MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

2019: Năm bận rộn của các tỷ phú Việt, nhiều thương hiệu tên tuổi gặp biến cố

25-12-2019 - 01:26 AM | Doanh nghiệp

Một năm sóng gió của các doanh nhân khi phải đối mặt với các sự cố về môi trường, pháp lý và sự sụt giảm đáng kể của túi tiền.

2019: Năm bận rộn của các tỷ phú Việt, nhiều thương hiệu tên tuổi gặp biến cố - Ảnh 1.
2019: Năm bận rộn của các tỷ phú Việt, nhiều thương hiệu tên tuổi gặp biến cố - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh

Tháng 3/2019, Forbes công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2019 trong đó Việt Nam góp 5 đại diện với 3 gương mặt cũ là ông Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Vingroup), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (CEO Vietjet Air, Phó Chủ tịch HDBank), ông Trần Bá Dương (Chủ tịch Trường Hải - Thaco Group), và 2 gương mặt mới là ông Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch Masan) và ông Hồ Hùng Anh (Chủ tịch Techcombank).

Ở thời điểm Forbes xếp hạng, ông Hồ Hùng Anh - chủ tịch Techcombank có tổng tài sản 1,7 tỉ USD, đứng ở vị trí thứ 1349 thế giới trong khi ông Nguyễn Đăng Quang - chủ tịch Masan Group có tổng tài sản 1,3 tỉ USD, xếp hạng 1717.

Ông Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh đều là các cựu du học sinh khởi nghiệp kinh doanh mỳ gói từ Đông Âu, về Việt Nam lập Masan Group sau đó dẫn dắt tập đoàn này trở thành tập đoàn kinh doanh đa ngành trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, tài chính, khai khoáng và chăn nuôi có giá trị vốn hóa tại thời điểm cuối năm 2019 khoảng 3 tỷ USD. Masan đã nhận sáp nhập hai công ty của Vingroup là VinEcomerce và Vinmart vào Masan Consumer để lập ra tập đoàn bán lẻ lớn nhất Việt Nam. Quyết định này đã khiến giá cổ phiếu MSN giảm mạnh, kéo tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang hiện còn 1 tỷ USD.

Ông Hồ Hùng Anh làm Chủ tịch Techcombank từ năm 2008, xây dựng ngân hàng này trở thành một trong các ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam với giá trị vốn hóa gần 4 tỷ USD. Masan hiện đang nắm gần 15% cổ phần của Techcombank.

2019: Năm bận rộn của các tỷ phú Việt, nhiều thương hiệu tên tuổi gặp biến cố - Ảnh 3.

Tháng 10/2018, hàng chục nhà cung cấp đã kéo lên trụ ở của Món Huế tại TP.HCM để đòi nợ tuy nhiên, văn phòng của Món Huế thời điểm đó đã trống trơn. Món Huế khi đó đã nợ lương nhân viên 2 tháng, nợ các nhà cung cấp gần 35 tỷ đồng từ thịt bò, thịt heo, giò chả, rau củ quả... cho đến các dịch vụ truyền thông và thiết bị văn phòng, nhà hàng như camera, máy in, khăn lạnh….Thông tin này sau đó đã được lan truyền trên mạng xã hội, châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng dẫn đến việc chuỗi nhà hàng này đóng cửa trên toàn hệ thống.

2019: Năm bận rộn của các tỷ phú Việt, nhiều thương hiệu tên tuổi gặp biến cố - Ảnh 4.

Ngày 24/10, các nhà đầu tư nước ngoài vào công ty Huy Vietnam, công ty mẹ của Món Huế bao gồm ADV Partners, AIF Capital, F&H Fenghe, Fortress Investments, Gryphus Capital và Welkin đã gửi đơn đến Tòa án Nhân dân TP.HCM kiện ông Huy Nhật và các cộng sự vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý, các giao dịch bất thường và có thể có yếu tố lừa đảo, làm 1.500 nhân viên mất việc không cần thiết.

