MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

2.450 trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề và nỗi niềm doanh nghiệp mất 2 năm để tẩy sạch những gì sinh viên đã học!

Cách đây ít lâu, trong một buổi hội thảo, đã có diễn giả dẫn lại một chuyện thật như đùa khi kể có doanh nghiệp nước ngoài nói rằng phải họ phải mất 2 năm để tẩy sạch những gì sinh viên đã học, sau đấy thêm 2 năm nữa để dạy những kỹ năng mà họ cần.

Câu chuyện trên được bà Phạm Thị Ly (ĐHQG TP.HCM) kể trong một buổi hội thảo hồi cuối tháng 10. Đây như một ví dụ về độ vênh giữa việc đào tạo đại học với những gì đang diễn ra trong thực tế.

Theo bà việc hàng trăm ngàn cử nhân thất nghiệp đặt trong bối cảnh doanh nghiệp phàn nàn không tuyển dụng được người làm là một nghịch lý chưa có lời giải.

"Điều đó nói lên rằng, có khoảng cách giữa việc đào tạo của các trường đại học và những gì xã hội thực sự cần", bà nói.

Dù vậy, trên thực tế, thời gian vừa qua Chính phủ đã đầu tư rất nhiều vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

Cụ thể, theo số liệu của đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hoá) đưa ra tại nghị trường mới đây thì cả nước có gần 450 trường đại học và cao đẳng, gần 2.000 trường cao đẳng nghề, trung cấp nhề và các trung tâm dạy nghề cho đến cấp huyện.

Nhưng dường như sự đầu tư đó mới dừng lại ở quy mô số lượng, chứ chất lượng thì vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Ông Bùi Sỹ Lợi nhận định: “Quy mô của chúng ta rất lớn nhưng không đáp ứng với yêu cầu cơ cấu về chất lượng của nguồn nhân lực… Đây là một vấn đề không cân đối giữa cơ cấu đào tạo với cơ cấu sử dụng. Tôi cho rằng chúng ta đang đào tạo điều nhà trường có, chưa phải đào tạo điều thị trường lao động cần”.

Còn đại biểu Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh) thì lại ông khẳng định việc dạy ở đại học, trường nghề vẫn đang chuyển biến chậm, chưa gắn với nhu cầu của xã hội.

Theo ông, một phần nguyên nhân thực trạng này đến từ cái nhìn “hàn lâm” của những người cầm trịch.

“Nếu đưa vào những điều mới hay thay đổi cách thức hiện tại có thể tác động đến vị trí an toàn của họ, nên họ thường tìm cách để phản ứng lại.”, ông nói.

Do đó, mặc dù Chính phủ đã đầu tư rất nhiều vào các trường đại học quốc gia nhưng kết quả không có gì khả quan khi lượng sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp.

Mặc dù hiện tại có sự tham gia của đại học tư, nhưng cũng theo vị đại biểu này thì “họ chỉ làm vì lợi nhuận, không đào tạo đúng và trúng”. Vì vậy, đã dẫn đến tình trạng số người tốt nghiệp cao nhưng không có kỹ năng làm việc.

Một nguyên nhân sâu xa hơn được ông Phương phân tích là do những hậu quả để lại từ căn bệnh thành tích, từ những cấp học dưới đẩy dần lên cao, cuối cùng đã khiến cả xã hội phải gánh chịu những sản phẩm không đủ chất lượng, là đội ngũ nhân lực yếu kém đó là nền giáo dục tụt hậu.

Từ những thực trạng trên, ông Phương kiến nghị Chính phủ cần đưa ra những giải pháp chính cụ thể hơn trong cải cách giáo dục, cụ thể nhanh chóng cải cách chương trình đào tạo, trong đào tạo phải linh hoạt và có nhu cầu công nghiệp toàn cầu.

“Chúng ta cần phải chuyển dần từ từ giáo dục truyền thống, giáo dục thời đại công nghiệp sang giáo dục thời đại thông tin.”, ông nói. Theo đó, cần tập trung vào kiến thức kỹ thuật và ứng dụng của công nghệ để giải quyết các vấn đề kinh doanh, sinh viên học chính thức nền tảng không chỉ trong nhà trường mà còn tiếp tục trong cả đời họ vì không ngại lúc nào cũng thay đổi.

Mặt khác, cũng nên nhìn nhận lại các đại học như là một doanh nghiệp, như vậy các trường này mới có thể đào tạo sinh viên đúng thực chất bằng việc công tác với các doanh nhiệp, gắn với nhu cầu thị trường.

Đức Minh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên