỉnh để sử dụng phương tiện công cộng di chuyển vào thành phố.

Việc dùng tem sẽ giúp hạn chế đáng kể số xe ngoại tỉnh không thực sự cần thiết lưu thông vào thành phố. Việc này sẽ công bằng cho các công dân và các loại phương tiện có nhu cầu lưu hành trong thành phố chứ không nên dùng các biện pháp hành chính cấm đoán, hạn chế số lượng như mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe...

Tùy theo thời kỳ, mục đích khuyến khích hay hạn chế với loại phương tiện nào mà tăng hay giảm phí cho phù hợp.

* Còn tiếp

Theo TS Nguyễn Đức Thanh - Th.S Bình Nguyễn - Anh Nguyễn

Vietnamnet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên