3 cách để hủy diệt bitcoin
Tưởng chừng như Bitcoin đang ở vị trí không thể bị lật đổ, nhưng trang MIT Technology Review vừa công bố 3 cách để hủy diệt đồng tiền mật mã này.
- 24-04-2018Tăng 15% trong 1 tuần, giá Bitcoin tái lập mốc 9.000 USD
- 23-04-2018Bitcoin sẽ đạt 25.000 USD vào cuối năm nay?
- 20-04-2018Thợ đào Bitcoin nhỏ lẻ đang "chết dần chết mòn"
- 13-04-2018Quỹ đầu cơ tin đã đến lúc nên mua Bitcoin
- 12-04-2018Một loạt công ty ăn theo bitcoin biến mất trên sàn chứng khoán, quả bong bóng lớn nhất lịch sử đang xì hơi?
Chín năm sau khi ra mắt, từ một kẻ vô danh Bitcoin đã trở thành một hiện tượng toàn cầu với 24 triệu ví điện tử hoạt động trên toàn cầu. Giá trị vốn hóa toàn thị trường gấp đôi Ethereum, đối thủ cạnh tranh gần mình nhất, và gần bằng giá trị vốn hóa của tất cả các đồng tiền khác cộng lại. Nhưng liệu điều này có đảm bảo cho Bitcoin một vị thế không thể đánh đổ không?
Ngày 24 tháng Tư vừa qua, trang MIT Technology Review mới công bố một ấn phẩm với lời tựa “Hãy phá hủy Bitcoin”, trong đó mô tả chi tiết ba cách làm để “hạ bệ” đồng tiền mã hóa này.
Theo bài viết này, lựa chọn đầu tiên là chính phủ sẽ đánh gục Bitcoin bằng việc tạo ra một đồng tiền mã hóa do Cục dự trữ Liên bang hỗ trợ:
“Vào năm hai nghìn bao nhiêu đó, và đó là ngày đến hạn nộp thuế của bạn. Nhưng thay vì điền vào các hồ sơ khai thuế, một thuật toán sẽ tự động thực hiện rút tiền từ ví điện tử của bạn, với các đồng tiền có tên gọi Fedcoin.”
Sahil Gupta, sinh viên đại học Yale, nói với MIT Technology Review, blockchain mới này sẽ xác nhận các tổ chức tài chính – “các tổ chức về cơ bản là đáng tin cậy” – như các nút ủy quyền thay vì các mạng lưới ngang hàng. Theo Gupta, các nút ủy quyền này có thể là những tổ chức tài chính như Bank of American, JP Morgan, còn Cục dự trữ Liên bang FED sẽ đóng vai trò như một trọng tài cuối cùng, kiểm tra và hợp nhất các block vào chuỗi blockchain.
Cách làm này không chỉ là một ý tưởng mà đã xuất hiện trong thực tế. Ngân hàng Bank of Canada đã xây dựng mô phỏng một hệ thống tương tự như vậy trên Ethereum vào năm 2016.
Lựa chọn thứ hai để hủy diệt Bitcoin chính là Facebook. Mạng xã hội này có thể âm thầm tiếp quản Bitcoin, bằng cách tạo ra một ví điện tử BTC cho tất cả người dùng của mình, dùng tiền mã hóa thưởng cho những người tương tác với các quảng cáo, và mang lại cho họ một trải nghiệm không quảng cáo nếu họ cho phép Facebook khai thác sức mạnh điện toán không sử dụng đến để đào tiền mã hóa.
“Nếu Facebook có thể thuyết phục một lượng người dùng và thợ đào Bitcoin đủ lớn để chạy một phiên bản phần mềm Bitcoin độc quyền của riêng họ, tiếp sau đó công ty sẽ kiểm soát được các quy tắc. Họ có thể tái cấu trúc Bitcoin thành một Fedcoin phiên bản doanh nghiệp như mô tả trên.”
Facebook cũng có thể vô hiệu hóa Bitcoin bằng cách phát hành đồng tiền mã hóa của riêng mình, giống như ứng dụng nhắn tin Telegram đang trong quá trình tiến hành một đợt ICO với giá trị có thể lên đến 1,7 tỷ USD vào đầu năm nay.
Còn một cách khác làm cho Bitcoin trở nên "vô dụng" là tạo ra hàng loạt đồng tiền mới đối với mọi tình huống cần thiết:
"Bạn đang đứng chờ thanh toán trong cửa hàng tạp hóa. Trong ví điện tử trên điện thoại của bạn sẽ không chỉ có Fedcoin hay FacebookCoin, mà còn AppleCash, ToyotaCash, và một đồng tiền mã hóa dành riêng cho cửa hàng bạn đang đứng. Ngoài ra cũng có đồng tiền dành cho các dịch vụ trông trẻ, và có cả cho việc bạn đi trên hệ thống tàu điện ngầm trong khu vực bạn ở."
Theo MIT Technology Review, lựa chọn này thực ra "đã xảy ra rồi" khi các công ty đang tạo ra những đồng tiền hay token của riêng họ dành cho các dịch vụ của mình, như đợt ICO của Kodak để tạo nên một đồng tiền mã hóa dành cho cấp phép các hình ảnh chụp.
Nhưng Bitcoin vẫn còn các ưu điểm có thể sử dụng để chống chọi với bất kỳ lựa chọn nào ở trên, cụ thể là "các giao dịch Bitcoin là ẩn danh và không thể bị kiểm duyệt."
Tuy nhiên, bài viết cũng nhấn mạnh rằng, dựa theo các tài liệu do Edward Snowden rò rỉ, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA đang nỗ lực để liên kết các địa chỉ ví BTC với danh tính những người có liên quan, và nếu các chính phủ "tìm cách tạo ra và thực hiện một danh sách đen", họ có thể gây áp lực đáng kể cho các thợ đào "quan trọng" của Bitcoin.
Vào cuối tháng Ba vừa qua, Snowden cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng sổ cái blockchain của Bitcoin đã trở nên "công khai một cách rõ ràng" và rằng một sự thay thế tốt cho các tiền tệ thông thường để không thể bị chính phủ kiểm soát hiện vẫn chưa xuất hiện.
Trang MIT Technology Review kết luận rằng "nếu các đồng tiền mã hóa được sử dụng rộng rãi, nó sẽ trở thành thói quen của số đông công chúng, không phải như ước muốn của những người chấp nhận ban đầu của Bitcoin là xác định những gì trở thành tầm nhìn của Satoshi Nakamoto."