3 “chìa khóa vàng” người Do Thái dành cho con: Khả năng sinh tồn, sức mạnh ý chí và 1 điều quan trọng này sẽ quyết định bạn là ai, vị trí của bạn ở đâu
Người Do Thái vô cùng xem trọng sự nghiệp giáo dục, thế nhưng quan điểm giáo dục của họ lại rất khác biệt so với nhiều quốc gia trên thế giới. Về quan niệm trong việc giáo dục con, người Do Thái thậm chí còn thiết thực và “mạnh tay” hơn các dân tộc khác.
Luật nuôi dạy con cái của người Do Thái cảnh báo các bậc cha mẹ: Bà mẹ nào trên thế giới cũng yêu con, nhưng cách yêu và thể hiện tình yêu khác nhau. Giữa "Tình yêu dòng nước mát" và "tình yêu dòng máu đào", người Israel quan niệm nước mát chỉ giải cơn khát nhất thời còn "dòng máu đào" là tình yêu con phải nhìn xa trông rộng, đem lại lợi ích suốt đời cho con, đào tạo đứa trẻ trở nên bản lĩnh, thực sự mạnh mẽ trong đường đời.
Người Israel tự đưa ra công thức cho chỉ số vượt khó AQ của họ là: 20% IQ + 80% (AQ + EQ) = 100% thành công, trong đó IQ: chỉ số thông minh, EQ: chỉ số cảm xúc. Họ tin rằng điểm số tốt nghĩa là trường học tốt, trường học tốt sẽ có tấm bằng đẹp, tấm bằng đẹp sẽ có công việc tốt, nhưng công việc tốt khác với người có sự nghiệp thành công.
Thành công thực sự của tình yêu thương cha mẹ - con cái là cho phép trẻ em trở thành những cá thể độc lập càng sớm càng tốt và tách biệt khỏi cuộc sống của chính chúng. Họ khuyến khích trẻ em tiến về phía trước với tốc độ của riêng mình để hướng tới một cuộc sống lý tưởng có thể bình thường nhưng không tầm thường.
Triết lý và phương pháp yêu thương con cái của cha mẹ Do Thái đúc kết ba ý nghĩa, đó là "ba chìa khóa vàng được các bà mẹ Do Thái trao cho con cái", và hãy nhanh tay học hỏi.
Chiếc chìa khóa thứ nhất: Chế độ sống "có thù lao", rèn luyện khả năng sinh tồn
Chế độ sống "có thù lao" là một trong những phương pháp giáo dục sinh tồn thú vị của người Do Thái. Bố mẹ sẽ liệt kê một loạt các danh sách việc nhà, mỗi việc đều có giá trị nhất định. Khi trẻ làm xong một nhiệm vụ lựa chọn thì sẽ được nhận một phần thưởng nhất định.
Điều này mang lại kết quả xuất sắc, không chỉ khiến con cháu người Do Thái hiểu biết và giàu có mà còn cho phép họ thực hiện sự nghiệp của mình ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Theo quan điểm của các bậc cha mẹ Do Thái, giáo dục kỹ năng khác nhau được dạy trong trường học, bao gồm âm nhạc, khiêu vũ, nghệ thuật, quần vợt... là những dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển. Tuy nhiên, những giáo dục này không thể cho phép trẻ học hỏi kinh nghiệm sống.
Cha mẹ Do Thái tin rằng âm nhạc là chất dinh dưỡng tăng trưởng cần thiết cho trẻ em, nhưng chúng không thể học hỏi kinh nghiệm sống. Ảnh: Internet
Để nuôi dạy con cái, cha mẹ Do Thái đã vứt bỏ rất nhiều thứ hào nhoáng, đặt giáo dục sinh tồn lên hàng đầu và đi thẳng vào mục đích ban đầu của việc nuôi dạy - làm cho mọi đứa trẻ lớn lên có một cuộc sống tốt hơn.
Cách làm này có tác dụng tốt đối với tất cả trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên. Dưới sự vận hành của cơ chế sống "có thù lao", mọi đứa trẻ đều có khả năng hơn cha mẹ tưởng tượng. Đồng thời, có ý thức về thời gian, tiền bạc, tự quản lý và có trách nhiệm.
Người Do Thái tin rằng nếu một đứa trẻ có điểm số xuất sắc, nó có thể không thành công trong cuộc sống. Điều đó có nghĩa là đứa trẻ không thể nhận ra vai trò của các giá trị cá nhân và xã hội trong tương lai. Trẻ biết lao động ngay từ nhỏ có thể tự tìm ra hướng đi cho cuộc đời mình trên cơ sở không ngừng trải nghiệm cuộc sống, sau này sẽ dễ dàng thành công hơn trong sự nghiệp.
