3 CÁCH giải quyết hiệu quả cho việc sắp bị giáng chức, sự nghiệp có thăng hoa hay không tùy thuộc vào cách bạn vận dụng những điều này!
Giải quyết những vấn đề gặp trong công việc không phải là một điều dễ dàng, thậm chí sẽ còn khó khăn hơn nếu vấn đề đó diễn ra một cách bất ngờ và mang lại ảnh hưởng lớn.
- 01-04-20226 bài học kinh nghiệm lớn nhất về sự nghiệp và tiền bạc mà bất cứ người trong độ tuổi 22 - 31 nào cũng nên biết, đừng đợi tới khi già rồi mới hối tiếc
- 29-03-2022Chồng thất nghiệp, ở nhà 9 tháng không làm gì, đoạn hội thoại với vợ vạch trần sự thật phũ phàng: Cuộc đời thăng trầm, biết vươn mình, không ngừng nỗ lực mới quan trọng
- 26-03-2022Muốn sống tốt thì không được tiết lộ 12 ĐIỀU này, sự nghiệp thăng tiến bớt chông gai, thị phi nào cũng chiến thắng
Mới đây, một thành viên của Fairygodboss (cộng đồng mạng tập trung vào sự nghiệp của những người phụ nữ) đã chia sẻ rằng khi trở lại công ty sau thời gian nghỉ thai sản, cô ấy cảm thấy mình đã bị giáng chức.
Trong một bài chia sẻ trên trang chủ của Fairygodboss, cô kể: “Tôi đã gắn bó với công ty hiện tại được 12 năm và đang giữ vị trí lãnh đạo của một số bộ phận. Vào ngày thứ 4 quay lại công việc, cấp trên đã thông báo với tôi rằng ông ấy quyết định tái cơ cấu các bộ phận và chia sẻ một nửa khối lượng công việc mà tôi đang nắm giữ với một đồng nghiệp nam khác. Có lẽ cấp trên cảm thấy tôi nên tập trung nhiều hơn vào việc chăm sóc con cái. Vấn đề nằm ở chỗ ông ấy đã tước đi phần công việc mà tôi yêu thích cùng với đội ngũ mà tôi đã bỏ công xây dựng từ những ngày đầu”.
“Tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu trong môi trường làm việc như vậy và nghĩ rằng đã đến lúc tìm kiếm một công việc mới. Nhưng thú thật mà nói thì tôi khá sợ hãi khi phải bắt đầu lại từ đầu vì tôi cần phải đảm bảo nguồn tài chính ổn định để chăm sóc cho đứa trẻ. Những vấn đề này đã làm tôi mất hết tự tin”.
Trong trường hợp này, việc bị giáng chức không có gì quá ngạc nhiên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác thì bạn cần chú ý các dấu hiệu sau:
1. Nhiệm vụ của bạn bị thay đổi một cách đột ngột
Hãy cẩn thận nếu nhiệm vụ của bạn được bàn giao cho một người khác, hay thậm chí là những dấu hiệu nhỏ như bạn được giao ít dự án hơn so với trước đây.
2. Mọi việc bạn làm đều bị quản lý rất khắt khe
Cấp trên liên tục xét nét các công việc của bạn, thậm chí là cả những việc nhỏ nhặt và ít quan trọng nhất.
3. Thường xuyên nhận được các phản hồi không tốt
Việc nhận được phản hồi kém từ cấp quản lý là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy có điều không ổn đang xảy ra, đặc biệt là đối với những công việc bạn thường nhận phản hồi tốt và đánh giá tích cực trước đó.
4. Cấp trên không tận tình trong việc hướng dẫn nhiệm vụ
Khi quản lý của bạn không đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng, hai trường hợp có khả năng xảy ra: Hoặc là họ muốn bạn thất bại, hoặc họ cảm thấy việc đó không đáng phải bỏ thời gian để giải thích.
5. Khi cấp dưới lại được thăng chức nhanh hơn bạn
Hãy chuẩn bị tinh thần nếu cấp dưới của bạn được thăng tiến nhanh hơn và được đề bạt vào những vị trí mà bạn – một nhân viên cấp cao hơn – mới là người thích hợp nhất.
Vậy khi đối mặt với những dấu hiệu trên, chúng ta cần phải làm gì để giải quyết? Có 3 cách mà bạn có thể lưu ý:
1. Trao đổi và thảo luận với quản lý
Nếu bạn nhìn thấy những dấu hiệu rõ ràng, đừng chỉ ngồi im tại chỗ mà hãy tìm cách bày tỏ sự lo lắng của mình.
Nhà tư vấn có tên Twannetta Weaver đã viết: “Tôi cho rằng việc đầu tiên bạn cần làm là hãy xem liệu bản thân có còn thực sự hứng thú với công việc hay không. Nếu niềm đam mê của bạn vẫn còn đó, hãy dành thời gian để thảo luận với cấp trên để tìm ra hướng giải quyết. Trong trường hợp ngược lại, hãy bắt đầu chuẩn bị cho một chuyến hành trình mới để đến nơi mà tài năng của bạn được đánh giá xứng đáng!”.
Nếu bạn muốn biết lý do khiến công việc gặp rắc rối, hãy tìm đến người quản lý để nhận được đáp án và phương hướng cải thiện.
2. Ghi chú lại mọi thứ
Tài khoản có tên Shelby C. viết: “Với tư cách là một cựu chuyên viên quản lý nhân sự và là nạn nhân của tình trạng trên, tôi có thể khẳng định rằng đây là hành vi vi phạm chính sách nghỉ phép gia đình và y tế (FMLA). Trong trường hợp này, tôi sẽ cố gắng trao đổi với quản lý vì có thể họ đang không nhận ra hành vi của mình là sai lầm và tiềm ẩn những nguy cơ về mặt pháp lý”.
Một thành viên khác của cộng đồng cũng đồng ý với ý kiến trên: “Điều này rõ ràng đã vi phạm chính sách nghỉ phép gia đình và y tế vì bạn có quyền quay trở lại sau kỳ nghỉ phép với vị trí như trước kia. Đó là lý do mà tôi đề nghị bạn hãy nói chuyện với bộ phận nhân sự để nhận được những sự bảo đảm về mặt lương thưởng hoặc chức danh trong công việc”.
Vậy nên, điều quan trọng ở đây là bạn phải ghi chép lại mọi việc để đề phòng những vấn đề pháp lý, tuy nhiên chính sách này có thể không áp dụng ở một số công ty có quy mô nhỏ.
3. Tìm cách cải thiện hiệu quả công việc
Nếu bạn nhận được những phản hồi từ cấp trên, hãy tìm cách để cải thiện chất lượng công việc của mình vì đây có thể là những gì mà quản lý muốn nhìn thấy, lúc đó họ sẽ nhận ra rằng bạn quan tâm đến công việc và luôn nỗ lực để làm tốt hơn.
Nếu như bạn không nhận được bất cứ phản hồi mang tính xây dựng nào, hãy cố gắng thu thập và xem xét tất cả. Trong trường hợp không thể làm như trên, hãy tự xem xét lại bản thân một cách nghiêm túc và trung thực để xác định những điểm cần cải thiện. Bạn hãy tạo ra cho bản thân một kế hoạch rõ ràng và để quản lý thấy được điều đó, nó có thể giúp bạn trở thành một nhân viên tốt hơn và giảm tránh nguy cơ bị giáng chức.
(Nguồn: Hive)
Pháp luật & bạn đọc