Hơn 1 tháng sau, ông Huy Nhật bất ngờ xuất hiện, gặp mặt một số nhà báo ở TP.HCM và cho rằng mình đã bị gạt ra khỏi chính công ty do mình sáng lập, và mặc dù công ty vẫn còn tài sản nhưng ông này không còn là người đại diện pháp luật của công ty nên muốn cũng không trả được nợ cho các nhà cung cấp.

Việc đùn đẩy trách nhiệm của ban lãnh đạo Món Huế khiến các nhà cung cấp hiện nay vẫn chưa nhận được tiền công nợ.

2019: Năm bận rộn của các tỷ phú Việt, nhiều thương hiệu tên tuổi gặp biến cố - Ảnh 5.

Ngày 28/8, cháy lớn bùng phát bao trùm khu nhà xướng 6.000m2 của CTCP Bóng Đèn Phích nước Rạng Đông (mã RAL – HOSE). Sau khi đám cháy được khống chế, Rạng Đông không đưa ra bất kỳ bình luận gì để cảnh báo cho người dân quanh khu vực nhà máy về tác hại của thủy ngân bốc hơi gây tác động đến môi trường, chỉ thông báo thiệt hại 150 tỷ, và số bóng đèn huỳnh quang ở trong khi là 480.000 bóng đèn, đèn tròn 2 triệu chiếc và bóng đèn HQ compact 1,6 triệu chiếc. Thủy ngân công ty dùng để sản xuất bóng đèn là amalgam thay thế thủy ngân lỏng.

2019: Năm bận rộn của các tỷ phú Việt, nhiều thương hiệu tên tuổi gặp biến cố - Ảnh 6.

Một tuần sau đám cháy, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, lãnh đạo Bộ Tài nguyên Môi trường đã công bố đã có khoảng 15-27kg thủy ngân thất thoát ra môi trường. Các vị trí lấy mẫu đều phát hiện thủy ngân vượt quy chuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân đô thị.

Sự việc này đã gây hoang mang cho các gia đình sống quanh khu vực nhà máy bị cháy, cũng như toàn thể người dân Hà Nội.

Sau vụ cháy, Rạng Đông chủ trương đầu tư dự án Nhá máy đèn lead và sản phẩm điện tử công nghệ cao tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc với tổng giá trị đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng.

2019: Năm bận rộn của các tỷ phú Việt, nhiều thương hiệu tên tuổi gặp biến cố - Ảnh 7.

Ngày 8/10, người dân Phú Minh, Kỳ Sơn, Hòa Bình cho biết quanh khu vực suối đầu nguồn gần nhà máy nước Sông Đà xuất hiện mùi khét lẫn dầu đã qua sử dụng. Sau đó, CTCP Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) huy động công nhân và thuê người dân đi vớt dầu. Tuy nhiên không có cảnh báo nào được đưa ra cho người dân sử dụng nước sạch ở nội đô, cho đến khi người dân nhận thấy nước từ vòi có mùi lạ.

2019: Năm bận rộn của các tỷ phú Việt, nhiều thương hiệu tên tuổi gặp biến cố - Ảnh 8.

Đến ngày 14/10, Viwasupco mới có văn bản báo cáo Sở Xây dựng Hà Nội về hiện tượng dầu loang, và khẳng định nước không có vấn đề gì. Tuy nhiên khi xét nghiệm nguồn nước, các mẫu đều có lượng styren cao 1,3 đến 3,6 lần quy chuẩn, Sở Xây dựng Hà Nội khuyến cáo người dân không dùng nước để ăn uống.

Một tuần sau đó, người dân các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Hà Đông một phần huyện Thanh Trì rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng khi Viwasupco ngừng cấp nước để súc xả tuyến ống truyền tải nước sạch từ nhà máy nước sông Đà, ảnh hưởng đến đời sống của 250.000 hộ trên địa bàn trong suốt 3 tuần. Viwasupco tại buổi họp báo không xin lỗi và cho rằng "mình là nạn nhân lớn nhất", tuy nhiên sau đó công ty này ra văn bản sẽ miễn phí 1 tháng tiền nước cho các hộ dân trong khu vực bị ảnh hưởng.

