3 đặc điểm khiến phần đông chúng ta ngày một thụt lùi, càng coi thường những thói quen này càng dễ gặp tai ương
Thói quen hình thành trong 30 năm đầu đời sẽ quyết định vận mệnh 30 năm cuối đời của bạn. Có người càng sống càng thành công, có người lại ngày một thùi lùi vì những đặc điểm dưới đây.
- 14-10-2020Vất vả mãi vẫn không phất lên, học ngay 4 luật bất biến mà người thành công nào cũng tỏ tường
- 29-09-2020Người thành công phải tư duy như sói đầu đàn: Không chỉ độc ác với người khác, mà phải độc ác với chính mình
- 27-09-2020Muốn kết giao với người tài giỏi, bạn cũng phải có đẳng cấp của riêng mình: Sở hữu 4 đặc điểm sau, quý nhân sẽ bị bạn hấp dẫn
Như có câu: "Thiên cuồng tất hữu vũ, nhân cuồng tất hữu họa."
Tạm dịch: Trời nổi giông bão ắt sẽ có mưa, con người ngông cuồng ắt sẽ rước họa vào thân.
Vì vậy, đối nhân xử thế, đừng quá tự cao tự đại. Con người lúc nào cũng xem mình là nhất, coi thường kẻ khác thì rất khó có thể thành công. Chẳng phải tự nhiên mà chúng ta thường nói rằng, “Cây cao vượt rừng gió sẽ dập, chim bay tách đàn chịu súng săn".
Đặc biệt, những kẻ ngông cuồng tự đại thường dễ làm mất lòng người khác, sớm muộn gì cũng bị tai ương, gặp khó khăn không ai nguyện giúp sức.
Ba mươi năm trước Hà Đông, ba mươi năm sau Hà Tây, người không có ngàn ngày tốt, hoa không có trăm ngày tươi. Thế sự khó dự liệu, bạn của hôm nay chưa chắc đã là bạn của mai sau. Một người bạn chê cười cũng có thể trở thành một người bạn sẽ phải luồn cúi.
Cho nên, làm người, đừng vì những thành tựu của ngày hôm nay mà vội kiêu căng ngạo mạn. Hãy sống khoan dung và chân thành, giúp đỡ người khác khi khó khăn, đừng mỉa mai hay chế giễu khuyết điểm mà hãy ghi nhớ ưu điểm của người khác. Như vậy, phúc khí và vận may mới tìm đến với mình.
Trong cuộc sống, vạn sự đều có nhân quả. Biết cách cư xử mới có phước lành đem theo. Ngược lại, những người ít tài lộc, không có phúc thường có những thói quen và đặc điểm tiêu cực về tính cách sau đây:
1. Tài hèn học ít nhưng phô trương khoác lác
Khổng Tử nói: “Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên. Trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi”.
(Tạm dịch: Trong ba người cùng đi, tất có người là thầy của mình. Chọn người hay mà bắt chước, chọn người dở mà sửa mình.)
Điều này có nghĩa là dù chúng ta có tài giỏi đến đâu thì xung quanh chúng ta vẫn luôn có những người đáng để học hỏi. Nếu biết cách sàng lọc, ta còn có thể học hỏi từ cả người tài năng cũng như người thua kém. Ngay cả Khổng Tử cũng vậy, còn chúng ta thì sao?
Trên đời có không ít người thực sự tài giỏi và bản lĩnh, nhưng nhiều hơn cả là những kẻ tự cho mình giỏi giang. So với người thành công, họ chỉ được coi là “tài hèn học ít”, năng lực có hạn nhưng thái độ rất huênh hoang, khoe khoang khắp chốn, không biết rằng mình sớm muộn cũng trở thành trò cười trong mắt người khác.
Như vậy, họ không những không tạo được ấn tượng tốt mà còn chịu nhiều tác động tiêu cực, ít người thực lòng nể trọng và đặt niềm tin. Về lâu dài, họ rất khó đạt được thành tựu hay công lao to lớn. Phúc khí trên người cũng dần tiêu tan theo sự kiêu căng tự mãn. Đó là lý do họ càng sống càng thụt lùi.
