3 bài học đắt giá từ môn thể thao được tỷ phú Mark Cuban yêu thích bậc nhất: Nghiền ngẫm kỹ sẽ giúp bạn đạt được thành công trong cuộc sống
Có một câu châm ngôn nổi tiếng của huấn luyện viên huyền thoại bóng rổ John Wooden là: "Tài năng là do Chúa ban tặng, vì vậy hãy khiêm tốn. Danh vọng là do mọi người ban tặng, vì vậy hãy biết ơn. Nhưng tự phụ là do chính mình tạo ra, vì thế bạn nên cẩn thận".
- 04-01-2021Đại học Harvard tiết lộ số calo bạn có thể đốt cháy khi tập 14 môn thể thao phổ biến này
- 03-01-2021Người có ít "điều đặc biệt" này trong cuộc sống chứng tỏ cực kỳ thông minh: Kén chọn mối quan hệ là bản lĩnh để thành công
- 01-01-2021Bơi lội hay chạy bộ tốt hơn cho sức khỏe: Chuyên gia thể thao chỉ ra điểm cần đặc biệt lưu ý khi lựa chọn cách luyện tập
Trong vô vàn lợi ích của thể thao, đây là 3 bài học từ bóng rổ - môn thế thao được tỷ phú Mark Cuban yêu thích và đánh giá cao - mà có thể giúp bạn thay đổi hoàn toàn cuộc sống. Lý do là bởi rất nhiều người thành công đều lấy 3 điều này làm nền tảng để phát triển sự nghiệp.
FQ quan trọng hơn IQ
Vào giai đoạn khi tôi còn quản lý một phòng khám bóng rổ tại thành phố Salt Lake, Utah thì Dale Brown, cựu huấn luyện viên Đại học Bang Louisiana, từng chia sẻ với tôi: "Chỉ số FQ quan trọng hơn chỉ số IQ của chúng ta." Sau đó, ông giải thích FQ (viết tắt của Failure Quotient - Chỉ số Thất bại) tức là bạn có thường xuyên gặp thất bại trong cuộc sống không và có thể sốc lại tinh thần ngay lập tức hay không?
Pat Riley, chủ tịch của NBA's Miami Heat, từng viết: "Thành công sẽ tỷ lệ thuận với số lần bạn bị gạ gục." Thế nên, một điều không thể thay đổi trong thế giới thể thao đó là bất kỳ vận động viên nào cũng sẽ gặp thất bại.
Những tuyển thủ bóng chày có chỉ số FQ rất cao là bởi họ coi thất bại là một phần quan trọng trong các trận đấu của mình. Nói cách khác, 70% hành trình sự nghiệp của họ là thất bại. Những tay chơi bóng rổ cừ khôi cũng có những trải nghiệm tương tự. Để trở thành một tuyển thủ tiền phong hàng ngoài (hay còn được biết đến là vị trí số 3) xuất sắc, anh ta phải thất bại 6 trên 10 lần ném bóng.
Đội bóng rổ của Đại học St. Francis mà tôi huấn luyện trong 34 năm đã có một trận giao đấu với đội tuyển xếp thứ 2 trong nước tại New York. Họ thực sự là một đội bóng tinh nhuệ và hiển nhiên chúng tôi đã thua bởi một pha ném rổ ngay phút chót.
Tuyển thủ giỏi nhất của đội tôi trung bình thường ghi 17 điểm ở mỗi trận đấu. Tuy nhiên, trong trận đấu ngày hôm đó, cả 10 quả ném bóng mà cậu ta thực hiện đều thất bại. Chúng tôi đã phải đấu thêm một trận nữa vào ngày hôm sau. Trước khi trận đấu diễn ra, tôi dặn cậu ta: "Nếu còn một lần nữa thầy thấy con ném bóng mà không thể ghi điểm, thầy sẽ cho con dừng cuộc đấu. Con là tuyển thủ giỏi nhất của đội và con sẽ đưa cả đội tiến vào giải đấu quốc gia vào cuối mùa giải này." Và cậu ấy đã thực hiện được mong muốn đó của tôi, lí do là bởi cậu ấy đã phát triển chỉ số FQ mạnh mẽ.
Cuộc sống là một cuộc đấu tranh khốc liệt. Hầu hết chúng ta sẽ gặp thất bại, có thể trong cuộc sống cá nhân hoặc cũng có thể trong công việc. Nói cách khác, có rất nhiều thách thức mà bất kể một ai cũng phải đối mặt. Chúng ta phải đánh bại thất bại đó như chính những cầu thủ đã làm trong đấu trường thể thao. Chúng ta phải đứng dậy, tiếp tục chiến đấu. Có hai cách để thực hiện: Một là hãy học hỏi từ thất bại. Hai là hãy vứt nó về phía sau.
"Tôi đã thất bại rất nhiều lần trong đời và đó là lý do vì sao tôi thành công" - Huyền thoại bóng rổ Michael Jordan chia sẻ
Tinh thần đồng đội
Ngôi sao phòng ngự phóng rổ Bill Russell đã chơi cho Boston Celtics trong 13 năm. 11 năm trong số đó, Celtics đã giành chức vô địch giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA. Russell chia sẻ bất cứ khi nào bước vào một trận đấu hoặc một buổi luyện tập, các cầu thủ của Celltic đều trút cái tôi của mình lại phía sau. Những gì họ đem vào trận đấu là tinh thần đồng đội.
Bản thân mỗi tuyển thủ nhận thức được rằng họ là một đội tài năng và rất ăn ý. Vì thế, thông điệp mà họ luôn gửi tới đối thủ đó là "Nếu muốn đánh bại Celtics, hãy đem đến một trận đấu máu lửa hơn đi!"
Bản chất của thể thao đó chính là tinh thần đồng đội. John Wooden, huấn luyện viên bóng rổ huyền thoại của UCLA đã từng dạy: "Yếu tố quan trọng của một ngôi sao đó chính là những người còn lại trong đội. Trải qua nhiều năm huấn luyện rất nhiều ngôi sao bóng rổ, ông đã truyền cảm hứng để họ tin vào triết lý đầu tiên này.
Michael Jordan là một huyền thoại bóng rổ người Mỹ. Tôi đã vinh dự chứng kiến tận mắt những màn thi đấu của ông tại sân vận động Chicago và United Center ít nhất 40 lần trong khoảng thời gian quan trọng nhất của mùa giải - vòng loại trực tiếp NBA. Ông ấy là tuyển thủ tài năng nhất mà tôi được biết.
Khi đề cập đến Jordan, bạn sẽ nghĩ ngay đến tài năng ghi bàn đáng kinh ngạc của ống ấy thay vì nghe những lời khen ngợi rằng ông là một đồng đội tuyệt vời. Thực tế, ông đã luyện tập chăm chỉ hơn bất kỳ ai ở Chicago Bulls. Ông là cầu thủ phòng ngự xuất sắc nhất của họ, là hậu vệ tốt nhất trong toàn mùa giải NBA. Nói cách khác, Jordan đã thiết lập phong cách thi đấu mới lạ không chỉ cho riêng đội tuyển nhà Chicago Bulls mà còn cho cả giải đấu NBA.
Tôi đã có có hội hợp tác với những nhà lãnh đạo tài ba - từ hiệu trưởng cấp hai đến hiệu trưởng đại học. Họ nhận thức được rằng một mình họ không thể lãnh đạo một tổ chức lớn. Họ cần phải xây dựng một đội ngũ vững mạnh. Và đây là hai cách tiếp cận phổ biến nhất mà chúng ta thường thấy: Một là bao quanh mình bởi những người tài năng và trả lương cho họ mỗi tháng. Hai là thiết lập tinh thần đồng đội thật mạnh mẽ bằng cách cho họ làm sai, chịu trách nhiệm về lỗi sai của mình và vẫn ghi nhận những đóng góp của họ.
Lắng nghe
Thể thao là một đấu trường lý tưởng để phát triển kỹ năng lắng nghe. Mọi môn thể thao đều bắt đầu với việc giảng dạy các nguyên tắc cơ bản. Bất kỳ môn thể thao nào cũng dạy những chiến thuật chơi. Mọi vận động viên đều muốn dành thời gian chơi sự bắt đầu hay kết thúc đều bằng quá trình lắng nghe. Chỉ bằng cách chăm chú lắng nghe, người chơi mới có thể hiểu và thực hiện thành công các nguyên tắc cơ bản và chiến thuật.
Một người chơi không chịu lắng nghe chiến thuật chơi của đội có thể phá hủy cả một trận đấu. Hay một người chơi không đúng chỗ, đúng thời điểm cũng có thể làm hỏng cả một cuộc thi.
Mỗi nhà lãnh đạo tài giỏi mà tôi từng cộng tác đều là những người giỏi lắng nghe. Họ lắng nghe bằng cả tai và mắt. Nghĩa là đôi mắt của họ tập trung hoàn toàn vào đối phương trong khi họ vẫn lắng nghe những điều đang được nói.
Điểm mấu chốt của việc lắng nghe trong cuộc sống rất đơn giản: NGHE LÀ TÔN TRỌNG.
"Sự thiếu niềm tin khiến con người ta sợ hãi khi đối diện với các thử thách, còn tôi tin chính mình" - Võ sĩ huyền thoại của làng quyền anh Muhammad Ali
Qúa trình nâng cao chỉ số FQ, tinh thần đồng đội cũng như khả năng lắng nghe - những bài học đắt giá trong thế giới thể thao này sẽ dẫn đến một cuộc sống thành công ngoài mong đợi.
Có một câu châm ngôn nổi tiếng của huấn luyện viên huyền thoại bóng rổ John Wooden có thể bạn đã từng nghe, đó là: "Tài năng là do Chúa ban tặng, vì vậy hãy khiêm tốn. Danh vọng là do mọi người ban tặng, vì vậy hãy biết ơn. Nhưng tự phụ là do chính mình tạo ra, vì thế bạn nên cẩn thận."
Đây là những chia sẻ của Pat Sullivan - một huấn luyện viên, giáo viên và nhà quản trị nổi tiếng ở Chicago, Mỹ. Pat đã mở các phòng khám và hội trại bóng rổ ở Áo, Ireland, Bỉ và Hy Lạp và đã diễn thuyết tại các phòng khám trên khắp nước Mỹ cho USA Coaches Clinics. Đồng thời, ông cũng là tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng Attitude-The Cornerstone of Leadership và Team-Building: From the Bench to the Boardroom.
Theo Addicted2Success