Chủ mưu của vụ đổ chất thải xuống nguồn nước sạch Sông Đà đã ra đầu thú và Viwasupco đã cấp nước trở lại. Nhưng sau sự việc này đã dấy lên nguồn tranh cãi và cảnh báo khi có quá nhiều lỗ hổng trong quản lý về an ninh nguồn nước.

Cùng thời điểm với sự việc tại nhà máy nước Sông Đà, nhà máy nước Sông Đuống nổi lên với tranh cãi khi Hà Nội tính giá tạm tính hơn 10.000đồng/m3 gấp gần 3 lần nhà máy khác.

2019: Năm bận rộn của các tỷ phú Việt, nhiều thương hiệu tên tuổi gặp biến cố - Ảnh 9.

Có thời điểm trong năm, giá trị tài sản của tỷ phú giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch tập đoàn Vingroup cán ngưỡng 10 tỷ USD, xếp vị trí 204 người giàu nhất hành tinh. Năm nay là một năm Vingroup thay đổi toàn diện về chất.

2019: Năm bận rộn của các tỷ phú Việt, nhiều thương hiệu tên tuổi gặp biến cố - Ảnh 10.

Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast ở Cát Hải, Hải Phòng đã chính thức khánh thành sau 21 tháng xây dựng, đưa Việt Nam trở thành một nước có nền công nghiệp ô tô trên bản đồ thế giới. Trả lời Bloomberg, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho biết ông bỏ tiền túi 2 tỷ USD để đầu tư vào Vinfast, hiện ông Vượng nắm 49% hãng xe này, trong khi Vingroup nắm 51%. Thạm vọng của tỷ phú đôla không dừng ở thị trường nội địa, ông Vượng cho biết có tham vọng xây dựng một thương hiệu Việt Nam mang tầm thế giới.

Theo ông Vượng, trong vài năm tới, Vingroup sẽ phải dành "nhiều nghìn tỷ đồng mỗi năm" để bù lỗ cho Vinfast, dự kiến khoảng 18.000 tỷ VNĐ (tương đương 777 triệu USD) mỗi năm. Thua lỗ sẽ bao gồm khấu hao và khoản bù lỗ khoảng 7 nghìn tỷ NVĐ mỗi năm vì bán xe ở mức rẻ hơn chi phí.

Để tập trung cho công nghiệp và công nghệ, Vingroup đã quyết định đóng cửa VinPro, sáp nhập Adayroi vào VinID, ngừng kinh doanh trang thương mại điện tử Adaydoi, sáp nhập VinEcomerce, Vinmart, VinEco vào Masan Consumer, để lập ra một tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

2019: Năm bận rộn của các tỷ phú Việt, nhiều thương hiệu tên tuổi gặp biến cố - Ảnh 11.

Vingroup cũng ra mắt Vinpearl Air, với tham vọng tham gia thị trường hàng không còn đang rất tiềm năng ở Việt Nam. Hiện tại Vinpearl Air chỉ dừng ở việc đào tạo phi công và kỹ sư kỹ thuật bay, liên kết với các trường đào tạo tại Mỹ và Úc nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng thế giới.

2019: Năm bận rộn của các tỷ phú Việt, nhiều thương hiệu tên tuổi gặp biến cố - Ảnh 12.

Sau 4 năm kể từ khi bà Lê Hoàng Diệp Thảo đệ đơn ly hôn ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên, sau rất nhiều lần ra tòa và tranh cãi qua lại trên truyền thông, cùng với đơn kháng cáo gửi lên hội đồng xét xử, cuối cùng tòa cũng tuyên công nhuận thuận tình ly hôn cho hai vợ chồng ông chủ Trung Nguyên ly hôn.

2019: Năm bận rộn của các tỷ phú Việt, nhiều thương hiệu tên tuổi gặp biến cố - Ảnh 13.

Theo đó, tòa quyết định giao cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ được tiếp tục giữ quyền điều hành tập đoàn Trung Nguyên, sở hữu toàn bộ cổ phần chung tại Trung Nguyên tương đương số tiền 5.363 tỷ đồng. Giao cho bà Thảo sở hữu toàn bộ tiền, vàng, ngoại tệ trong ngân hàng do bà Thảo quản lý, khoảng hơn 1.764 tỷ đồng. Ông Vũ có trách nhiệm hoàn trả cho bà Thảo 1.510 tỷ đồng. Bà Thảo sẽ nuôi con chung, và ông Vũ sẽ cấp dưỡng nuôi con cho đến khi tốt nghiệp đại học mỗi năm 10 tỷ đồng.

Về bất động sản, ông Vũ sở hữu 6 nhà đất đang quản lý trị giá 350 tỷ, bà Thảo sở hữu 7 nhà đất trị giá hơn 375 tỷ.

Ông Vũ tự nguyện giao toàn bộ tài sản chung của hai vợ chồng thuộc Công ty TNHH Trung Nguyên International (TNI) tại Singapore cho bà Thảo, theo bà Thảo giá trị công ty khoảng 100 tỷ đồng.

2019: Năm bận rộn của các tỷ phú Việt, nhiều thương hiệu tên tuổi gặp biến cố - Ảnh 14.

Ngày 16/1/2019, Bamboo – hãng hàng không thứ 5 của Việt Nam chính thức thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên trên chặng TP.HCM – Hà Nội. Đội bay của Bamboo Airways dự kiến đạt 30 máy bay cuối năm 2019, với thị phần nội địa khoảng 4%. Dự kiến trong năm 2020, hãng sẽ mở rộng mạng lưới đường bay lên 37 – 40 đường, trong đó gồm các đường bay quốc tế đến Đài Loan (Trung Quốc) và Đông Nam Á. Bamboo Airways đã ký thỏa thuận mua 30 máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner với tổng giá trị niêm yết 5,6 tỷ USD.

2019: Năm bận rộn của các tỷ phú Việt, nhiều thương hiệu tên tuổi gặp biến cố - Ảnh 15.

Nhận thấy tiềm năng của thị trường hàng không, hiện có 3 hãng xin chờ cấp phép là Vinpearl Air, Vietravel Air và Kite Air.

Bộ GTVT chấp thuận chủ trương thành lập hãng hàng không lữ hành Vietravel Airlines, mô hình khai thác dự kiến của Vietravel là cung cấp chuyến bay thuê chuyến, phục vụ du lịch. Vietravel Air năm qua đã huy động trái phiếu 700 tỷ để có đủ vốn xin cấp phép bay.

Với Vinpearl Air, Cục Hàng không Việt Nam đánh giá dự án này đủ điều kiện để Bộ GT-VT kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô đến 30 máy bay vào năm 2025. Vinpearl Air có tổng vốn đầu tư 4.700 tỉ đồng, đặt căn cứ tại sân bay Nội Bài. Hãng này sẽ kinh doanh vận chuyển hàng không quốc tế, nội địa và dự kiến bắt đầu khai thác thương mại vào tháng 7-2020 với đội máy bay 6 chiếc.

Trong khi đó, mặc dù thương vụ kết hợp với Air Asia bất thành, Chủ tịch tập đoàn Thiên Minh Trần Trọng Kiên vẫn muốn lập hãng hàng không mới với tên gọi Kite Air (hàng không Cánh Diều) với vốn điều lệ 1000 tỷ đồng.

2019: Năm bận rộn của các tỷ phú Việt, nhiều thương hiệu tên tuổi gặp biến cố - Ảnh 16.

Thương vụ chào bán cổ phần Nhà nước tại Tổng công ty xây dựng và XNK Việt Nam (Vinaconex) là một trong các thương vụ thoái vốn Nhà nước thành công nhất của năm 2018, khi SCIC đã thu về 7.366 tỷ đồng khi chào bán 57,3% cổ phần Vinaconex cho 4 nhà đầu tư bao gồm An Quý Hưng, ông Nguyễn Văn Đông, công ty đầu tư Star Invest và CTCP Đầu tư hạ tầng Thăng Long JTC.