Chỉ khi không ngừng hoàn thiện bản thân, biết khiêm tốn, biết học hỏi những người xung quanh, một người mới có thể thực sự tiến bộ. Năng lượng tích cực giúp phúc khí xung quanh ngày càng tụ lại, cuộc sống của họ sẽ viên mãn và ý nghĩa hơn.
2. Mất tinh thần chiến đấu vì cuộc sống không như mong chờ
Nghèo nàn về vật chất không đáng sợ, nhưng đáng sợ nhất là nghèo nàn về tinh thần và ý chí. Một người có phước lành sẽ tìm được năng lượng tích cực dù hoàn cảnh khó khăn cách mấy. Họ biết cách kiên trì đến cùng, chờ ngày mây mưa tan hết, ánh mặt trời ló dạng, kết quả ra đời.
Đối với những người không có ý chí, dù có cuộc sống ban đầu tốt đẹp đến mấy, họ cũng dần rơi vào trạng thái chán nản ngay khi một điều không vừa ý xảy ra. Gặp rắc rối khó khăn, họ xuống tinh thần, đánh mất nhuệ khí chiến đấu. Thời gian dài, kiểu người này thường mất đi phương hướng và động lực tiến lên, khó có thể tạo ra bứt phá lớn.
Những người có đặc điểm ý chí bạc nhược như vậy càng sống càng cách thành công xa hơn. Nếu không thay đổi thói quen tư duy thụt lùi này, tìm cách vượt qua vũng lầy cảm xúc, giải quyết khó khăn, không ngừng nâng cao năng lực bản thân và duy trì một trái tim tích cực để đột phá tình trạng hiện tại thì phúc khí của họ sẽ ngày một tiêu tán trong tương lai.
3. Coi thường người khác
Phúc khí của một người liên quan mật thiết đến thái độ đối với người thân và bạn bè xung quanh. Những người thực sự có phúc, dù ở trong hoàn cảnh nào cũng sẽ không khinh thường người khác, ngược lại càng có sự tôn trọng và cảm thông đối với bất cứ ai, với bất cứ điều kiện.
Người thua kém thường có tâm tính nhỏ nhặt chi ly, hay ganh ghét đố kỵ. Cho nên, ngôn hành cử chỉ của họ xen lẫn sự ích kỷ, không đủ độ lượng và khoan dung khi nhìn việc, nhìn người.
Thường xuyên tỏ ra coi khinh lời nói và việc làm của người khác, luôn cảm thấy bản thân hơn người, cười nhạo họ dù ở vào hoàn cảnh tương đương, không biết giữ lòng khiêm tốn chính là thói quen khiến một người ngày một đánh mất phúc khí trời cho, dễ gặp tai ương, nhân họa.
Trong mắt người khác, loại đặc điểm hành vi này vô cùng nực cười, giống như “Chó chê mèo lắm lông”. Thông thường, đặc điểm này thường xuất hiện ở người quen sống trong nhung lụa, có điều kiện vật chất hơn người hoặc người đặc biệt túng quẫn, sinh hoạt không như ý.
Một người có cá tính và thói quen như vậy, phẩm hạnh nhất định không đáng tin. Năng lực thua kém có thể được cho cơ hội tiếp tục rèn luyện, còn phẩm hạnh thua kém thì rất ít người chịu đặt lòng tin.
Ngược lại, một cười biết cách nhìn nhận sở trường của người khác, dù lớn hay nhỏ, và giữ được tinh thần khiêm tốn của bản thân mới có thể không ngừng cải thiện tính cách và cảnh giới của mình. Theo độ cao mà họ không ngừng đạt được, phúc khí tự nhiên sẽ tích lũy nhiều thêm.
Vì vậy, muốn biết một người càng sống càng đi lên, hay càng sống càng thụt lùi, nhất định phải xem từ ngôn hành cử chỉ của họ. Nếu lời nói và việc làm của người đó duy trì được phẩm hạnh tốt đẹp, phúc khí trời cho sẽ không giảm đi, tránh được nhiều tai ương xui xẻo.
Tương tự, nếu con người muốn đạt được phước lành may mắn, họ phải học cách thoát khỏi những thói quen tư duy và đặc điểm hành vi tiêu cực. Khi một người sống khiêm tốn, tự mình hiểu mình, duy trì tinh thần tích cực, chúng ta sẽ đạt được may mắn nhiều hơn.