MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 câu nói giúp nhân viên, đồng nghiệp trở nên chăm chỉ ngay từ những ngày đầu năm mới

07-02-2019 - 15:11 PM | Sống

Việc nhắc nhở đồng nghiệp lười thực sự khó khăn, bởi nếu nhắc nhở không khéo có thể khiến họ cảm thấy bị khiển trách. Thay vì nặng lời, những câu nói dưới đây sẽ giúp bạn tạo động lực làm việc cho những đồng nghiệp thiếu trách nhiệm.

1. "Nếu việc này không được hoàn thành, thì …"

Chúng ta thường bị cuốn vào những hành động trước mà không để ý hậu quả sau đó. Điều này lý giải tại sao bạn có thể ăn hết cả hộp bỏng ngô ngon lành rồi mới nhận ra rằng bỏng ngô rất béo.

Người đồng nghiệp của bạn cũng có thể rơi vào cách tư duy tương tự. Có thể, họ chỉ không muốn làm việc với đống dữ liệu, chứ không hề nghĩ đến những hậu quả kéo theo từ những công việc chưa hoàn thành.

Vì vậy, việc nhắc nhở đồng nghiệp về những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra là điều rất hữu ích, đặc biệt là khi những hậu quả đó ảnh hưởng trực tiếp đến họ. Trong trường hợp này, hậu quả cũng là một loại quyền lực.

Bạn có thể vận dụng mẫu câu sau: "Nếu bài thuyết trình không hoàn thành đúng hạn thứ 6, có thể sếp sẽ bắt chúng ta lên văn phòng làm việc vào thứ 7 và Chủ nhật để hoàn thành nốt đấy!".

2. "Anh/Chị [tên của sếp] muốn chúng ta sẽ…"

Mặc dù bạn không muốn kéo sếp vào vấn đề này, tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không thể nhắc tên của sếp. Hành động này tương đương với việc bạn nhắc lại những kỳ vọng của sếp đối với đồng nghiệp kia.

Không phải ai cũng là người lao động tận tâm. Những đồng nghiệp sẽ chẳng quan tâm đến việc bạn nghĩ gì về đạo đức nghề nghiệp của họ. Tuy nhiên, họ sẽ rất quan tâm đến việc sếp nghĩ gì về họ.

Đây là phương pháp nhắc nhở rất lịch sự, rằng cấp trên vẫn đang trông đợi kết quả và cam kết làm việc của họ đấy. Việc này sẽ khơi gợi cảm giác bị đe dọa và khiến những đồng nghiệp này cảm nhận rõ hơn về sự khẩn cấp – mà bạn thì không phải đóng vai một kẻ mách lẻo.

Mẫu câu như thế này: "Anh/chị [tên cấp trên] muốn chúng ta phải hoàn thành xong hết việc này trong ngày hôm nay, và tôi nghĩ bạn cũng đồng ý là chúng ta đều không muốn thông báo đến anh/chị ấy rằng chúng ta chưa làm xong."

3. "Cần tôi giúp gì không?"

Mẫu câu này có thể khiến trực giác của bạn phản đối mạnh mẽ, nhưng hãy kiên trì đọc thêm một chút. Thay vì quy chụp một cách ác cảm, đã bao giờ bạn để ý liệu lí do mà đồng nghiệp làm việc không có chút tiến triển nào là gì không? Có thể là do họ gặp vấn đề gì đó, hoặc là họ đang mắc kẹt với hàng đống việc khác.

3 câu nói giúp nhân viên, đồng nghiệp trở nên chăm chỉ ngay từ những ngày đầu năm mới - Ảnh 1.

Hành động đề nghị giúp đỡ không những cho thấy bạn là một đồng nghiệp tuyệt vời, mà còn nhắc nhở đồng nghiệp là bạn để ý đến sự chần chừ và chểnh mảng của họ.

Dĩ nhiên, phương pháp này là một con dao hai lưỡi. Nếu vị đồng nghiệp kia đơn giản là một kẻ lười biếng, đây là cơ hội để họ đùn đẩy công việc sang cho bạn.

Mẫu câu như thế này: "Này, tôi đang làm mấy việc trong dự án của bọn mình ấy, tôi đang xem file theo dõi chung trên Drive, mà thấy phần công việc bạn nhận chưa có tiến triển gì ấy? Vì sắp đến hạn cuối rồi, cậu có vấn đề gì cần tớ giúp hay hỗ trợ gì không?

Hãy làm rõ rằng bạn không có trách nhiệm phải đi chăm sóc hay làm việc thay cho con người này. Hãy đảm bảo là họ phải tự thực hiện những việc họ cần làm.

Tạm kết

Tất cả chúng ta đều là những người trưởng thành, đều có khả năng tự quản lý công việc cá nhân mà không cần đến sự can thiệp hoặc động viên của người khác. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy đây là một vấn đề gây ảnh hưởng dài hạn nhưng chưa được đề cập một cách nghiêm túc, hãy trao đổi với cấp trên của mình. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn "đánh động" người đồng nghiệp lười biếng để họ làm việc tập trung hơn và có hiệu suất tốt hơn, những mẫu câu phía trên giúp bạn không bị vượt quyền, mà vẫn khiến đồng nghiệp sốt ruột hơn và tập trung hơn vào công việc của họ.

Theo Châu Anh

Nhịp Sống Kinh Tế/Themuse

Trở lên trên