3 cách kiềm chế việc mua đồ theo cảm xúc
Thói quen chi tiêu theo cảm xúc tốt cho tinh thần nhưng lại không tốt cho 'sức khỏe' tài chính của bạn.
- 10-12-2022Nhà đầu tư đại tài Charlie Munger: Khi một người sắp giàu có, họ bộc lộ 3 dấu hiệu ‘khác thường’
- 09-12-2022Không phải đầu tư hay tiết kiệm, đây mới là con đường hiệu quả nhất để thành triệu phú
- 08-12-2022"Ông trùm" bất động sản Trung Quốc: Tại sao sau 35 tuổi nhiều triệu phú mới thành công? Không phải nhờ chăm chỉ mà đó là lúc họ làm được 3 điều này
- 08-12-2022“Cá mập” Kevin O'Leary và triệu phú tự thân Mỹ khuyên bạn: Có tiền cũng đừng mua xe hơi, chẳng cần thiết đến thế!
- 06-12-20223 cách thay đổi thói quen mua sắm tiết kiệm được hơn 100 triệu mỗi năm
Đây là điều ai cũng biết, cũng thừa nhận nhưng bằng cách nào đó, chúng ta vẫn dễ dàng "sa bẫy" chỉ trong một khoảnh khắc.
Vì thế, hãy thử hạn chế tối đa thói quen này bằng những cách dưới đây nhé!
1. Liệt kê những yếu tố kích thích thói quen chi tiêu theo cảm xúc của bạn
Bạn cũng không nên để những chương trình khuyến mãi chi phối cảm xúc cá nhân và đưa ra những quyết định mua hàng sai lầm. (Ảnh minh hoạ)
Bước đầu tiên để kiềm chế thói quen chi tiêu theo cảm xúc là bạn cần xem xét lại cảm xúc của chính mình, hiểu bản thân đang muốn và cần gì. Nếu bạn vẫn đang thường xuyên có những kiểu suy nghĩ như thế này:
- "Hôm nay mình đã có một ngày làm việc thật tệ... Có nên đặt 1 chiếc bánh pizza không nhỉ?" hay "Tóc mình sao tự nhiên trông xơ xác vậy? Đi mua ngay 1 lọ dầu hấp thôi"...
Và còn vô vàn những tình huống tương tự khác nữa.
Nếu vậy thì, lúc này, điều bạn cần làm là nên hạn chế chi tiêu cảm xúc lại. Thay vào đó, hãy tạo cho mình thói quen lập kế hoạch những món đồ cần mua và tuyệt đối không mua những thứ không cần tới chỉ vì vào thời điểm mua bạn "bỗng dưng" cảm thấy muốn có nó.
2. Tự hỏi bản thân những câu hỏi cụ thể trước khi quyết định mua hàng
Mỗi người có một sở thích riêng, theo đó cảm xúc cũng sẽ dẫn lối bạn tới những quyết định mua khác nhau. Dù thế nào thì một khi bạn đã muốn kiềm chế thói quen này, hãy tự hỏi bản thân thật kĩ và dưới đây là loạt câu hỏi gợi ý cho bạn:
- Có cách nào rẻ hơn hoặc sáng tạo bằng cách nào đó để đạt được kết quả tương tự nhưng chỉ cần bỏ ta ít chi phí hơn hay không?
- Mặt hàng này có đa dụng, dễ sử dụng hay không?
- Bạn có thực sự cảm thấy vui vẻ và phấn chấn hơn khi mua món đồ này hay không?
+ Nếu là quần áo: Bạn có thể phối được ít nhất 3 bộ đồ độc đáo chỉ với chiếc quần/áo này không?
+ Nếu là đồ trang trí nhà cửa: Làm thế nào bạn có thể sử dụng nó quanh năm và với tần suất nhiều nhất có thể?
Các câu hỏi này sẽ giúp bạn nhận ra giá trị hoặc sự thiếu sót của một món đồ. Cuối cùng, nếu hơn 50% câu trả lời là: "Không" - bạn hãy dừng lại việc mua nó.
3. Chỉ mua hàng vào 1 ngày duy nhất trong tuần
Có một bí quyết khá hữu ích cho bạn, đó là: Trừ một vài trường hợp ngoại lệ, bạn hãy thử chỉ đi mua hàng tạp hoá, đồ gia dụng vào 1 ngày nào đó trong tuần xem kết quả sẽ như thế nào nhé.
Đó có thể là thứ 2, thứ 3, thứ 4, thậm chí là chủ nhật... Bạn được quyền thoải mái lựa chọn nhưng sẽ chỉ được mua vào duy nhất 1 ngày đó mà thôi. Nếu hôm đó bạn không mua, tuyệt đối đừng thay đổi ý định. Nếu đó thực sự là thứ bạn muốn và cần nó, bạn vẫn sẽ cần và điều đó là lý do khiến bạn sẵn sàng "xuống tiền".
Việc mua đồ vào duy nhất 1 ngày sẽ giúp bạn rèn luyện được việc lập kế hoạch cụ thể cho bản thân và tránh rơi cảnh mua quá nhiều đồ không cần thiết, lãng phí tiền bạc. Từ đó ảnh hưởng tới tài chính của bạn.
Phụ nữ Việt Nam