3 dấu hiệu cho thấy trẻ nhỏ dễ bị đào thải nhất khi trưởng thành: Bậc cha mẹ nên chú ý để giúp con!
Nếu thuộc 1 trong 3 kiểu được nhắc đến dưới đây, 20 năm sau, trẻ nhỏ sẽ dễ bị xã hội đào thải.
- 24-03-2020Cha mẹ "10 điểm" thường nuôi dạy nên những người con ưu tú: 7 đặc điểm nổi bật của những "phụ huynh vàng mười"
- 22-03-20206 hành động của cha mẹ tưởng bình thường nhưng hóa ra lại “giết chết” sự tự tin của con, hãy kiểm tra ngay!
- 19-03-2020Lời cha nhắn với con gái làm TVHK: "Nếu ngày mai, con phải bay vào tâm dịch để đón đồng bào trở về, ba mẹ muốn nói, ba mẹ tự hào về con..."
Đối với mỗi một gia đình, 20 năm là giai đoạn dạy dỗ, bồi dưỡng một đứa trẻ trở thành người trưởng thành trong xã hội và cũng là thời điểm để con người ta có thể nhìn nhận, đánh giá, nghiệm thu thành quả của việc giáo dục gia đình.
3 kiểu trẻ nhỏ được liệt kê dưới đây là nhóm "nguy cơ" dễ bị đào thải nhất khi chúng ra ngoài xã hội.
1. Trẻ có chỉ số thông minh cảm xúc thấp
Chỉ số thông minh cảm xúc (EQ) dùng để chỉ khả năng con người kiểm soát cảm xúc, nhận thức cảm xúc của người khác và xử lý các mối quan hệ qua lại.
Chỉ số thông minh cảm xúc không phải là thứ con người ta sinh ra đã có mà phần lớn dựa vào ảnh hưởng của môi trường, giáo dục sau khi con người được sinh ra.
Vì thế, với trẻ nhỏ, muốn có chỉ số EQ cao, cần phải có sự bồi dưỡng, vun đắp từ nhỏ.
Một người có EQ cao không chỉ giỏi kiểm soát tình cảm, cảm xúc của bản thân mà còn có thể chiếu cố, quan tâm đến cảm xúc của người khác, nhờ đó mà họ sở hữu các mối quan hệ xã hội rất tốt.
Một người có EQ thâp không giỏi kiểm soát cảm xúc của bản thân, càng không quan tâm để ý đế cảm xúc của người khác, vì thế mà các mối quan hệ xã hội cũng hạn hẹp, thậm chí là không chơi được với ai.
Nếu các bậc cha mẹ không coi trọng vấn đề này, đợi đến khi những biểu hiện của EQ thấp gây ra hậu quả nghiêm trọng, muốn sửa đổi tính cách, nhân cách, định tính cũng sẽ trở nên muộn màng, người thiệt thòi chỉ có con các bạn mà thôi.
2. Trẻ có năng lực học tập thấp
Năng lực học tập là khả năng con người học tập, nhận biết thế giới xung quanh, là năng lực sinh tồn quan trọng nhất và cũng là cơ bản nhất. Với trẻ nhỏ, năng lực học tập không chỉ là khả năng học được khả năng sinh tồn trong xã hội mà nắm bắt được các điểm mấu chốt trong sinh tồn.
Năng lực này sẽ theo trẻ cả đời, trở thành khả năng cơ bản trong học hành, công việc và cuộc sống.
Người có khả năng học tập tốt trong tương lai nhất định sẽ tạo dựng được chỗ đứng cho mình. Hay nói cách khác, trẻ em hiện tại có năng lực học tập tốt mới có thể có năng lực cạnh tranh trong tương lai, mới có thể cống hiến cho xã hội và có thái độ chuẩn mực với thế giới.
3. Trẻ không thể tự chủ, tự kiểm soát chính mình
Bồi dưỡng khả năng tự kiểm soát phải được bắt đầu từ nhỏ. Khi trẻ vừa mới lẫm chẫm tập đi, người lớn đều biết cách dìu, đỡ, biết lúc nào nên buông tay để trẻ tự học được cách kiểm soát cơ thể mình.
Đến khi trẻ lớn hơn một chút, việc bồi dưỡng các khả năng cơ bản, khả năng học tập cũng có thể tuân theo quy luật này: Luyện tập – đến khi phù hợp thì buông tay – luyện tập tiếp – tiếp tục buông tay.
Muốn rèn cho trẻ khả năng tự kiểm soát bản thân, người lớn nên giảm bớt mong muốn khống chế con, cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, trị khỏi hẳn căn bệnh ép buộc và chủ nghĩa hoàn mỹ.
Với trẻ nhỏ, muốn để lớn lên không bị xã hội đào thải, cần phải có năng lực chấp nhận tương đối mạnh. Vì thế, người làm cha mẹ nên để con tiếp nhận một số khó khăn và thách thức, từ quá trình giải quyết khó khăn đúc rút ra bài học cho mình.
Sau khi đã tích lũy được kinh nghiệm, khi gặp khó khăn thách thức, trẻ sẽ biết cách ứng phó dễ dàng.
Trí thức trẻ