Chìa khóa thứ hai: Trì hoãn sự hài lòng nhằm phát triển sức mạnh ý chí của trẻ
"Trì hoãn sự hài lòng" là một trong những phương pháp giáo dục quan trọng của người Do Thái. Điều này cho phép đứa trẻ học cách kiên nhẫn và cho nó biết rằng thế giới không xoay quanh mình và những gì nó muốn không dễ dàng có được.
Hãy tạo cho con thói quen dùng công sức của bản thân để đạt được những điều mà trẻ mong muốn. Ảnh: Internet
Trong nhiều gia đình Việt Nam, cha mẹ thường đáp ứng nguyện vọng và thỏa mãn các yêu cầu của con quá nhanh và quá nhiều. Điều này dẫn đến việc trẻ không có cảm giác thiếu thốn, được sống trong nhung lụa, an nhàn sung sướng, đã quen với việc sống ở mức cao.
Ngược lại, nếu cha mẹ trì hoãn việc thỏa mãn yêu cầu của trẻ thì sẽ có thể rèn luyện được tinh thần chịu đựng khó khăn, tự kiềm chế, để trẻ trở nên kiên cường và trưởng thành hơn.
"Trì hoãn sự hài lòng" nâng cao sức chịu đựng tâm lý của trẻ khi bị từ chối và nuôi dưỡng "trí thông minh nghịch cảnh"- điều cần thiết để thành công. Đồng thời, có thể rèn luyện cho trẻ em trau dồi ý chí và kỳ vọng vào cuộc sống trong việc hưởng thụ chậm trễ, từ đó trở nên linh hoạt và kiên nhẫn hơn trong học tập.
Chìa khóa thứ ba: Giáo dục từ từ và rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề của trẻ
Nhà tư tưởng người Do Thái Jutbi có câu nói nổi tiếng: "bố mẹ đừng làm quản gia mà hãy làm quân sư cho con’ ý nói hãy chỉ hướng dẫn, tư vấn cho con, đừng quá bao bọc và làm thay con mọi việc. Tuyệt đối không rơi vào căn bệnh 421 (4 ông bà nội ngoại, 2 bố mẹ vây quanh 1 đứa trẻ) vì điều đó chẳng khác cha mẹ sẵn sàng là nô lệ của con và chỉ đầu độc con mà thôi".
Danh nhân người Do Thái Karl Marx đã từng nói:" Một người phải học cách đi và cách ngã, chỉ sau khi ngã, người đó mới có thể biết đi." Ảnh: Internet
Khi trẻ em Do Thái đến 18 tuổi thường sẽ có khả năng sống độc lập. Điều này có liên quan đến việc các bậc phụ huynh ở đây áp dụng việc "giáo dục buông tay" ngay từ khi còn bé. Trong việc quản lý và giáo dục con, họ chịu làm những ông bố bà mẹ "80 điểm", họ cố ý để lại những vấn đề để các con tự mình đối diện và giải quyết.
Các phụ huynh Do Thái cho rằng: nuôi con giống như trồng hoa, phải kiên nhẫn chờ đợi hoa nở. Sự chậm rãi này không phải là chậm về mặt thời gian, mà là sự kiên nhẫn của cha mẹ, không phê bình trẻ vì biểu hiện nhất thời, đừng thay con giải quyết những vấn đề lớn nhỏ mà trẻ gặp phải, hãy cho con cơ hội được tự mình giải quyết. "Đừng nhân danh tình yêu của cha mẹ để kiểm soát và quản thúc con."
Tất cả tình yêu trên đời đều nhằm mục đích cộng gộp, và chỉ có một loại tình yêu là chia ly, và đó là tình yêu của cha mẹ dành cho con cái. Tình yêu cha mẹ thực sự thành công là để trẻ trở thành những cá thể độc lập càng sớm càng tốt, tách biệt khỏi cuộc sống của chính mình và đối mặt với thế giới với một cá tính độc lập. Bạn rút lui và buông bỏ càng sớm, con bạn càng dễ dàng thích nghi với tương lai.
Các bậc cha mẹ Do Thái tin rằng nếu công việc làm cha mẹ có thể được đo lường bằng hiệu quả công việc, thì một bậc cha mẹ 100 điểm không nhất thiết là một tiêu chí thành công. Nghĩ theo cách khác, những bậc cha mẹ 80 điểm nếu rút lui đúng cách và buông bỏ có thể đạt được kết quả tốt hơn. Họ khuyến khích trẻ em tiến về phía trước với tốc độ của riêng mình để hướng tới một cuộc sống lý tưởng có thể bình thường nhưng không tầm thường.
Một số phụ huynh sẽ nói rằng: nói thì dễ nhưng làm thì khó, vì vậy hãy đáp ứng tất cả nếu con muốn! Tuy nhiên, xin hãy nhớ rằng: nếu bạn bảo bọc con quá nhiều, bạn có thể làm hại cuộc đời của con sau này.
Theo Sohu