3 chiến lược khôn ngoan giúp bạn vẫn được thăng chức tăng lương đều đặn, dù chuyên môn có thể không bằng đồng nghiệp
Trình độ chuyên môn là yếu tố cần để bắt đầu một công việc tuy nhiên đó chưa phải là yếu tố đủ để thăng tiến.
- 20-11-20213 thiếu sót lớn khiến bạn dù nỗ lực chăm chỉ cách mấy thì cơ hội được thăng chức, tăng lương cũng không tới lượt
- 15-10-2021"Đi làm 5 năm, tôi bị đuổi việc, bạn lại được thăng chức tăng lương": Lý do cách biệt giữa người với người là gì?
- 24-09-2021Vào công ty cùng lúc, một người bị sếp mắng quanh năm, một người được thăng chức chóng vánh, cựu sinh viên Harvard tiết lộ lý do
Trình độ chuyên môn là khía cạnh cần thiết khi chúng ta bắt đầu một công việc nào đó. Tuy nhiên, để có thể thăng tiến cũng như đạt được những thành tựu nhất định về cả chức danh lẫn tài chính, chuyên môn thôi vẫn là chưa đủ. Một người thành công, ngoài chuyên môn, còn biết trau dồi bản thân để ngày một hoàn thiện về các kỹ năng bổ trợ, phục vụ tốt cho công việc của mình.
Không ít những trường hợp, cả hai có cùng một xuất phát, được tuyển dụng vào công ty cùng một thời điểm nhưng sau một quãng thời gian, 1 trong 2 người họ lại đạt được những thành tựu vẻ vang hơn dù chuyên môn không thể sánh bằng người còn lại. Có câu "Bạn không thể đạt được điều bạn muốn nếu bạn không dám nói ra điều đó".
Thật vậy, người có kỹ năng là người biết nắm bắt cơ hội, dũng cảm nói ra và theo đuổi mục tiêu cũng như đàm phán khéo léo để có được thứ mình muốn. Kỹ năng đàm phán đóng vai trò vô cùng quan trọng, đôi khi còn vượt trội hơn năng lực chuyên môn trong việc quyết định mức lương của một cá nhân. Dưới đây là 3 lưu ý chúng ta cần nhớ nếu đang chuẩn bị đàm phán chuyện lương bổng với cấp trên:
1. Thực hành, thực hành, thực hành
Lý thuyết là một chuyện còn thực hành lại là chuyện khác. "Tôi không sợ người luyện tập 10.000 cú đá một lần mà chỉ sợ người thực hành một cú đá 10.000 lần" là câu nói vô cùng nổi tiếng của võ sư Lý Tiểu Long.
Chỉ khi thực hành chúng ta mới phát hiện ra được những tồn đọng, yếu kém của bản thân để từ đó khắc phục. Thực hành còn giúp chúng ta thành thục những gì bản thân định làm và sắp làm.
Cho nên, khi quyết định đàm phán lương, hãy dành thời gian nói chuyện những người xung quanh như bạn bè hoặc đồng nghiệp. Tuy nói chuyện với bạn bè và đồng nghiệp không làm chúng ta lo lắng như nói chuyện với cấp trên, nhưng việc đó khiến chúng ta giải tỏa tâm lý và thuần thục hơn. Ngoài ra, có thể những người xung quanh sẽ có những đóng góp quý báu mà chúng ta có thể áp dụng.
Nếu không có thời gian hoặc ngại ngùng khi luyện tập với những người xung quanh, hãy tự quay video hoặc quan sát chính mình trong gương và luyện tập.
2. Chấp nhận những phản ứng tự nhiên của cơ thể
Những yêu cầu hệ trọng như việc tăng lương hoặc thăng chức sẽ khiến chúng ta căng thẳng và lo lắng. Phản ứng tự nhiên của cơ thể trong trường hợp này thường là tim đập nhanh, chảy mồ hôi, tay chân run rẩy. Thay vì xem những phản ứng sinh lý này là một điều gì đó tiêu cực, hãy điều chỉnh lại chúng theo hướng tích cực: đó là cách cơ thể của mỗi người nói rằng chúng ta đang làm một điều gì đó có ý nghĩa.
Hãy nói với bản thân rằng, tim đập nhanh là để bơm được nhiều máu lên não, giúp chúng ta suy nghĩ mạch lạc và phản ứng nhanh nhạy hơn. Bằng cách thay đổi quan điểm, chúng ta có thể biến những lo lắng của mình thành một công cụ tích cực.
3. Giải tỏa tâm lý trước khi bắt đầu
Khi đã có sự chuẩn bị thấu đáo, mọi thứ sẽ diễn ra trơn tru và suôn sẻ. Hãy luôn tâm niệm như thế để tránh khỏi những cảm giác lo âu, sợ sệt trước khi bắt đầu bước vào phòng đàm phán với cấp trên.
Có rất nhiều yếu tố để dẫn đến một cuộc đàm phán thành công và có một số yếu tố mà bản thân chúng ta không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, khi thực hiện tốt ba bước kể trên, chúng ta sẽ cải thiện cơ hội để có được kết quả như mong muốn.
Pháp luật và bạn đọc