Sau khi nhà nước ngoái vốn, Vinaconex thiết lập lại trật tự trong đó nhóm cổ đông mà An Quý Hưng làm đại diện nắm cổ phần chi phối trong khi Bất động sản Cường Vũ và CTCP Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Thăng Long nắm khoảng 21,28%. Đã có những thay đổi bên trong nội bộ của Vinaconex khi ông Nguyễn Văn Đông lên làm Tổng giám đốc Vinaconex và bầu lại HĐQT. Tuy nhiên, xung đột diễn ra khi Tòa án nhân dân quận Đống Đa ban hành quyết định dừng thực hiện nghị quyết ĐHCĐ, liên quan đến việc ông Đào Ngọc Thanh được bầu làm Chủ tịch HĐQT mới của Vinaconex, sau đơn kiến nghị của công ty BĐS Cường Vũ và công ty đầu tư Start Invest.

2019: Năm bận rộn của các tỷ phú Việt, nhiều thương hiệu tên tuổi gặp biến cố - Ảnh 17.

Ông Đào Ngọc Thanh - Chủ tịch Vinaconex

Hoạt động của Hội đồng quản trị và ban kiểm soát đã dừng kể từ ngày 27/3 sau khi Tòa Đống Đa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và bác đơn khiếu nại mới đây của công ty. Một tháng sau, HĐQT của Vinaconex hoạt động trở lại. Việc tạm ngưng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của công ty.

Vinaconex hướng đến là một trong các tập đoàn xây dựng, bất động sản lớn nhất Việt Nam, hiện tập đoàn đã mở room lên 49% và mới đầu tư triển khai condotel resort ở Phú Yên.

2019: Năm bận rộn của các tỷ phú Việt, nhiều thương hiệu tên tuổi gặp biến cố - Ảnh 18.
2019: Năm bận rộn của các tỷ phú Việt, nhiều thương hiệu tên tuổi gặp biến cố - Ảnh 19.

Tháng 6/2019, Báo Tuổi trẻ đăng loạt bài điều tra về CTCP Điện tử Asanzo nhập hàng loạt thiết bị điện tử xuất xứ Trung Quốc như nồi cơm điện, lò nướng, tivi, máy lạnh, loa... về bóc tem "made in China" và dán nhãn ghi xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường. Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam cho biết tỷ lệ nội địa hóa của Asanzo khoảng 30-40%, và ghi "xuất xứ Việt Nam" chứ không phải là "made in Vietnam".

Các bộ ban ngành đã vào cuộc Asanzo, ông chủ Asanzo đã rời ghế Shark Tank mùa 3 trước khi chương trình truyền hình này phát sóng.

Do chưa có quy định rõ ràng về tiêu chuẩn "made in Vietnam", câu chuyện của Asanzo đã gây tranh cãi về thế nào là hàng xuất xứ Việt Nam. Asanzo đã phải tạm ngưng hoạt động sau 70 ngày kể từ ngày bị cáo buộc về xuất xứ hàng hóa và hoạt động trở lại 17 ngày sau đó.

Asanzo còn tổ chức họp báo rình rang về việc được minh oan. Asanzo cho biết hợp tác với Sharp Roxy về việc chuyển giao phần mềm, công nghệ, đã khiến Sharp Việt Nam gửi đơn tố cáo Asanzo đến Bộ Công an.

Tuy nhiên kết luận ban đầu đưa ra của Tổng cục Hải quan, Asanzo có dấu hiệu vi phạm về xuất xứ hàng hóa bởi việc tự lắp ráp thủ công các sản phẩm trong nước tạo ra hàm lượng giá trị gia tăng không cao, chỉ khoảng 1-2%. Cục Thuế TP.HCM đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế 47,6 tỷ đồng.

Trong khi đó, thương hiệu thời trang Seven.AM cũng bị cho là cắt nhãn mác Trung Quốc để gắn nhãn của thương hiệu này. Cục quản lý thị trường cũng mời chủ thời trang NEM, IFU làm việc về 4 tấn quần áo ngoại cắt mác.

Châu Cao, Thiết kế: Hương Xuân

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên